Mỹ chuyển cho Việt Nam 2 triệu liều Moderna, có thể tiêm kết hợp 2 loại vaccine?

© AFP 2023 / Fred TanneauVaccine Moderna.
Vaccine Moderna. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2021
Đăng ký
Chính quyền Tổng thống Joe Biden được cho là đã chuyển 2 triệu liều vaccine Covid-19 Moderna cho Việt Nam.

Việt Nam tiếp tục ghi nhận thêm 1.029 ca mắc Covid-19 mới trong ngày 6/7. TP.HCM vẫn là tâm dịch phức tạp nhất của cả nước. Cả ngày có tới 7 bệnh nhân Covid-19 tử vong.

Việt Nam đang xem xét nghiên cứu phương án tiêm hai loại vaccine Covid-19 để có hiệu quả bảo vệ tốt hơn. Điển hình như mũi 1 tiêm AstraZeneca, mũi 2 tiêm Sputnik V, Pfizer, Moderna hoặc một số loại vaccine khác.

Việt Nam tiếp tục phát hiện thêm trên 1.000 ca Covid-19

Theo Bộ Y tế, chiều tối ngày 6/7, có thêm 504 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc Covid-19 trong ngày của cả nước lên thành 1.029 trường hợp.

Trong số 504 ca nCoV mới chiều tối nay (21.561 – 22.064), chỉ có 4 trường hợp nhập cảnh, còn lại 500 ca bệnh đều là lây nhiễm trong cộng đồng.

Người lao động Thành phố Hồ Chí Minh được tiêm vaccine phòng COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2021
Việt Nam thêm 248 ca mắc Covid-19, riêng TP.HCM 206 ca chỉ sau 6 giờ

Trong đó, TP.HCM chiếm phần lớn số lượng ca nhiễm mới với 271 người, Đồng Tháp (99), Bình Dương (92), Phú Yên (16), Long An (8 ), Nghệ An (3), Bắc Giang (2), Bắc Ninh (2), Hà Nội (2), Trà Vinh (2), Lạng Sơn (1), Hưng Yên (1), An Giang (1).

Có 462/500 ca mắc SARS-CoV-2 mới được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Như vậy, trong ngày hôm nay, Việt Nam xác nhận thêm 1.029 ca dương tính mới, trong đó có 10 trường hợp được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Hà Nội (1), Kiên Giang (2), Tây Ninh (2), Quảng Nam (5).

1.019 ca còn lại ghi nhận trong nước, trong đó có 872 người được phát hiện trong các khu cách ly hay đã được phong tỏa. Cụ thể: TP.HCM (710), Đồng Tháp (99), Bình Dương (92), Phú Yên (41), Long An (14), Hà Nội (12), Đồng Nai (11), An Giang (11), Hưng Yên (6), Bắc Giang (5), Thanh Hóa (4), Bắc Ninh (3), Nghệ An (3), Vĩnh Long (2), Hà Nam (2), Lạng Sơn (2), Trà Vinh (2).

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, số lượng ca mắc mới được ghi nhận trong nước tính từ 27/4 đến nay là 18.613 trường hợp. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 3.549.247 xét nghiệm cho 8.392.676 lượt người.

© Ảnh : Đại Nghĩa - TTXVNTrung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam và Trung tâm Y tế huyện Kim Bảng tiến hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ người dân thôn 4, xã Thi Sơn.
Mỹ chuyển cho Việt Nam 2 triệu liều Moderna, có thể tiêm kết hợp 2 loại vaccine? - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2021
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam và Trung tâm Y tế huyện Kim Bảng tiến hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ người dân thôn 4, xã Thi Sơn.

Hiện, có 8.077/22.064 ca bệnh bình phục. Số ca tử vong là 97.

Việt Nam ghi nhận 7 ca Covid-19 tử vong chỉ trong 1 ngày

Chiều tối 6/7, Tiểu ban Điều trị công bố thêm 3 trường hợp tử vong mới (các ca tử vong 95,96,97). Trong vòng 24h, cả nước đã có thêm 7 bệnh nhân Covid-19 qua đời.

Theo Tiểu ban Điều trị, ca tử vong số 95, bệnh nhân 17.901 là nữ, nhà ở Bình Chánh, TP.HCM.

Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân được khẳng định mắc coronavirus hôm 30/6, được điều trị ở Bệnh viện huyện Bình Chánh, nhập viện hôm 1/7.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam và Trung tâm Y tế huyện Kim Bảng tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ người dân thôn 4, xã Thi Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2021
Sáng 6/7: Thêm 277 ca mắc Covid-19, riêng TP.HCM 230 ca

Chẩn đoán lúc vào viện của nữ bệnh nhân này là nhiễm SARS-CoV-2. Bệnh nhân tiến triển nặng dần, bà bị suy hô hấp cấp, viêm phổi nặng, hạ Kali máu nặng, nhiễm SARS-CoV-2.

Bệnh nhân 17.901 tử vong hồi 18 giờ 30 ngày 3/7/2021. Chẩn đoán tử vong: Viêm phổi do nhiễm SARS-CoV-2 biến chứng suy hô hấp tiến triển, nghi ngờ nhồi máu cơ tim cấp hoặc thuyên tắc phổi.

Ca tử vong số 96 là bệnh nhân nữ 64 tuổi ở huyện Lai Vung, Đồng Tháp. Bệnh nhân 16.339 này có tiểu sử bị mắc bệnh đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, suy vỏ thượng thận.

Bà được đưa vào điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, Đồng Tháp, nhập viện hôm 10/06.

Chẩn đoán vào viện, nữ bệnh nhân 64 tuổi này bị viêm phế quản, bệnh tim thiếu máu cục bộ, thiếu máu thiếu sắt trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, hội chứng cushing do thuốc.

Ngày xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính: 28/06/2021. Bệnh nhân tử vong hôm 4/07/2021 vừa qua.

Chẩn đoán tử vong: Viêm phổi nặng do SARS-CoV-2 biến chứng suy hô hấp tiến triển, suy tim độ 3, đái tháo đường type 2, hội chứng cushing, tăng huyết áp.

Ca tử vong số 97 là nam bệnh nhân 64 tuổi ở Sa Đéc, Đồng Tháp (bệnh nhân 20.261). Ông nhập viện ngày 2/7, có tiền sử bị tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, là F1, trong quá trình cách ly bệnh nhân vẫn sốt, ho, khó thở, chuyển đến khu điều trị cách ly của Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, Đồng Tháp.

Chẩn đoán khi vào viện, người đàn ông này bị suy hô hấp, viêm phổi do coronavirus, trên nè tăng huyết áp, bệnh tim, thiếu máu cục bộ.

Ông tử vong hôm 4/7 với chẩn đoán viêm phổi do SARS-CoV-2 biến chứng suy hô hấp tiến triển trên bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp.

Tính đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 97 ca tử vong vì Covid-19, riêng đợt dịch thứ 4 này có 62 trường hợp bệnh nhân không qua khỏi. Đa phần các bệnh nhân là người cao tuổi có bệnh lý nền lâu năm như ung thư, ung thư di căn, cong vẹo cột sống, thận nhân tạo, viêm gan.

Việt Nam nghiên cứu phương án tiêm 2 loại vaccine Covid-19 khác nhau

Theo một số nghiên cứu bước đầu, việc tiêm 2 loại vaccine Covid-19 sẽ mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt hơn.

Hiện đã có nhiều quốc gia như Đức, Canada, Anh, Thụy Điển, Pháp, Tây Ban Nha…, cấp phép, thậm chí khuyến khích người dân tiêm 2 loại vaccine Covid-19 của 2 hãng khác nhau nếu mũi thứ nhất tiêm vaccine AstraZeneca.

Lực lượng chức năng có mặt kịp thời tại thôn 4 xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng sau khi ghi nhận ca mắc COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2021
Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận kỷ lục chưa từng có với hơn 1.000 ca Covid-19

Trước thông tin trên Việt Nam, Ban Chỉ đạo về công tác tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 đã giao Bộ Y tế nghiên cứu phương án tiêm 2 loại vaccine khác nhau để đưa ra phương án tối ưu.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, hiện nghiên cứu ở một số nước đã cho thấy khả năng sử dụng 2 loại vaccine ở thời điểm tiêm khác nhau. Ví dụ, người dân tiêm mũi thứ nhất sử dụng vaccine AstraZeneca, sau đó tiêm mũi thứ 2 sử dụng Pfizer hoặc một loại vaccine nào đó khác.

"Qua nghiên cứu, nhiều khi sử dụng vaccine khác hãng, khác dòng đạt hiệu quả miễn dịch còn cao hơn", Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Ông Thuấn cũng đề nghị người dân không nên có tâm lý kén chọn, chờ đợi các vaccine khác.

“Trước mắt, nếu có vaccine nào, hãy tiêm vaccine đó. Vì thực tế, không có vaccine nào an toàn và hiệu quả 100%”, lãnh đạo ngành Y tế nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, kể cả người đã tiêm xong vaccine vẫn cần tuân thủ khuyến cáo vaccine + 5K của Bộ Y tế.

Trao đồi về vấn đề này, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Đặng Đức Anh cho biết, nhiều nước Âu – Mỹ cũng đang nghiên cứu khả năng kết hợp 2 loại vaccine.

Theo số liệu ghi nhận tại Tây Ban Nha, những người tiêm mũi thứ nhất là AstraZeneca, mũi thứ hai tiêm Pfizer có kết quả đáp ứng miễn dịch rất tốt, tốt hơn cả việc tiêm cùng một loại vaccine.

© Depositphotos.com / Rafael Henrique Vaccine AstraZeneca.
Mỹ chuyển cho Việt Nam 2 triệu liều Moderna, có thể tiêm kết hợp 2 loại vaccine? - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2021
Vaccine AstraZeneca.

Trong khi đó, các nhà khoa học Anh cũng đang nghiên cứu tiêm mũi 2 bằng vaccine khác như Moderna hoặc Sputnik V… Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy, đáp ứng miễn dịch của cơ thể những người tiêm 2 loại vaccine là rất khả quan.

Nhà sản xuất vaccine AstraZeneca hiện vẫn khuyến cáo tiêm mũi 2 cùng loại. Tuy nhiên, hãng vẫn cho biết việc tiêm vaccine chứa thành phần mNRA cũng có cơ chế sinh miễn dịch tương tự. Do đó, việc sử dụng 2 loại vaccine cho một người là hoàn toàn khả thi.

Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề này, nhằm đưa ra khuyến cáo cuối cùng cho người dân.

Sắp tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cập nhật thông tin mới theo hướng dẫn của nhà sản xuất và từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Mỹ cung cấp cho Việt Nam 2 triệu liều vaccine Covid-19 Moderna?

Nhà Trắng cho biết, Hoa Kỳ đã gửi cho Việt Nam hai triệu liều vaccine Covid-19 vào hôm thứ Ba. Lô vaccine này thuộc gói hỗ trợ mới nhất dành phân bổ cho các quốc gia ứng phó đại dịch.

Học sinh lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trước kỳ thi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2021
Thêm 247 ca mắc Covid-19 sau 6 tiếng, 4 người Việt Nam tử vong vì SARS-CoV-2

Một quan chức Nhà Trắng giấu tên cho biết, lô vaccine Moderna - một phần trong số 80 triệu liều đầu tiên mà Tổng thống Joe Biden đã cam kết phân bổ trên toàn thế giới - sẽ đến Việt Nam vào cuối tuần này.

"Đây chỉ là số vaccine bước đầu được chuyển đến Đông Nam Á", quan chức này cho AFP biết.

Một triệu liều đã được chuyển đến Malaysia vào thứ Hai và vào tuần trước, Nhà Trắng đã thông báo sẽ "sớm" giao 4 triệu liều cho Indonesia.

Các nước khác trong khu vực được chia sẻ 80 triệu liều là Campuchia, Lào, Papua New Guinea, Philippines và Thái Lan.

Đáng chú ý, thông tin thêm về lô vaccine chuyển cho Việt Nam, Nhà Trắng lưu ý rằng tổng số viện trợ ở nước ngoài “nhiều hơn đáng kể so với bất kỳ quốc gia nào khác mà Washington đã chuyển vaccine đi”.

Việt Nam, nước có biên giới giáp với Trung Quốc, được xem là hình mẫu trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Tuy nhiên, do tỷ lệ tiêm chủng còn thấp và diễn biến dịch phức tạp trên thế giới và trong khu vực nên số ca nhiễm đang có xu hướng tăng trong thời gian qua.

Quan chức chính quyền Tổng thống Biden cho biết, việc chuyển giao lô vaccine đến Việt Nam được thực hiện thông qua chương trình Covax của Tổ chức Y tế Thế giới.

Vị này cũng khẳng định, việc quyên góp không phải là một cuộc chạy đua “ngoại giao vaccine”, đồng thời, Washington không coi việc chuyển giao vaccine là “vũ khí chính trị” nhằm nâng tầm ảnh hưởng đối với khu vực và trên thế giới.

“Chúng tôi chia sẻ số vaccine này không phải để đảm bảo giành được sự ưu đãi hoặc thể hiện tính nhượng bộ. Mỹ phân phối và chia sẻ vaccine Covid-19 không đi kèm với các điều khoản ràng buộc nào cả”, quan chức chính quyền Washington nhấn mạnh, tái khẳng định đường lối chính sách mà Nhà Trắng theo đuổi.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden tin tưởng rằng vaccine do Mỹ phát triển được chia sẻ rộng rãi ở nước ngoài sau cùng sẽ mang lại lợi ích cho chính người Mỹ thông qua giúp cả thế giới hạn chế, kiểm soát và chấm dứt dịch bệnh Covid-19.

Nhà Trắng từng bày tỏ quan điểm về chính sách vaccine của mình, khẳng định đây là điều đúng đắn về mặt đạo đức, từ quan điểm sức khỏe cộng đồng toàn cầu, và quyền lợi cho an ninh và hạnh phúc của tất cả mọi người.

Nhân viên y tế Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2021
Việt Nam tiếp tục ghi nhận thêm 360 ca mắc Covid-19

Ngoài 80 triệu liều vaccine đã được cam kết phân bổ, chính quyền Biden tài trợ 2 tỷ USD cho Covax.

Hiện các bên đang tiến hành kế hoạch mua 500 triệu vaccine Pfizer-BioNTech cho Liên minh châu Phi và 92 quốc gia có mức thu nhập thấp. Tại hội nghị thượng đỉnh G7 gần đây ở Anh, các đối tác, đồng minh của Mỹ đã đồng ý tài trợ thêm 500 triệu liều.

Tổng cộng, tính đến nay, Mỹ đã cung cấp khoảng 40 triệu liều cho các quốc gia và vùng lãnh thổ. Hôm 3/6, Hoa Kỳ công bố kế hoạch tặng 55 triệu liều vaccine đầu tiên. Trong đó, khoảng 41 triệu liều sẽ được chia sẻ thông qua cơ chế COVAX do Liên Hiệp Quốc, WHO làm trung gian hậu thuẫn. Có khoảng 14 triệu liều/41 triệu liều dành cho các nước ở Mỹ Latin và vùng Caribbean, khoảng 16 triệu liều dành cho châu Á, số còn lại dành cho châu Phi.

Riêng ở khu vực châu Á, danh sách những quốc gia/vùng lãnh thổ được chia sẻ từ 16 triệu liều mà mỹ phân phối gồm Việt Nam, Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, Afghanistan, Maldives, Bhutan, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Lào, Papua New Guinea, Đài Loan, Campuchia và các đảo Thái Bình Dương.

Số 14 triệu liều vaccine còn lại - chiếm 25% trong số 55 triệu liều trên - sẽ được chia sẻ với "những bên ưu tiên trong khu vực và các bên tiếp nhận khác” như Colombia, Argentina, Haiti, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Nam Phi, Nigeria, Ai Cập, Jordan, Iraq, Yemen, Tunisia, Oman, Bờ Tây và Dải Gaza, Ukraine, Kosovo, Georgia, Moldova...

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin trước đó, hôm 28/6/2021, Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện vaccine Spikevax, tên khác là Moderna, phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch tại Việt Nam.

Quyết định phê duyệt vaccine Moderna do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Cường ký. Chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam là đơn vị đề nghị phê duyệt.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình khởi động chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2021
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tạm dừng hoạt động do 4 nhân viên nghi mắc Covid-19

Vaccine Modern mỗi liều 0,5 ml chứa 100 mcg mRNA (được nhúng trong các lipid nanoparticle SM-102), bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm bắp. Quy cách đóng gói là hộp chứa 10 lọ đa liều; mỗi lọ đa liều chứa 10 liều 0,5 ml.

Vaccine Spikevax được phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam cung cấp cho Bộ Y tế Việt Nam tính đến ngày 23/6 và cam kết của Chi nhánh Công ty về tính chính xác của các tài liệu đã cung cấp cho Bộ Y tế Việt Nam.

Chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam phối hợp với cơ sở sản xuất vacicne đảm bảo các điều kiện sản xuất tại cơ sở sản xuất vaccine Spikevax nhập khẩu vào Việt Nam, đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng của lô vaccine Spikevax nhập khẩu vào Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала