Mỹ trả đũa Campuchia vì nước này tăng cường hợp tác với Trung Quốc

© AP Photo / Heng SinithQuân nhân Campuchia
Quân nhân Campuchia - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2021
Đăng ký
Chính phủ Campuchia sẽ tự trả chi phí đào tạo cho các học viên của mình đang theo học tại các học viện quân sự của Mỹ. Giới chuyên gia cho rằng việc loại bỏ Campuchia ra khỏi chương trình học bổng của Mỹ là sự trả giá cho việc lựa chọn phát triển hợp tác với Trung Quốc.

Chính phủ Campuchia sẽ đài thọ toàn bộ chi phí cho sáu học viên cho đến khi họ hoàn thành chương trình học cử nhân tại bốn học viện quân sự Mỹ. Ngày 4 tháng 7, The Phnom Penh Post đã đưa tin này, dẫn nguồn Bộ Quốc phòng. Tổng chi phí sẽ dành cho sáu học viên quân sự này là 1,1 triệu USD.

 Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman trong cuộc gặp ở Phnom Penh, Campuchia. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2021
Tại sao hợp tác Trung Quốc - Campuchia là trở ngại lớn đối với chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ?

Quyết định của Phnom Penh được đưa ra công khai ngay sau khi chính phủ Mỹ thông báo sẽ cắt toàn bộ học bổng dành cho học viên sĩ quan Campuchia. Arend Zwartjes, phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh, nói với các phóng viên rằng Campuchia không còn đủ điều kiện tham gia chương trình sau khi nước này cắt giảm hợp tác trong một số lĩnh vực hợp tác quân sự song phương truyền thống.

Vụ bê bối mới giữa Campuchia và Mỹ

Mỹ đang buộc Campuchia phải trả giá cho sự lựa chọn nghiêng về phát triển hợp tác với Trung Quốc, kể cả trong lĩnh vực quân sự. Trả lời phỏng vấn Sputnik, Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông, ông Dmitry Mosyakov đã  bình luận như sau:

“Thông qua việc đào tạo quân nhân, Mỹ rất hy vọng rằng họ có thể thay đổi tình hình ở Campuchia có lợi cho họ. Tất cả những người con của Thủ tướng Hun Sen đều học trường quân sự ở Mỹ. Sáu thực tập sinh hiện nay đang học ở đó cũng là đại diện giới thượng lưu Campuchia. Mỹ hy vọng rằng giới tinh hoa Campuchia mới sẽ trở nên thân Mỹ; đây là những hy vọng lớn về những thay đổi nhất định. Có thể thấy rõ trong chính sách đối ngoại và quân sự, Campuchia đang ngày càng trở thành đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Quyết định của Mỹ về cắt học bổng phản ánh sự thất vọng và khó chịu tột độ đối với điều này. Đây là dấu hiệu mới gửi cho giới thượng lưu Campuchia, rằng thiện chí của Mỹ đang chấm dứt và Campuchia cần đưa ra kết luận nhất định”.
© AP Photo / Heng SinithBinh sĩ quân đội Campuchia tham gia cuộc tập trận gìn giữ hòa bình do Mỹ hỗ trợ
Mỹ trả đũa Campuchia vì nước này tăng cường hợp tác với Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2021
Binh sĩ quân đội Campuchia tham gia cuộc tập trận gìn giữ hòa bình do Mỹ hỗ trợ

Chuyên gia cho rằng vụ bê bối mới giữa Campuchia và Mỹ đã vượt ra ngoài khuôn khổ quan hệ song phương giữa hai nước:

Căn cứ hải quân Ream ở Campuchia - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.11.2020
Campuchia phá dỡ cơ sở hợp tác quân sự với Mỹ
“Mỹ muốn cho các đối tác trong khu vực thấy rằng cái giá phải trả cho việc đoạn tuyệt với Mỹ sẽ rất đáng kể. Sự kiện này đặc trưng cho tình hình hiện tại ở khu vực Đông Nam Á xung quanh các nước ASEAN, khi sự lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ trở nên vô cùng nhạy cảm đối với họ. Mỹ đang thúc đẩy họ đưa ra lựa chọn này, nhưng họ không muốn lựa chọn, họ quan tâm đến chính sách cân bằng. Bằng ví dụ của Campuchia, Mỹ đang cho các nước Đông Nam Á khác thấy rằng tất cả những điều này là cái giá phải trả cho quan hệ với Trung Quốc, rằng việc cân bằng không thể thực hiện được, cần phải lựa chọn, và đây là điều khó khăn nhất đối với các nước Đông Nam Á. Họ hiểu rằng nếu chống lại Mỹ, họ sẽ mất một số khoản vay, trợ cấp, học bổng của Mỹ. Toàn bộ tình hình này là hệ quả căng thẳng ngày càng tăng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc”.

Việc Mỹ cắt học bổng dành cho các học viên sĩ quan Campuchia là đỉnh điểm căng thẳng giữa hai nước, bắt đầu bằng việc phá dỡ hai tòa nhà do Mỹ tài trợ tại căn cứ hải quân Ream của Campuchia ở Vịnh Thái Lan hồi  năm ngoái. Ấn bản New Straits Times đã viết về vụ việc, nhắc lại rằng vị trí chiến lược của căn cứ Ream giúp dễ dàng tiếp cận Biển Đông, nên Mỹ lo ngại trước việc Trung Quốc, đồng minh mạnh mẽ của Campuchia, có đặc quyền tiếp cận căn cứ này và cũng đã tài trợ cho công việc hiện đại hóa hải cảng có vị trí chiến lược này.

Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2021
Liệu Campuchia có tìm cách làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc?

Không bỏ mặc công dân của mình

Các nhà phân tích chính trị ở Campuchia coi quyết định của chính phủ Mỹ cắt học bổng dành cho các học viên thực tập tại các học viện quân sự Mỹ là "không hợp lý". Đồng thời, họ coi sự tham gia của chính phủ Campuchia trong vấn đề này là bằng chứng giá trị truyền thống của người Khmer về tình yêu thương đồng bào. Ông Kin Phea, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế của Học viện Hoàng gia Campuchia, lưu ý rằng phản ứng của chính phủ Campuchia là tín hiệu gửi cho Mỹ rằng Campuchia sẽ không bao giờ bỏ mặc công dân của mình. Bất kể điều gì xảy ra, chính phủ sẽ luôn ủng hộ công dân, ông Kin Phea nói.

Về phần mình, Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết quyết định chấm dứt học bổng là do phía Mỹ đơn phương đưa ra.

Hai trong số sáu học viên đang theo học tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ danh tiếng tại West Point, hai người học tại Học viện Không quân Hoa Kỳ, và những người còn lại học tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ và Học viện Cảnh sát biển Hoa Kỳ. Thời hạn đào tạo của họ sẽ hết hạn vào năm học 2022-2024.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала