Việt Nam muốn giúp Myanmar tránh cuộc nội chiến toàn diện

© Ảnh : UN Photo/Evan SchneiderTrưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý
Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2021
Đăng ký
Với quan điểm tránh đối đầu, chia rẽ và nghi kỵ, Việt Nam đã bỏ phiếu thuận thông qua Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) về tình hình Myanmar.

Đại diện Việt Nam tại LHQ khẳng định Hà Nội ủng hộ đối thoại, hợp tác, ‘tránh nguy cơ xảy ra cuộc nội chiến toàn diện’. Không ai muốn thấy một Myanmar đổ máu sau cuộc đảo chính của phe quân sự.

Cũng như các nước ASEAN khác, bằng thiện chí và tinh thần xây dựng, thiết thực, Việt Nam muốn giúp Myanmar. Hà Nội kêu gọi quốc tế tiếp tục hỗ trợ Myanmar, chấm dứt bạo lực, khôi phục đối thoại, xây dựng lòng tin.

LHQ thông qua Nghị quyết về tình hình Myanmar

Liên Hợp Quốc vừa thông qua Nghị quyết về tình hình Myanmar dù vẫn có sự phân hóa quan điểm.

 Bộ Ngoại giao Việt Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Hoa Kỳ và Việt Nam thảo luận về tình hình Biển Đông và Myanmar

Diễn biến căng thẳng ở Myanmar thời gian qua cùng nhiều vấn đề liên quan đến phương hướng ngăn chặn bạo lực, ổn định tình hình, tạo điều kiện đối thoại, tìm kiếm chính quyền lãnh đạo mới – phù hợp với nguyện vọng của người dân quốc gia Đông Nam Á này vẫn thu hút sự chú ý rất lớn của dư luận quốc tế.

Theo đó, ngày 18/6, tại New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã họp và thông qua Nghị quyết về tình hình ở Myanmar với 119 phiếu thuận, 36 phiếu trắng và một phiếu chống.

Nghị quyết này kêu gọi các quốc gia thành viên “ngăn chặn các hoạt động vận chuyển vũ khí đến Myanmar”. Trong số các thành viên không đồng tình với Nghị quyết hoặc không bày tỏ quan điểm về vấn đề này, có Trung Quốc.

Cùng với đó, Nghị quyết của Đại Hội đồng LHQ kêu gọi Quân đội Myanmar ngừng ngay lập tức các hành vi bạo lực nhằm vào dân thường tham gia biểu tình ôn hòa.

Đại Hội đồng LHQ kêu gọi Myanmar nhanh chóng thực hiện thỏa thuận 5 điểm mà chính quyền Quân sự đã thiết lập với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hồi tháng 4/2021 nhằm ngăn chặn bạo lực và khôi phục đối thoại giữa các bên.

Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về tình hình Myanmar Schraner Burgener phát biểu nhấn mạnh trước Đại Hội đồng LHQ sau cuộc bỏ phiếu về nguy cơ xảy ra cuộc nội chiến đẫm máu.

“Nguy cơ xảy ra một cuộc nội chiến quy mô lớn là có thật. Thời gian là điều cốt yếu. Cơ hội để đảo ngược cuộc tiếp quản quân sự đang thu hẹp dần”, bà Schraner Burgener nói.

Tại phiên họp của Đại Hội đồng LHQ lần này, đại diện các số quốc gia bỏ phiếu trắng vì cho rằng cuộc khủng hoảng là vấn đề nội bộ của Myanmar, những quốc gia khác không nghĩ rằng giải pháp sẽ hữu ích, nhất là khi có sự can thiệp từ bên ngoài.

Người biểu tình ở Myanmar. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2021
Hãy giúp một cách “thiện chí”: Việt Nam kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Myanmar

Trong khi đó, một số quốc gia đánh giá rằng, Nghị quyết của LHQ cũng không giải quyết thỏa đáng hoàn cảnh của người Hồi giáo Rohingya khoảng bốn năm sau khi một cuộc đàn áp quân sự buộc gần một triệu người thuộc sắc dân này trốn khỏi Myanmar.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, nhà lãnh đạo góp phần thúc đẩy Đại hội đồng hành động phát biểu cho biết, để lặp lại các cuộc đảo chính quân sự như ở Myanmar là điều không thể chấp nhận.

“Chúng ta không thể sống trong một thế giới mà các cuộc đảo chính quân sự bỗng nhiên biến thành một chuẩn mực. Điều đó là hoàn toàn không thể chấp nhận được”, Tổng Thư ký LHQ nêu rõ.

Nhận định về tầm quan trọng của Nghị quyết vừa được thông qua, Đại sứ Liên minh châu Âu Olof Skoog cho rằng, đây là một thông điệp mạnh mẽ của LHQ và cộng đồng quốc tế.

“Nghị quyết giúp lên án sự lạm dụng và bạo lực của Quân đội đối với người dân và thể hiện sự cô lập của chính quyền quân sự Myanmar đối với cộng đồng các quốc gia trên thế giới”, ông Olof Skoog khẳng định.

Các Nghị quyết của Đại Hội đồng LHQ không ràng buộc về mặt pháp lý nhưng mang sức ảnh hưởng rất lớn về tác động chính trị. Khác với Hội đồng Bảo an của LHQ gồm 15 nước, không quốc gia nào có quyền phủ quyết tại Đại Hội đồng LHQ.

Việt Nam kêu gọi giúp đỡ Myanmar

Chính quyền Việt Nam hiểu rất rõ vụ đảo chính quân sự lật đổ Chính phủ được bầu của cựu Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi ngày 1 tháng 2 là “chuyện nội bộ” của quốc gia này.

Tuy nhiên, tình hình căng thẳng ở Myanmar ảnh hưởng rất lớn đến hòa bình, ổn định chung ở khu vực Đông Nam Á nên cả Hà Nội và thành viên ASEAN đều đang rất nỗ lực cùng với cộng đồng quốc tế hỗ trợ Myanmar thoát khỏi khủng hoảng, sớm ổn định tình hình.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng dự Đối thoại ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 34 theo hình thức trực tuyến. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2021
Đây là thái độ của Mỹ thời Joe Biden về Biển Đông và Myanmar?

Ngày 18/6, phát biểu tại cuộc họp của Đại Hội đồng LHQ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc - Đại sứ Đặng Đình Quý tái khẳng định các quan điểm rõ ràng và nhất quán của Việt Nam về vấn đề này vốn đã được nêu tại tất cả các phiên họp, hội nghị, diễn đàn đa phương trước đó.

Phát biểu trước Đại Hội đồng LHQ, Đại diện Việt Nam nêu quan ngại sâu sắc về những cuộc đụng độ và tấn công trong vài tuần qua trên khắp Myanmar, cướp đi sinh mạng của nhiều người.

“Người dân Myanmar phải được bảo vệ khỏi nguy cơ xảy ra một cuộc nội chiến toàn diện”, Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh.

Trưởng Phái đoàn Việt Nam nhắc lại lời kêu gọi tất cả các bên ở Myanmar ngừng ngay bạo lực, khôi phục lòng tin, bắt đầu đối thoại, hòa giải và thực hiện Đồng thuận 5 điểm đạt được tại Cuộc họp của các nhà lãnh đạo ASEAN hồi tháng 4 vừa qua.

Đại sứ Đặng Đình Quý cũng nhấn mạnh, cộng đồng quốc tế cần tiếp tục hỗ trợ Myanmar và tạo môi trường thuận lợi cho việc đạt được các mục tiêu này phù hợp các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.

Vì sao Việt Nam bỏ phiếu thuận Nghị quyết LHQ về tình hình Myanmar?

Lên tiếng giải thích vì sao Việt Nam bỏ phiếu thuận đối với Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ về tình hình Myanmar, Đại diện Việt Nam nhấn mạnh đến quan điểm “tránh đối đầu, chia rẽ và nghi kỵ”.

“Mặc dù Nghị quyết vừa được thông qua chưa hoàn hảo, không phản ánh đầy đủ hình thực địa, Việt Nam bỏ phiếu thuận là để ủng hộ đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin. Việt Nam bỏ phiếu thuận cũng là nhằm chống lại đối đầu, chia rẽ và nghi kỵ”, Đại sứ Đặng Đình Quý bày tỏ.

Trưởng Phái đoàn Việt Nam nêu rõ, cùng với ASEAN, chính quyền Hà Nội sẽ nỗ lực giúp Myanmar vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, vì lợi ích của người dân Myanmar và vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, trước đó, Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ cũng đã họp.

Tại đây, HĐBA LHQ lắng nghe báo cáo và quan điểm của Bộ trưởng Ngoại giao thứ hai của Brunei Erywan Pehin Yusof, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2021, thông tin về các nỗ lực gần đây của ASEAN liên quan tình hình Myanmar.

Theo đó, Bộ trưởng Ngoại giao Brunei chia sẻ các nỗ lực của ASEAN trong thời gian qua trong việc thúc đẩy tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Myanmar, đặc biệt là những nội dung được thảo luận trong chuyến thăm làm việc tại Myanmar hồi đầu tháng 6 vừa qua cũng như tình hình liên quan việc thực hiện “Đồng thuận 5 điểm” đạt được tại Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN ngày 24/4.

Tại cuộc họp, tất cả các nước thành viên Hội đồng Bảo an LHQ đều đánh giá cao nỗ lực của ASEAN trong việc thúc đẩy tìm kiếm giải pháp hòa bình trong vấn đề Myanmar, trong đó nhấn mạnh cần tiếp tục thúc đẩy thực hiện ngay Đồng thuận 5 điểm, cho rằng ASEAN cần sớm bổ nhiệm Đặc phái viên về Myanmar.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2021
Tình hình Myanmar và Biển Đông: Việt Nam – Nhật Bản chung lập trường?

Cùng với đó, nhiều nước tiếp tục bày tỏ quan ngại về vụ tấn công, bạo lực và kêu gọi các bên kiềm chế, tham gia đối thoại để giải quyết vấn đề.

Các nước mong muốn Đặc phái viên của ASEAN và Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ phối hợp chặt chẽ trong các nỗ lực thúc đẩy tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Myanmar.

Việt Nam vẫn theo dõi sát diễn biến tình hình Myanmar

Phát biểu tại cuộc họp này, Tham tán Công sứ, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Nguyễn Phương Trà nhấn mạnh, Việt Nam theo dõi sát các diễn biến ở Myanmar và vô cùng lo ngại về các cuộc đụng độ, tấn công xảy ra trên khắp đất nước trong vài tuần qua cũng như nguy cơ về một cuộc nội chiến ở Myanmar đang ngày cao.

“Việt Nam kêu gọi tất cả các bên ở Myanmar ngừng ngay lập tức các cuộc đụng độ và các hành vi bạo lực khác, giảm leo thang căng thẳng và bảo đảm việc tiếp cận nhân đạo không bị cản trở cho những người dân đang có nhu cầu, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương”, Đại sứ Nguyễn Phương Trà nói.

Theo Tham tán Công sứ, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, Hà Nội cho rằng đối thoại mang tính xây dựng, hợp tác và các biện pháp xây dựng lòng tin với trọng tâm là người dân là yếu tố quyết định để giải quyết tình hình hiện nay.

Cờ ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.06.2021
Trung Quốc sẽ giúp ASEAN “giữ gìn thể diện” ở Myanmar?
“Để đạt được mục tiêu này, tất cả các bên ở Myanmar cần khôi phục lòng tin, với nhau và với cộng đồng quốc tế, nhấn mạnh sẽ không thể có đối thoại nếu không có lòng tin. Cộng đồng quốc tế cần tiếp tục hỗ trợ Myanmar và tạo môi trường thuận lợi cho việc đạt được các mục tiêu này”, Đại sứ Nguyễn Phương Trà khẳng định.

Cũng nhân dịp này, đại diện Việt Nam đã chia sẻ thêm về những nỗ lực của ASEAN thời gian qua và kêu gọi các thành viên HĐBA và cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ các nỗ lực và lập trường của ASEAN, trong đó có việc cung cấp hỗ trợ và hỗ trợ nhân đạo thông qua các cơ chế của ASEAN.

“Việt Nam khuyến khích sự bổ trợ lẫn nhau giữa công việc của Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Myanmar và của ASEAN nhằm thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện, hợp tác và mang tính xây dựng trong việc giải quyết tình hình ở Myanmar”, đại diện chính quyền Hà Nội nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала