Sức mạnh Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam

© AFP 2023 / Vietnam News AgencyTàu ngầm lớp Kilo 636 VSD của Hải quân Việt Nam HQ-182 Hà Nội
Tàu ngầm lớp Kilo 636 VSD của Hải quân Việt Nam HQ-182 Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2021
Đăng ký
Việt Nam đang sở hữu 6 tàu ngầm Kilo hiện đại hàng đầu thế giới. Lữ đoàn Tàu ngầm 189 là đơn vị đặc biệt, trọng điểm của Quân chủng Hải quân có nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, hiệp đồng với các lực lượng khác bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Việt Nam trong mọi tình huống.

Việc sở hữu đội 6 tàu ngầm kilo do Nga sản xuất không chỉ khẳng định sức mạnh quân sự quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trong tình hình mới, mà còn khẳng định quyết tâm làm chủ vũ khí tối tân hiện đại, khẳng định vị thế quốc phòng Việt Nam sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới.

Điều chưa biết về sức mạnh đội tàu ngầm Việt Nam

Việt Nam đặt chiến lược xây dựng Quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó có một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại”. Điều này được Đại hội Đảng XIII khẳng định nhằm đảm bảo cho Quân đội Việt Nam đủ mạnh để bảo vệ đất nước trong mọi tình huống.

tàu ngầm Nga lớp Akula  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2019
Liệu trong thành phần Hải quân Việt Nam có thể xuất hiện tàu ngầm mini nội địa?

Việt Nam hiện có trong biên chế 6 chiếc tàu ngầm thuộc lớp Kilo, hiện đại hàng đầu thế giới. Lữ đoàn tàu ngầm của Quân chủng Hải quân cũng là một trong những đơn vị được tiến thẳng lên hiện đại.

Được thành lập từ tháng 6/2011, Lữ đoàn Tàu ngầm 189 là đơn vị tàu ngầm cấp chiến dịch đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam. Đây cũng là đơn vị đặc biệt, trọng điểm của Quân chủng Hải quân có nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, hiệp đồng với các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Trung tá Mai Thắng, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân vừa có bài phân tích về những điểm đặc biệt, niềm tự hào bảo vệ vững chắc biển đảo, chủ quyền quốc gia của lực lượng lính tàu ngầm Việt Nam.

Theo Trung tá Thắng, kể từ năm 2014, Hải quân nhân dân Việt Nam được trang bị “đội quân” tàu ngầm phiên bản “kilo 363”. Đây là loại vũ khí hạng nặng có sức mạnh hủy diệt các loại tàu mặt nước và các loại hạm đội khác có mặt trên biển. Chính vì nó có sức mạnh hủy diệt lớn nên được đặt tên là "hố đen đại dương".

Sáu tàu ngầm (Việt Nam mua từ Nga) được mang tên của 6 tỉnh, thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Bà Rịa - Vũng Tàu. Những con tàu này được biên chế vào Lữ đoàn Tàu ngầm 189, đóng tại Vùng 4 Hải quân.

Điểm lại lịch sử của Lữ đoàn Tàu ngầm 189, Trung tá Thắng chia sẻ trên NLĐ cho biết, kể từ thời thành lập ngày 20/6/2011, sự ra đời của lực lượng đặc biệt này thể hiện quyết tâm của Đảng, nhà nước, Quân đội trong việc xây dựng một lực lượng hải quân "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại".

“Chính lực lượng này khẳng định bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc trong mọi tình huống của thế kỷ XXI”, Trung tá Mai Thắng nhấn mạnh.

Theo vị chuyên gia, trước khi xuất hiện 6 tàu ngầm ở Việt Nam, thế hệ sĩ quan hải quân và Bộ Quốc phòng Việt Nam chỉ biết đến với sức mạnh “sát thủ không ranh giới” của tàu ngầm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc hoặc Triều Tiên.

Tuy nhiên, tàu ngầm kilo 636 đang có mặt tại Lữ đoàn Tàu ngầm 189 được cho là vượt trội về vũ khí trang bị và tính năng tác chiến so với "sát thủ không biên giới" của Mỹ.

Không phải ngẫu nhiên mà tàu ngầm lớp kilo 636 được coi là “huyền thoại của hố đen đại dương”. Trung tá Thắng nhắc lại, trong quá trình tác chiến, các tàu ngầm kilo do Nga chế tạo “chạy êm” trong lòng biển mà tàu đối phương không phát hiện được, ngay cả ở cự ly rất gần.

Tàu Igor Belousov - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2019
Hạm đội Thái Bình Dương đã rời cảng đến diễn tập cứu hộ cứu nạn tàu ngầm chung với Việt Nam

Ngoài “hố đen đại dương”, tàu ngầm kilo còn có thêm tên khác là "sát thủ dưới mặt nước" với nhiệm vụ đặc trưng là "săn ngầm", có khả năng tiêu diệt tất cả các loại tàu biển, các tên lửa mặt đất như căn cứ bờ, trận địa tên lửa của đối phương và hiệp đồng tác chiến cùng lính thủy đánh bộ đánh chiếm, tái chiếm đảo khi có lệnh. Tàu ngầm lớp kilo cũng có sức mạnh trinh sát, hủy diệt các hạm tàu nổi mặt nước của đối phương, như: hàng không mẫu hạm, khu trục, tàu hộ vệ...

Tàu ngầm lớp kilo 636 mà Lữ đoàn Tàu ngầm 189 sở hữu các thông số hết sức hiện đại.

Những tàu ngầm đang có trong biên chế Hải quân Việt Nam có chiều dài 73,8 m, rộng 9,9 m, lượng giãn nước từ 3.000-3.950 tấn (tải trọng tối đa), tốc độ 20 hải lý/giờ, có thể lặn sâu tối đa 300 m, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm, sức chứa thủy thủ đoàn 52 người.

Ngoài ra, tàu cũng trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm, tên lửa chống tàu Klub-S, 24 quả thủy lôi, tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 hoặc 8 tên lửa 9K38 Igla...

“Đội tàu ngầm kilo siêu hiện đại này không chỉ là lực lượng đặc biệt của Quân chủng Hải quân trong chiến lược phòng thủ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, mà còn khẳng định sức mạnh làm chủ vũ khí trang bị hiện đại, “sánh vai” với hải quân các nước ASEAN trong khu vực và quốc tế”, Trung tá Mai Thắng nhấn mạnh.

Lính tàu ngầm Việt Nam tự hào bảo vệ biển đảo Tổ quốc

10 năm kỷ niệm ngày thành lập, các cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 189 đều có chung một niềm tự hào, nỗ lực phấn đấu huấn luyện nắm vững trang vũ khí hiện đại, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Hạ thủy tàu ngầm lớp Kilo 636 với tên gọi Hà Nội ở  Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2019
Hải Quân Việt Nam tuyển chiến sĩ phục vụ tàu ngầm
Thượng tá Nguyễn Văn Bách, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Tàu ngầm 189, chia sẻ, cán bộ chiến sĩ của Lữ đoàn đang quản lý và sử dụng một tài sản rất lớn của đất nước.

“Chúng tôi rất tự hào vì được Quân chủng Hải quân và nhân dân cả nước tin tưởng. Chúng tôi sẽ tiếp tục học tập, từng bước làm chủ vũ khí trang bị, dù trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào cũng quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc”, Thượng tá Nguyễn Văn Bách nhấn mạnh.

Theo Trung tá Bách, trong những năm qua, các tàu ngầm đã cơ động hàng vạn hải lý, thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và các nhiệm vụ khác trên biển. Đặc biệt năm 2017, lữ đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bắn tên lửa, khẳng định làm chủ tất cả vũ khí trang bị hiện đại trên tàu.

Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 189 nhấn mạnh, các chiến sĩ thường xuyên duy trì huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu theo phương châm "cơ bản, thiết thực, vững chắc", coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, lấy thực hành là chính.

Ngoài ra còn kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện quân sự với giáo dục chính trị, giáo dục đào tạo với xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật, huấn luyện sát phương án, đối tượng tác chiến, chiến trường.

Bên cạnh đó, Lữ đoàn cũng tiếp tục thực hiện đột phá cơ bản, làm chủ, chuyên sâu trong khai thác, sử dụng vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật tối tân và thực hiện quy tắc an toàn.

Khẳng định vị thế quốc phòng Việt Nam

Thiếu tá Nguyễn Tiến Đoạt, Thuyền trưởng Tàu ngầm 187 Bà Rịa - Vũng Tàu, thuộc Lữ đoàn 189 cho biết, bản thân anh cùng đồng đội rất vinh dự vì đang được làm việc, huấn luyện, cống hiến sức trẻ của mình.

“Tích cực huấn luyện làm chủ vũ khí trang bị, rèn luyện bản lĩnh chính trị, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao là góp phần bảo vệ biển đảo vững chắc của Tổ quốc. Đây vừa là vinh dự vừa là trọng trách của chúng tôi”, Thiếu tá Nguyễn Tiến Đoạt nhấn mạnh.

Theo Thiếu tá Nguyễn Tiến Đoạt, ý nghĩa của việc sở hữu đội 6 tàu ngầm do Nga sản xuất là rất lớn.

“Sự có mặt của 6 tàu ngầm không chỉ khẳng định sức mạnh quân sự quốc phòng trong chiến lược phòng thủ, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trong tình hình mới, mà còn khẳng định quyết tâm làm chủ vũ khí tối tân hiện đại, khẳng định vị thế quốc phòng Việt Nam sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới”, thuyền trưởng Tàu ngầm 187 Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Tiến Đoạt nhấn mạnh.

Trung tá Mai Thắng nhấn mạnh, 10 năm ra đời, phấn đấu và trưởng thành là quãng thời gian quá trẻ so với một lữ đoàn có 6 con tàu tối tân hiện đại. Nhưng điều quan trọng nhất của cán bộ chiến sĩ, thủy thủ Lữ đoàn Tàu ngầm 189 hôm nay là tiếp tục phấn đấu, phát huy kết quả đã đạt được, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong mọi tình huống, xứng đáng với truyền thống "Đoàn kết, kỷ luật, bí mật, quyết thắng".

Tàu ngầm Việt Nam đầu tiên lớp Kilo 636 mang tên “Hà Nội” - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2018
Việt Nam chế tạo thành công thiết bị đặc biệt cho tàu ngầm Kilo-636

Sau 10 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành (20/6/2011-20/6/2021), Lữ đoàn 189 Hải quân đã được Đảng, Nhà nước, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng và Đảng uỷ Bộ Tư lệnh Hải quân tặng nhiều phần thưởng cao quý.

Trong đó phải kể đến như Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba (2016), Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất (2021), 7 lần được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Cờ thi đua những năm, 4 lần được Bộ Quốc phòng tặng danh hiệu “Đơn vị xuất sắc tiêu biểu” trong Phong trào Thi đua Quyết thắng toàn quân giai đoạn 2010-2015, 5 cờ “Đơn vị huấn luyện giỏi” và “Đơn vị huấn luyện thể lực giỏi”.

Cùng với đó, Lữ đoàn Tàu ngầm 189 cũng đã được Quân chủng Hải quân tặng Cờ thi đua “Đơn vị dẫn đầu Phong trào Thi đua Quyết thắng” giai đoạn 2009-2014 và giai đoạn 2015-2019 cùng rất nhiều phần thưởng cao quý khác.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала