Công tác "ngoại giao vaccine" của Việt Nam

© Ảnh : TTXVN - Bùi Cương QuyếtCuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021 - 2022 chiều ngày 02/07
Cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021 - 2022 chiều ngày 02/07 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Thủ tướng khẳng định chiến lược vaccine của Việt Nam "rất trúng, đúng, kịp thời, phù hợp với tình hình" và đang từng bước thực hiện hiệu quả.

Sẽ có khoảng 8 triệu liều vaccine về Việt Nam trong tháng 7

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2021-2022 diễn ra sáng 2/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế đang nỗ lực để số lượng vắc xin Covid-19 về Việt Nam ngày một nhiều, đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của nhân dân. Bộ trưởng Long thông tin:

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi lên đường đảm nhận cương vị Đại sứ Nước CHXHCN Việt Nam tại Liên bang Nga nhiệm kỳ 2021 - 2024. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2021
Đại sứ Đặng Minh Khôi mang thông điệp của Việt Nam tới LB Nga

“Dự kiến trong tháng 7, sẽ có khoảng 8 triệu liều vắc xin về Việt Nam”.

Mặc dù vào thời điểm này, nguồn cung vaccine ngừa Covid-19 vô cùng khan hiếm nhưng bằng những chỉ đạo và hành động quyết liệt của Thủ tướng, Chính phủ đây là những thành quả đầu tiên trong công tác "ngoại giao vaccine" của Việt Nam.

Ngày 17/5, trong khi tình hình Covid-19 trong nước đang vô cùng phức tạp, thì phía công ty Pfizer không chấp nhận đàm phán về giá, các điều kiện hợp đồng và yêu cầu phía Việt Nam phải trả lời chậm nhất trong ngày 18/5. Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các Phó Thủ tướng Chính phủ và các đại biểu dự họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu:

“Đây là tình huống cấp bách, vì thế việc mua vaccine phải được xử lý theo quy định của pháp luật về các trường hợp đặc biệt, cấp bách và phải được thực hiện ngay”.

Nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung vaccine

Ngày 09/06, làm việc với các Đại sứ Australia, Pháp và Thụy Sỹ tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long đã đề nghị các nước tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận các nguồn vaccine phòng COVID-19. Người đứng đầu Bộ Y tế cũng chia sẻ mong muốn Chính phủ các nước trao đổi với COVAX Facility để cơ chế này sớm cung ứng các lô vaccine phòng COVID-19 tiếp theo cho Việt Nam.

Mặc dù Bộ Y tế đã và đang nỗ lực để tiếp cận các nguồn vaccine, tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế mong muốn Australia, Pháp và Thụy Sỹ tiếp tục có những quan tâm để Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với các nguồn vaccine phòng COVID-19. Cụ thể, Bộ Y tế Việt Nam đã đề xuất được sử dụng số tiền viện trợ của Australia để mua vaccine Pfizer cho trẻ em Việt Nam từ 12-18 tuổi cũng như mong muốn Australia có thể cung cấp thêm vaccine cho Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo công tác phòng, chống dịch COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2021
Bộ Y tế làm việc cùng các Đại sứ, mong có được "đa nguồn" vaccine cho Việt Nam

Phía ông Ivo Siebber - Đại sứ Thuỵ Sỹ cho biết hiện tại Thuỵ Sỹ đang có những chính sách quyết liệt về vaccine cho nhu cầu trong nước đồng thời đóng góp tiền mua 3 triệu liều vaccine cho Cơ chế COVAX và hỗ trợ về kỹ thuật cho các nước đang phát triển. Đại sứ Siebber thông tin các công ty dược của Thuỵ Sỹ tại Việt Nam đều khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là hoạt động phòng chống dịch, bao gồm cả việc tiếp cận vaccine COVID-19.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long mong muốn 2 công ty dược DKSH và Zuellig Pharma đẩy nhanh cung ứng vaccine cho Việt Nam. Zuellig Pharma là đơn vị được Moderna ủy quyền đưa 5 triệu liều vaccine về Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh đã trao đổi với Bộ Y tế sẽ mua cả 5 triệu liều này.

Đại sứ Pháp đề xuất nhập khẩu vaccine Johnson&Johnson và triển khai tiêm vaccine này cho cộng đồng người Pháp tại Việt Nam, ưu tiên trước hết cho nhóm đối tượng trên 55 tuổi. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ủng hộ đề xuất nhập khẩu vaccine theo hình thức phi mậu dịch của phía Pháp. Hiện một số tổ chức quốc tế và quốc gia đã nhập khẩu theo cách thức này với thủ tục đơn giản.

Cả hệ thống cùng vào cuộc để "chạy" chiến dịch vaccine

Ngoài việc chỉ đạo Bộ Y tế chịu trách nhiệm về lựa chọn loại vaccine phòng chống COVID-19, đích thân Thủ tướng cùng nhiều lãnh đạo, đại sứ khác cũng bắt đầu tiến trình "ngoại giao vaccine" cho Việt Nam.

Tại cuộc điện đàm vào ngày 14/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Pháp Jean Castex đã nhất trí về việc chia sẻ kinh nghiệm trong phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ cung cấp vắc-xin và phối hợp các biện pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Nhà nước, Nhà Khoa học, Nhà doanh nghiệp phối hợp phát triển việc nghiên cứu sản xuất vaccine phòng COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2021
Cuba sẽ xem xét chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine ngừa Covid-19 cho Việt Nam

Ngày 30/06, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ và đề nghị Công ty AstraZeneca tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Việt Nam có được ít nhất 10 triệu liều vaccine phòng COVID-19 từ nay đến đầu tháng 8/2021.

Tối 1/7 vừa qua, trong buổi điện đàm với Thủ tướng nước Cộng hòa Cuba Manuel Marrero Cruz, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chân thành cảm ơn Chính phủ Cuba đã cử chuyên gia y tế sang giúp Việt Nam ứng phó với dịch COVID-19 và tặng Việt Nam thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19, qua đó thể hiện truyền thống đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa hai nước, đặc biệt trong những lúc khó khăn.

Thủ tướng bày tỏ ấn tượng và chúc mừng Cuba về kết quả tích cực trong việc nghiên cứu, phát triển các ứng viên vaccine chống COVID-19. Phía Thủ tướng Manuel Marrero Cruz khẳng định Cuba mong muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, nông nghiệp, y tế, nghiên cứu và sản xuất dược phẩm. Đáng chú ý, bao gồm việc hợp tác cung ứng và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine phòng ngừa COVID-19.

Ngày hôm qua 01/07, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã điện đàm với Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan để trao đổi về quan hệ song phương cũng như các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cảm ơn và đánh giá cao vai trò của Mỹ trong thúc đẩy hỗ trợ vaccine cho các nước, đồng thời mong muốn Mỹ tiếp tục hỗ trợ để Việt Nam được sớm tiếp nhận nguồn vaccine Mỹ đã cam kết dành cho Việt Nam.

Hay trong buổi trình trình bản sao Quốc thư của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov, Đại sứ Đặng Minh Khôi đề nghị Bộ Ngoại giao Nga, Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga cùng các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine tại Việt Nam, cũng như cung cấp cho Việt Nam lô vaccine đầu tiên ngay trong tháng 7 hoặc tháng 8 tới.

"Thành quả vaccine" mà Việt Nam đạt được

Một ngày sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng về việc đàm phán với Công ty Pfizer, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, xin ý kiến các thành viên Chính phủ để thống nhất việc mua vắc xin phòng Covid-19 của Pfizer (Mỹ) và chuẩn bị ký thỏa thuận mua 31 triệu liều vắc xin với Pfizer.

Sản xuất vắc xin Sputnik V tại Tổ hợp dược phẩm Karaganda - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2021
Tại sao Nga đồng ý cung cấp 20 triệu liều vaccine Sputnik V cho Việt Nam?

Nhờ công tác ngoại giao tích cực, hiệu quả, ngoài vaccine AstraZeneca đang được tiêm chủng, Việt Nam đã nhận được những lô vaccine khác được các nước ủng hộ như 2 triệu liều vaccine từ Chính phủ Nhật Bản (1,4 triệu liều đã về); 500.000 liều vaccine Vero-Cell của Sinopharm và 502.400 chiếc bơm kim tiêm chủng dùng 1 lần, loại 1ml từ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và 1.000 liều vaccine Sputnik V từ Liên Bang Nga.

Đồng thời, Việt Nam đã phê duyệt thêm vaccine ngừa COVID-19 thứ 5 là Moderna với điều kiện để sử dụng tại Việt Nam tính từ tháng 2 đến nay. Theo thông tin từ Bộ Y tế, đã có một đơn vị ký hợp đồng nhập khẩu 5 triệu liều Moderna về Việt Nam.

Tổng cộng, đã có 5 loại vaccine chính thức được phê duyệt tại Việt Nam là: AstraZeneca, Pfizer, Sputnik V, Sinopharm và Moderna. Đồng thời trong tháng 7 này sẽ có thêm 8 triệu liều vaccine sẽ về Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала