LHQ lên tiếng về nguy cơ cao có thể xảy ra chiến tranh hạt nhân

© AP Photo / Mary AltafferLHQ
LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Liên hợp quốc ghi nhận ý nghĩa ngày càng tăng của vũ khí hạt nhân trong chiến lược phát triển của các quốc gia, Phó Tổng thư ký LHQ Izumi Nakamitsu cho biết tại một hội nghị truyền hình của Quỹ Carnegie.

Nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân trên thế giới ngày càng gia tăng

“Nguy cơ vũ khí hạt nhân được sử dụng do hành động cố ý, do sự cố hoặc tính toán sai lầm đang ở mức cao nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh”, - bà Nakamitsu nói.

Vị quan chức nhấn mạnh rằng Liên hợp quốc hiện nay đang rất lo ngại về những xu hướng như vậy.

Trong số các lý do dẫn đến tình trạng hiện tại, bà  Nakamitsu nêu ra việc hình thành trật tự hạt nhân đa cực, căng thẳng khu vực và chạy đua vũ trang.

Các vụ thử hạt nhân tại Mururoa, 1971 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2021
Hoa Kỳ có thể vô ý gây ra chiến tranh hạt nhân
"Chúng ta đang nhận thấy thế giới hiện nay không có đối thoại, giảm sút tính minh bạch. Chế độ kiểm soát vũ khí tiếp tục suy thoái", - bà Nakamitsu nói thêm.

Nguy hiểm nhất là nguy cơ nhận định sai tín hiệu của các bên và tình trạng leo thang căng thẳng, Phó Tổng thư ký LHQ nhấn mạnh. Theo bà, giải pháp tốt nhất để loại bỏ rủi ro hạt nhân chính là loại bỏ các loại vũ khí này.

Tuần trước, Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI) cho biết số lượng đầu đạn hạt nhân được triển khai đã tăng lên vào năm 2020. Theo tổ chức này, vào đầu năm nay, số lượng ấy này là 3.825 đầu đạn so với 3.720 đầu đạn một năm trước đó. Theo ghi nhận của SIPRI, xu hướng cắt giảm kho vũ khí hạt nhân sau Chiến tranh Lạnh đã đình trệ, nhưng cho đến nay số lượng đầu đạn hạt nhân vẫn phù hợp với các điều khoản của Hiệp ước START-3.

Bom hạt nhân B61 của Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2021
"Dấu hiệu báo động": Các cường quốc hạt nhân gia tăng kho vũ khí

Hiệp ước then chốt đảm bảo ổn định chiến lược

Hiệp ước then chốt đối với sự ổn định chiến lược START-3 có hiệu lực vào ngày 5 tháng 2 năm 2011. Theo các điều khoản hiệp ước, mỗi bên cam kết giảm kho vũ khí hạt nhân của mình sao cho sau 7 năm và trong tương lai, tổng số vũ khí (hạt nhân) không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn và 800 bệ phóng tên lửa đã triển khai và chưa được triển khai.

Mục tiêu đề ra đã đạt được, các bên duy trì kho vũ khí ở mức đã thỏa thuận. Đầu năm 2021, ngay sau khi chính phủ của Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền tại Hoa Kỳ, hiệp ước đã được gia hạn thêm 5 năm giữ nguyên các điều khoản. Chính quyền Hoa Kỳ nhiệm kỳ trước đã trì hoãn việc gia hạn thỏa thuận đến hạn chót, điều này đe dọa sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống ổn định chiến lược.

Sau hội nghị thượng đỉnh giữa hai Tổng thống Vladimir Putin và Joe Biden tại Geneva, Nga và Mỹ đã tái khẳng định tuân thủ nguyên tắc không thể có kẻ chiến thắng trong chiến tranh hạt nhân và không bao giờ được phép để xảy ra chiến tranh hạt nhân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала