Lời khuyên tai hại. Cộng sản Trung Quốc học được gì từ sự tan rã của Liên Xô

© REUTERS / Aly SongTượng lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông và tác phẩm sắp đặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc
Tượng lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông và tác phẩm sắp đặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2021
Đăng ký
Nếu như không có Cách mạng Tháng Mười Nga, thì có lẽ ở Trung Quốc đã không xuất hiện đảng Cộng sản, tổ chức chính trị hơn 70 năm nay cầm quyền ở đất nước rộng lớn đông dân. Nếu như không có sự tan rã của Liên Xô, CHND Trung Hoa chắc hẳn hôm nay không kỷ niệm mốc đạt mục tiêu trăm năm của mình.

Đối với Trung Quốc, những người cộng sản Liên Xô vừa là anh cả, một tấm gương sáng để noi theo, vừa là bọn xét lại nguy hiểm. Bắc Kinh theo dõi sát sự tan rã của Liên và rút ra kết luận cho mình.

Lễ khai mạc Đại hội lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2021
Mừng đảng Cộng sản trăm tuổi, Trung Quốc phát động chiến dịch chống «chủ nghĩa hư vô lịch sử»

Bài viết của Sputnik phân giải xem tại sao sự sụp đổ của Liên Xô lại đã giúp đảng Cộng sản Trung Quốc trường tồn đến trăm tuổi.

Lời khuyên để giúp đỡ

Đầu thế kỷ 20 cũng như ở nhiều nước khác, ở Trung Quốc là thời gian đầy biến động. Năm 1911, Cách mạng Tân Hợi làm rung chuyển đế chế và nền Cộng hòa ra đời. Tuy nhiên, Chính phủ mới của những người theo chủ nghĩa dân tộc dù theo bất kỳ cách nào cũng không làm sao thống nhất được đất nước.

Ở Trung Quốc bắt đầu thòi kỳ hỗn loạn, đi vào lịch sử với tên gọi «kỷ nguyên quân phiệt». Những người trẻ tuổi được truyền cảm hứng từ tin tức về Cách mạng Tháng Mười ở nước Nga láng giềng, giới trí thức háo hức tìm hiểu thêm về CNXH và thế giới đại đồng. Tháng 5 năm 1919, tại Bắc Kinh đã diễn ra những cuộc tuần hành, nổi tiếng với tên gọi là «Phong trào Ngũ Tứ».

Tại các đô thị lớn xuất hiện những nhóm thanh niên theo chủ nghĩa Mác trong mạng lưới không chính thức do các cố vấn của Quốc tế Cộng sản giúp đỡ tổ chức. Nhóm đầu tiên của Quốc tế Cộng sản đến Trung Quốc hồi đầu năm 1920, và một năm rưỡi sau, đại hội đầu tiên của đảng Cộng sản được tổ chức tại Thượng Hải, mặc dù là bất hợp pháp.

© AFP 2023 / Fred DufourMao Trạch Đông
Lời khuyên tai hại. Cộng sản Trung Quốc học được gì từ sự tan rã của Liên Xô - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2021
Mao Trạch Đông

Trong ba thập kỷ tiếp theo, đã diễn ra cuộc đấu giành quyền lực. Sau Thế chiến II, mối đe dọa từ bên ngoài là quân xâm lược Nhật Bản đã bị triệt tiêu, và bắt đầu cuộc xung đột dân sự giữa Quốc dân đảng và đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1949, lãnh tụ phái cộng sản là Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa.

 Mao Trạch Đông  - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2019
Bí mật của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc

Những thách thức mới

Mặc dù thực tế là Đảng Cộng sản xuất hiện và tồn tại phần lớn nhờ vào sự giúp đỡ của Liên Xô, nhưng sau khi Iosif Stalin từ trần, quan hệ giữa hai nước láng giềng đã xấu đi. Mao Trạch Đông cáo buộc ban lãnh đạo Liên Xô theo chủ nghĩa xét lại, và ông xúc tiến thực hiện một số chiến dịch thất bại ở quê nhà. «Công cuộc Đại nhảy vọt» đã kết thúc trong thảm họa nhân đạo với cái chết của hàng chục triệu người. Tiếp theo là cuộc «Cách mạng Văn hóa» huỷ diệt giới trí thức, các nhà khoa học, giáo viên, bác sĩ. Tình hình chỉ tạm lắng sau cái chết của Mao vào năm 1976.

Thế hệ lãnh đạo thứ hai lên nắm quyền, dẫn đầu là Đặng Tiểu Bình, kiến ​​trúc sư của quá trình tái cơ cấu Trung Quốc, người mà bản thân cũng đã phải chịu tổn thất trong «Cách mạng Văn hóa». Cuối những năm 1970, phát động chính sách cải cách và mở cửa. Chính quyền đã «băng sông, chạm đá ngầm», bùng lên cuộc tranh chấp giữa phái ủng hộ tự do và những người theo đường lối bảo thủ.

© AP Photo / Jeff WidenerCuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, năm 1989
Lời khuyên tai hại. Cộng sản Trung Quốc học được gì từ sự tan rã của Liên Xô - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2021
Cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, năm 1989

Cuối những năm 1980, quan hệ giữa Bắc Kinh và Matxcơva ấm dần lên. Thanh niên Trung Quốc quan tâm đến Cải tổ-Perestroika, còn những thử nghiệm của chính quyền nước Cộng hòa dẫn đến thực tế là vào năm 1989 đông đảo sinh viên, công nhân, cư dân bình thường của thủ đô và các thành phố khác đã xuống đường. Cuộc biểu tình ngồi trên Thiên An Môn, quảng trường chính của đất nước, diễn ra trùng vào dịp có chuyến thăm của Mikhail Gorbachev tới Bắc Kinh.

Mike Pompeo - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2019
Ông Pompeo quyết định thay người Trung Quốc rằng họ không cần Đảng Cộng sản

Kết quả là biểu tình kết thúc trong cảnh trấn áp đẫm máu, mà cho đến nay con số nạn nhân chính xác vẫn còn là điều bí ẩn. Xét theo hồi ức của các thành viên phái đoàn Liên Xô, sự kiện này tạo ấn tượng không thể xóa nhòa và còn xa mới có thể gọi là dễ chịu. Nhà chức trách Trung Quốc bị «mất mặt». Và mặc dù sự kiện Thiên An Môn đã giáng đòn mạnh vào danh tiếng của ban lãnh đạo Trung Quốc trên thế giới, nhưng ở ngay trong nước thì chính giới Bắc Kinh chọn cách vùi lấp vụ việc vào quên lãng.

Khi đó, cả chủ nhà lẫn các vị khách, cả chính quyền và những người chống đối, đều không thể tưởng tượng được rằng chỉ qua một năm rưỡi nữa Liên bang Xô-viết sẽ chấm dứt sự tồn tại. Đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, cuộc khủng hoảng Thiên An Môn và sự tan rã của Liên Xô cùng với thực trạng bất ổn xã hội và cuộc diễu hành đòi chủ quyền đã trở thành bài học sống còn, nhiều phần định trước sự phát triển tiếp theo của đảng Cộng sản Trung Quốc.

© REUTERS / Tingshu WangCông nhân treo cờ trước cuộc diễn tập cho lễ kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc
Lời khuyên tai hại. Cộng sản Trung Quốc học được gì từ sự tan rã của Liên Xô - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2021
Công nhân treo cờ trước cuộc diễn tập cho lễ kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc

Bài học của đảng Cộng sản Liên Xô

Mặc dù chính giới Bắc Kinh thể hiện phản ứng kiềm chế trước các sự kiện năm 1991, nhưng tầng lớp tinh hoa chính trị và các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rõ ràng: Cải tổ-Perestroika đã dẫn đến thảm họa. Theo ý kiến của chuyên gia Ivan Zuenko từ Trung tâm Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương (Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga), đa số coi Mikhail Gorbachev là thủ phạm chính, dù không phải là duy nhất, phải chịu trách nhiệm về sự tan vỡ của Liên Xô và đảng Cộng sản Liên Xô.

Cư dân thành phố Novy Vilno (Litva) tại một điểm bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 17 tháng 3 năm 1991. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2021
Liệu cuộc trưng cầu dân ý năm 1991 có cứu được Liên Xô?

Trong chặng dài ba chục năm nay, người Trung Quốc đã nghiên cứu sâu và phân tích kỹ về sự tan rã của cường quốc láng giềng khổng lồ, trước hết là để ngăn chặn viễn cảnh buồn như vậy ở quê hương họ.

«Người ta tranh cãi cái gì là chủ yếu. Cuộc khủng hoảng của đảng cầm quyền sinh ra bởi sự suy sụp chung về kinh tế-xã hội của Liên Xô, hay là sự thoái hoá của đảng Cộng sản Liên Xô do đã từ bỏ lòng trung thành với chủ nghĩa Mác, dẫn đến biến đổi toàn bộ hệ thống XHCN và kết cục là tan rã Nhà nước», - chuyên gia Zuenko giải thích.

Trong số những sai lầm tử thần mà các nhà phân tích Trung Quốc nêu lên, có yếu kém của đảng do tình trạng chia rẽ trong nội bộ đảng và thói quan liêu Nhà nước, nạn tham nhũng, chủ nghĩa ly khai ở các vùng xa. Các nhà khoa học nhận thấy Mikhail Gorbachev không muốn sao chép «mô hình Trung Quốc». «Họ kết luận một cách đầy tự ái: khởi động Cải tổ-Perestroika, lẽ ra ông ta đã có thể sử dụng những kinh nghiệm hữu ích, nhưng lại cố tình phớt lờ Trung Quốc», - chuyên gia nhấn mạnh.

Mọi thứ dành cho đại chúng

Vào cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, CHND Trung Hoa vẫn phải đối mặt với những vấn đề tương tự - tham ô hối lộ tràn lan, doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả, khủng hoảng ý thức hệ, phát triển tâm trạng ly khai. Trước khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, ở Trung Quốc đã trở lại cuộc thảo luận về hướng phát triển tiếp theo của đất nước, - như chuyên gia Andrei Karneev lãnh đạo Trường Nghiên cứu Phương Đông tại Khoa Kinh tế Thế giới và Các vấn đề Quốc tế thuộc Trường Kinh tế Cấp cao  cho biết.

Cờ quốc gia Trung Quốc và Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.06.2021
Việt Nam và Trung Quốc ‘kề vai sát cánh’ hướng đến chủ nghĩa Cộng sản
«Các ý kiến ​​không đồng nhất với nhau chủ yếu là về chuyện đất nước cần chuyển động đi đâu. Hoặc đi theo con đường của các quốc gia phát triển phương Tây, hoặc ngược lại, hướng tới các giá trị tả khuynh.  Điều này dẫn đến gần như cuộc luận chiến công khai, xuất hiện cảm giác như con thuyền đang chao đảo», - chuyên gia giải thích.

Trong những bài phát biểu đầu tiên ở cương vị Chủ tịch nước, ông Tập Cận Bình đã lưu ý đến kinh nghiệm Liên Xô. Cụ thể, ông ghi nhận: khi đất nước tan rã, không có ai đứng lên bảo vệ Liên bang Xô-viết. Phải thấy một bài học là Liên Xô không chiếm giữ được cảm tình yêu thích của tầng lớp tinh hoa mới, và đảng Cộng sản Trung Quốc không nên để điều này xảy ra với mình.

«Ông Tập đến với sứ mệnh ngăn chặn quá trình này. Ở Trung Quốc người ta cũng cho rằng đất nước đang bị mai một các giá trị và nguyên tắc của đảng Cộng sản Trung Quốc, thay thế bởi chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa hưởng lạc, mong muốn kiếm được nhiều tiền hơn phất lên trong thời gian ngắn nhất. Người ta cũng nói rằng thời phát triển vũ bão càng làm rõ ranh giới giàu nghèo, thành thị và nông thôn, cũng như giữa các vùng miền», - chuyên gia Karneev nhận xét.

Do đó, ông nói thêm, trong những năm gần đây, ở CHND Trung Hoa đã quay về với các giá trị cộng sản. Đâu đâu cũng có những tấm băng rôn đỏ với khẩu hiệu «Đừng quên những nguyên tắc cơ bản», «Hãy nhớ về di truyền đỏ». Báo chí thường xuyên đưa tin về các chuyến đi thị sát của ông Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo khác tới những vùng khó khăn. Người đứng đầu Nhà nước thậm chí còn đưa tất cả các Uỷ viên Bộ Chính trị đến thăm Viện Bảo tàng về Đại hội đầu tiên của đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi các nhân vật lãnh đạo cao cấp này lặp lại lời tuyên thệ khi được kết nạp đảng.

«Đó là nguyên cả một hệ thống toàn bộ các biện pháp hướng tới khôi phục lòng tin của quần chúng», chuyên gia cho biết thêm. Đồng thời, có xu thế kết hợp giữa chủ nghĩa anh hùng, thấm nhuần lịch sử của đảng Cộng sản Trung Quốc và những di sản Trung Hoa cổ xưa. Theo luận lý Nho giáo, chỉ ai biết thế nào là đạo đức mới có quyền cai trị. Vì vậy, đảng Cộng sản ngày nay dù không hẳn muốn trở về với những tư tưởng cộng sản rực rỡ nhất của thế kỷ trước nhưng vẫn kiên quyết bám chặt «cội nguồn  đỏ».

Tuy nhiên, không thể nói rằng kinh nghiệm của Liên Xô là yếu tố chính ảnh hưởng đến đường lối hiện tại của đảng Cộng sản Trung Quốc. Ở một mức độ nhất định, đây là điển hình về việc không nên tiến hành cải cách như Liên Xô. Đối với Trung Quốc, sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết là một bài học lớn, còn chính sách Cải tổ-Perestroika lại thuộc loại «lời khuyên tồi, có hại».

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала