Bà Merkel làm bẽ mặt ông Biden với quyết định về “Dòng chảy phương Bắc - 2”

© Sputnik / Alexey Vitvitsky / Chuyển đến kho ảnhThủ tướng Đức Angela Merkel
Thủ tướng Đức Angela Merkel - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Thay vì ủng hộ phần còn lại của phương Tây trong cuộc đối đầu với Nga, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã làm bẽ mặt Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhà báo Andreas Kluth viết trong một bài báo cho Bloomberg.

Tác giả bài viết coi việc chính trị gia Đức từ chối nhượng bộ "dù chỉ một tấc" yêu cầu của Washington về đường ống dẫn khí “Dòng chảy phương Bắc - 2” là biểu hiện của thái độ coi thường nhà lãnh đạo Mỹ.

"Bằng cách kiên quyết ủng hộ đường ống dẫn khí đốt của Nga, Angela Merkel đã khiến Mỹ và châu Âu thất vọng và để lại toàn những lựa chọn tồi cho người kế nhiệm", - tác giả Kluth nhận định.

Theo ông, Ba Lan, các nước Baltic, Pháp và Liên minh châu Âu nhận thức được "mối đe dọa địa chính trị" từ dự án của Nga.

Thủ tướng Đức Angela Merkel. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2021
"Động thái thỏa hiệp nhỏ" - Merkel bình luận quyết định của Biden về Dòng chảy phương Bắc-2
"Tuy nhiên, người Đức tiếp tục giấu đầu trong cát như những con đà điểu địa chính trị. Thật đáng kinh ngạc, bà Merkel gọi dự án này là một dự án thương mại thuần túy, có lợi hơn cho khu vực tư nhân", - bài báo viết.

Kluth cho rằng việc khăng khăng bảo vệ  “Dòng chảy phương Bắc - 2” sẽ là một "vết nhơ đối với uy tín" của bà Merkel, vì lập trường của bà đang làm Mỹ và các đối tác châu Âu “chán ghét”, đồng thời thể hiện sự "đạo đức giả" của đất nước.

Dư luận kết luận rằng trong cuộc gặp sắp tới với ông Biden, Thủ tướng Đức sẽ phải đề xuất ý kiến về cách đối phó với "tình trạng rối loạn địa chính trị mà bà đã gây ra".

Việc xây dựng “Dòng chảy phương Bắc -2”

“Dòng chảy phương Bắc -2” được xây dựng từ Nga đến Đức dọc theo đáy biển Baltic với mục đích cung cấp khí đốt trực tiếp cho châu Âu. Các nước EU chủ yếu ủng hộ và tham gia thực hiện dự án. Các nước Baltic, Ba Lan, Mỹ và Ukraina phản đối. Ukraina sợ bị cẳt đường trung chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ nước này. Còn Mỹ lại kỳ vọng đưa nguồn khí tự nhiên hóa lỏng của mình sang cung cấp cho thị trường châu Âu.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала