Việt Nam nằm ở đâu trên "bản đồ vaccine" của Châu Á?

© Ảnh : Danh Lam-TTXVNTiêm vaccine phòng COVID-19 tiêm cho công nhân.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 tiêm cho công nhân.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong một tuần gần đây, các nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine ngừa Covid-19. Thậm chí tốc độ này còn vượt qua các nước phương Tây.

Cuối năm 2021, sẽ có 50% dân số thế giới được tiêm chủng

Theo thống kê mà Wall Street Journal (WSJ) đưa ra, hiện Trung Quốc hiện chiếm gần 50% trong tổng số 33 triệu mũi tiêm vaccine cho người dân trên toàn thế giới mỗi ngày. Trong đó, khoảng 80% người lớn ở Bắc Kinh đã được tiêm ít nhất 1 liều vaccine.

Phía Hàn Quốc, tốc độ tiêm chủng đã tăng gần 10 lần trong tháng qua với 700.000 liều mỗi ngày tính đến thời điểm hiện tại. Trong khi đó, thậm chí tỷ lệ tiêm chủng mới mỗi ngày ở Nhật Bản và Australia đã vượt Mỹ và Israel. Sở dĩ, tốc độ tiêm chủng tại phương Tây đã chậm lại bởi 2 lý do, thứ nhất là do nhu cầu ngày càng giảm và thứ 2 là những người hiện chưa tiêm chủng phần lớn thuộc nhóm hoài nghi vaccine.

Thống kế từ WSJ cho biết khoảng 20% người dân ở châu Á đã được tiêm ít nhất 1 liều vaccine, tăng gấp đôi so với đầu tháng 5. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với châu Âu (37%) và Bắc Mỹ (40%).

Chính vì thế, gần 75% số liều vaccine Covid-19 được tiêm mỗi ngày trên thế giới thuộc về các nước châu Á bao gồm Việt Nam, tăng đáng kể so với vài tuần trước. Cũng chính nhờ tốc độ tiêm chủng tăng nhanh ở châu Á đã làm thay đổi một số dự đoán ở quy mô toàn cầu. Cụ thể, Goldman Sachs ước tính vào cuối tháng 6 sẽ có khoảng 25% dân số thế giới sẽ được tiêm ít nhất 1 liều vaccine, so với dự đoán trước đó là 17%.

Từ đó, báo cáo của Goldman Sachs nhận định đến tháng 11, khoảng 50% dân số toàn cầu sẽ được tiêm chủng.

​Báo cáo nhanh ngày 23/06 từ Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) cho biết, hiện tiến độ tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 của một số tỉnh, thành phố còn chậm, chỉ đạt dưới 40%. Bộ Y tế đã có công văn hoả tốc gửi UBND 10 tỉnh, thành phố, gồm: TP HCM, Nam Định, Cao Bằng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Tiền Giang, Lâm Đồng, Cần Thơ, Kiên Giang về việc khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

Tròn 1 tháng đợt dịch COVID-19 thứ 4 với đa ổ dịch, đa nguồn lây và đa biến chủng - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2021
TP HCM có số lượng bệnh nhân mới cao nhất cả nước, đã tiêm vaccine cho hơn 40.000 người

Nằm trong tiến trình chung về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 để tạo miễn dịch cộng đồng, tính đến chiều ngày 17/6, Việt Nam đã tiêm gần 2 triệu liều vắc xin phòng COVID-19. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 là 89.833 người. Riêng trong ngày 17/6 có thêm 200.263 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại 51 tỉnh/Thành phố.

Sáng nay ngày 24/06, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã đề cập một số nội dung về chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người dân trên cả nước trong thời gian tới. Theo Thứ trưởng Tuyên:

"Theo tính toán của Bộ Y tế, nếu số lượng vaccine về đủ, khoảng 110-150 triệu liều vaccine, trong vòng 3 đến 6 tháng còn lại trong năm nay, ước tính mỗi ngày chúng ta sẽ tiêm khoảng 300.000-500.000 liều/ngày và đảm bảo hoàn thành chiến dịch tiêm".

Thủ tướng: "Không lựa chọn vaccine, có loại nào phải dùng ngay loại đó"

Phân tích về tốc độ tiêm chủng tăng nhanh tại châu Á, sở dĩ xuất phát từ một số nguyên nhân, mà trên hết là nguồn cung được mở rộng. Các công ty dược phẩm hiện đã có thể cung cấp thêm vaccine ra thị trường, sau khi họ hoàn tất xây dựng các cơ sở sản xuất mới hoặc ký hợp đồng sản xuất với các doanh nghiệp ở địa phương.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình khởi động chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2021
Việt Nam sử dụng lô vaccine Sinopharm do Trung Quốc tài trợ như thế nào?

Nếu như vài tháng trước, kế hoạch tiêm chủng của một số nước châu Á bị trì hoãn do chậm phê chuẩn các loại vaccine. Ví dụ tại Nhật Bản, sau thời gian đầu chỉ cấp phép vaccine của Pfizer-BioNTech, Tokyo mới đây đã phê chuẩn sử dụng vaccine của Moderna và AstraZeneca.

Ngoài 3 sản phẩm nói trên, Hàn Quốc cũng đã cấp phép sử dụng đối với vaccine của Johnson & Johnson. Đồng thời, một số quốc gia cũng áp dụng chương trình khuyến khích người dân tiêm vaccine để nhận rút thăm may mắn. Cơ hội được di chuyển quốc tế sau khi tiêm vaccine cũng là động lực tiêm chủng của không ít người.

Phía Việt Nam, hiện tại ngoài vaccine đang được tiêm chủng rộng rãi là AstraZeneca, ngày 20/6 vừa có 500.000 liều vắc xin của Sinopharm từ Trung Quốc. Trong năm nay, Việt Nam đã đàm phán để có thêm vắc xin của Moderna (5 triệu liều), của Pfizer (31 triệu liều) và 20 triệu liều vắc xin Sputnik V. Dự kiến trong năm 2021, Việt Nam sẽ có hơn 120 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 với 5 loại vaccine khác nhau.

Đồng thời, tại cuộc họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 ngày 23/06, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý truyền thông khách quan việc tiếp cận bình đẳng các loại vaccine khác nhau, tránh tâm lý chờ đợi, lựa chọn vaccine. Thủ tướng nhấn mạnh:

"Không lựa chọn vaccine, có loại nào phải dùng ngay loại đó".
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19 trong nước
Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ vaccine của Châu Á? - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19 trong nước

Với việc tiếp cận đa dạng các nguồn vaccine, Thủ tướng thúc đẩy tiến độ đàm phán để mua vaccine nhanh nhất, nhiều nhất có thể. Ông yêu cầu Bộ Y tế làm tốt vai trò đầu mối tiếp cận các nguồn vaccine, quản lý chất lượng vaccine bảo đảm công khai, minh bạch, không để cạnh tranh giữa Nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đàm phán, mua vaccine.

Chỉ còn 579 tỷ đồng cam kết chưa được chuyển về quỹ vaccine

Thủ tướng cũng vừa quyết định bổ sung hơn 11 tỷ đồng, tương đương 500.000 USD từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2021 cho Bộ Y tế để thực hiện đóng góp cho cơ chế COVAX. Thủ tướng yêu cầu việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán số kinh phí được bổ sung bảo đảm đúng quy định, công khai, minh bạch. Bộ Y tế, Bộ Tài chính triển khai thực hiện theo quy định.

Đến 11h ngày 24/6, chỉ còn 32 đơn vị và tổ chức cam kết ủng hộ quỹ vaccine nhưng chưa chuyển hoặc mới chuyển một phần tiền. Tổng số tiền còn thiếu là gần 579 tỷ đồng.

Tròn 1 tháng đợt dịch COVID-19 thứ 4 với đa ổ dịch, đa nguồn lây và đa biến chủng - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2021
Sáng 9/6: Thêm 41 ca mắc Covid-19, Quỹ vaccine đã huy động được 7.400 tỷ đồng

So với cập nhật cuối ngày 23/6 của Ban quản lý quỹ vaccine phòng chống Covid-19 (Bộ Tài chính), số tiền còn thiếu giảm 810 tỷ đồng. Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã chuyển thêm 510 tỷ đồng và Tập đoàn Viettel cũng hoàn tất chuyển thêm 300 tỷ đồng đã cam kết.

Trong số 32 đơn vị và tổ chức cam kết ủng hộ nhưng chưa chuyển hoặc mới chuyển một phần tiền, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam chưa chuyển 200 tỷ đồng. Tỉnh Quảng Ninh và TP Hà Nội cũng chưa chuyển 100 tỷ đồng/địa phương. Thống kê cũng cho thấy Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh chưa chuyển 70/170 tỷ đồng, Tập đoàn TH và Quỹ Vì tầm vóc Việt chưa chuyển 46 tỷ đồng, Liên Việt Post Bank chưa chuyển 11 tỷ đồng, Suntory Pepsico chưa chuyển 5 tỷ đồng...

Tính đến 11h ngày 24/6, số dư quỹ vaccine là 7.456 tỷ đồng (đã bao gồm ngoại tệ quy đổi). Tổng số tổ chức và cá nhân tham gia đóng góp là 338.780. Trong khi đó, số tin nhắn ủng hộ quỹ vaccine phòng Covid-19 qua tổng đài 1408 đến nay cũng đạt hơn 2,07 triệu, với số tiền ủng hộ trên 94,6 tỷ đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đặc biệt nhấn mạnh, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong việc mua và cung cấp vaccine. Báo cáo cho biết của Bộ Y tế, với kế hoạch vắc xin về trong thời gian tới (tháng 7/2021 có thể có khoảng 8 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 từ các nguồn về Việt Nam); dự kiến đến quý III/2021 sẽ tiêm được cơ bản cho các đối tượng ưu tiên, trong đó, đủ số lượng vắc xin để tiêm cho lực lượng sản xuất.

Thách thức trong "cuộc chiến vaccine"

Bệnh nhân coronavirus tại Bệnh viện New Delhi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2021
Biến chủng mới coronavirus "delta plus" nguy hiểm như thế nào?
Không chỉ riêng Việt Nam, các quốc gia đang phát triển ở cả Nam Á và Đông Nam hiện vẫn tiếp tục vật lộn trước thách thức tìm kiếm nguồn cung ứng vaccine. Những tuần qua, Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Malaysia đối mặt hàng loạt ổ bùng phát dịch bệnh mới. Trong khi đó, số ca mắc Covid-19 mới ở Thái Lan đang tăng nhanh nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát.

Nhất là trong thời điểm những đe dọa từ các biến thể mới vẫn hiện hữu ở một số quốc gia trong khu vực như hiện nay. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy biến chủng virus Delta làm giảm hiệu quả vaccine trong bảo vệ con người khỏi nguy cơ nhiễm virus. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết tiêm đủ liều vaccine vẫn mang tới khả năng bảo vệ mạnh chống lại nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала