- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Bộ Y tế Việt Nam: SARS-CoV-2 lây qua không khí, bổ sung thêm triệu chứng mắc Covid-19

© Ảnh : Xuân Triệu - TTXVN Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Phú Yên.
 Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Phú Yên.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Đăng ký
Theo Bộ Y tế Việt Nam, virus SARS-CoV-2 lây qua đường không khí bên cạnh giọt bắn, hạt khí dung, hay tiếp xúc trực tiếp. Bộ Y tế cũng bổ sung thêm biểu hiện lâm sàng, triệu chứng mắc Covid-19.

Việt Nam phát hiện gần 3.000 ca nhiễm virus corona ngày 14/7. Chiều nay, Việt Nam ghi nhận thêm 829 ca Covid-19, nâng tổ số ca nhiễm của cả nước lên thành 2.934 trường hợp.

Pfizer cam kết cung ứng 20 triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam để nhanh chóng triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử.

Việt Nam có gần 3.000 ca Covid-19 ngày 14/7

Bản tin dịch COVID-19 tối 14/7 của Bộ Y tế cho biết có thêm 829 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc trong ngày là 2.934, trong đó riêng TP Hồ Chí Minh là 2.229 ca.

Tính từ 12h30 đến 18h30 ngày 14/7 có 829 ca mắc mới (BN36606-37434). Trong đó có 6 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Thanh Hóa (3), Quảng Nam (2), Hà Nội (1). 823 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (592), Bình Dương (73), Đồng Tháp (42), Đồng Nai (38), Đà Nẵng (15), Sóc Trăng (12), Bình Thuận (9), Kiên Giang (9), Cần Thơ (8 ), Phú Yên (6), Hà Nội (4), Quảng Ngãi (4), Nghệ An (3), Trà Vinh (2), Hà Tĩnh (1), Cà Mau (1), Bắc Giang (1), Bắc Ninh (1), Lạng Sơn (1), Bình Phước (1); trong đó 726 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Nhân viên y tế tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax cho tình nguyện viên tại huyện Văn Lâm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Khi nào Việt Nam mới bắt đầu "tiêm chủng đại trà" vaccine ngừa Covid-19?

Trong ngày 14/7, Việt Nam ghi nhận 2.934 ca mắc mới: 10 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Bình Định (4), Thanh Hóa (3), Quảng Nam (2), Hà Nội (1). 2.924 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (2229), Đồng Tháp (133), Đồng Nai (118), Tiền Giang (115), Bình Dương (73), Bến Tre (46), Khánh Hòa (44), Phú Yên (32), Bà Rịa - Vũng Tàu (19), Vĩnh Long (17), Đà Nẵng (15), Sóc Trăng (13), Kiên Giang (11), Bình Thuận (9), Cần Thơ (8 ), Hà Nội (5), Ninh Thuận (4), Tây Ninh (4), Nghệ An (4), Quảng Ngãi (4), Huế (3), Bắc Ninh (3), Bắc Giang (3), An Giang (2), Trà Vinh (2), Bình Định (1), Vĩnh Phúc (1), Lào Cai (1), Lâm Đồng (1), Hà Tĩnh (1), Cà Mau (1), Lạng Sơn (1), Bình Phước (1); trong đó 2.509 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 33.909 ca, trong đó có 6.850 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 4.204.503 xét nghiệm cho 10.722.979 lượt người. Trong ngày có 71 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.624 ca. Tổng cộng đã thực hiện tiêm chủng 4.079.066 liều vaccine phòng COVID-19, trong đó, số người đã được tiêm 1 mũi là 3.795.182 người, số người đã được tiêm đủ 2 mũi là: 283.884 người.

Pfizer cam kết cung ứng bổ sung 20 triệu liều vaccine cho Việt Nam

Tại cuộc làm việc trực tuyến với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long sáng 14/7, phía Pfizer cam kết đảm bảo cung ứng 20 triệu liều vaccine COVID-19 Pfizer trong quý IV/2021 để Việt Nam kịp thời triển khai tiêm chủng.

Sáng ngày 14/7, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế đã có cuộc làm việc trực tuyến với ông John Paul Pullicino- Tổng giám đốc Công ty TNHH Pfizer Việt Nam.

© Ảnh : Dương Giang-TTXVNBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tình hình, diễn biến dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ Y tế Việt Nam: SARS-CoV-2 lây qua không khí, bổ sung thêm triệu chứng mắc Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tình hình, diễn biến dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại cuộc họp, Bộ Y tế đã thoả thuận, đàm phán ban đầu với Pfizer về việc cung ứng, bổ sung cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine COVID-19 để tiêm chủng cho trẻ em từ 12 -18 tuổi. Việt Nam hiện có khoảng 9 triệu trẻ em trong độ tuổi này.

Phía Pfizer cam kết đảm bảo cung ứng 20 triệu liều vaccine này trong quý IV/2021 để Việt Nam kịp thời triển khai tiêm chủng. Bộ Y tế đánh giá đây là tín hiệu tốt trong tình hình hiện nay.

Thông tin từ cuộc họp cũng cho biết, Pfizer sẽ cung ứng cho Việt Nam khoảng 1 triệu liều vaccine COVID-19  trong tháng 7; 3,4 triệu liều trong 2 tháng 8 và 9. Tiếp đó, khoảng 27 triệu liều vaccine còn lại sẽ được cung ứng trong quý IV/2021.

TP Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Làn sóng Covid-19 thứ tư đe dọa mức tăng trưởng GDP thần kỳ của Việt Nam
Như vậy, cùng với 20 triệu liều vaccine COVID-19 bổ sung để tiêm cho trẻ em, tổng cộng trong quý IV/2021, Pfizer sẽ cung ứng khoảng 47 triệu liều vaccine COVID-19 cho Việt Nam.

Với lượng vaccine COVID-19 cung ứng nhiều trong quý IV rất lớn, Bộ Y tế đề nghị Pfizer sớm cung ứng đủ 31 triệu liều vaccine trong hợp đồng đã ký kết ngay trong quý III/2021 để đáp ứng nhu cầu hiện nay, đồng thời giảm tải cho công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 trong quý IV/2021. 

Cũng tại cuộc họp, hai bên đã trao đổi về dự kiến kế hoạch cung ứng vaccine COVID-19 của Pfizer trong năm 2022 và vấn đề chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam hoặc đặt nhà máy sản xuất vaccine COVID-19 tại Việt Nam.

Đại diện Pfizer cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực để sớm có vaccine COVID-19  ưu tiên cung ứng cho Việt Nam trong bối cảnh khan hiếm vaccine trên toàn cầu theo đúng tiến độ trong thoả thuận đã ký kết;  tiếp tục nghiên cứu về sử dụng vaccine COVID-19 cho trẻ ở lứa tuổi nhỏ hơn và phụ nữ có thai.

Hai bên cũng phối hợp chặt chẽ trong việc đảm bảo vaccine COVID-19 được sử dụng hiệu quả nhất tại Việt Nam. Phía Pfizer sẽ tiếp tục thảo luận về đề xuất của Bộ Y tế trong chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 hoặc đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam và phản hồi thông tin trong thời gian sớm nhất.

Bộ Y tế: SARS-CoV-2 lây qua không khí, bổ sung thêm triệu chứng mắc Covid-19

Ngày 14/7, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3416/QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 mới.

Đây là lần hướng dẫn thứ 6 về công tác này kể từ khi dịch xuất hiện ở nước ta với nhiều điểm điều chỉnh phù hợp với thực tế diễn biến dịch và tình hình điều trị COVID-19.

Bác sỹ tại Bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị COVID-19 số 3 (Thành phố Thủ Đức) thăm khám cho bệnh nhân mới tiếp nhận. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2021
Dịch Covid-19 phức tạp, TP.HCM thí điểm cách ly F0 ở nhà

Theo hướng dẫn này thời gian ủ bệnh: từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày. Triệu chứng hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Có thể bị đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi.

Theo hướng dẫn này hầu hết người bệnh (khoảng hơn 80%) chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào.

Khoảng gần 20% số bệnh nhân diễn biến nặng, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 5-8 ngày. Các biểu hiện nặng bao gồm: viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện

Theo hướng dẫn này chỉ 5% bệnh nhân cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái, ...), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), rối loạn đông máu, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến tử vong.

Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ tử vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo. Ở người lớn, các yếu tố tiên lượng tăng nguy cơ tử vong là tuổi cao, điểm suy đa tạng SOFA cao khi nhập viện và nồng độ D- dimer > 1 mg/L.

Sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu không có hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển bệnh nhân sẽ hết sốt các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.

Ở trẻ em, đa số trẻ mắc COVID-19 có các các biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn người lớn, hoặc không có triệu chứng. Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ em là sốt và ho, hoặc các biểu hiện viêm phổi nặng dẫn tới tử vong.

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh thông tin tại buổi họp báo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2021
TP.HCM đề xuất tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho shipper, người nghèo và trên 65 tuổi

Tuy nhiên một số trẻ mắc COVID-19 có tổn thương viêm đa cơ quan giống bệnh Kawasaski: sốt; ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc, hoặc phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân; suy tuần hoàn; các biểu hiện tổn thương chức năng tim và tăng men tim; rối loạn tiêu hóa; rối loạn đông máu và tăng các chỉ số viêm cấp.

Theo Bộ Y tế, người bệnh COVID-19 có biểu hiện lâm sàng đa dạng: từ nhiễm không có triệu chứng, tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp (ARDS), sốc nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan và tử vong, đặc biệt ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch, hoặc có đồng nhiễm hay bội nhiễm các căn nguyên khác như vi khuẩn, nấm.

Cơ chế bệnh sinh của bệnh có vai trò của “cơn bão cytokine” và huyết khối mao mạch phổi trong các ca bệnh có suy hô hấp nặng và nguy kịch. Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Các biện pháp phòng bệnh chính là tiêm phòng vaccine, phát hiện sớm và cách ly ca bệnh.

Trong Hướng dẫn mới nhất này, tiêu chuẩn xuất viện của bệnh nhân COVID-19 có nhiều điểm thay đổi căn bản, căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm. Cụ thể: Người bệnh được xuất viện vào ngày thứ 10 kể từ thời điểm xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 khi: Không có triệu chứng lâm sàng trong 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2; Được lấy mẫu ít nhất 2 lần cách nhau tối thiểu 24 giờ có kết quả âm tính, bằng phương pháp xét nghiệm RT-PCR hoặc nồng độ virus thấp (Ct ≥ 30);  Thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24h.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2021
Việt Nam đã vượt 30.000 ca nhiễm Covid-19, Thủ tướng kêu gọi cả nước hướng về TP HCM
Người bệnh được xuất viện vào ngày thứ 14 khi có triệu chứng lâm sàng trong 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm dương tính; (2) Được lấy mẫu ít nhất 2 lần cách nhau tối thiểu 24 giờ có kết quả âm tính, bằng phương pháp xét nghiệm RT-PCR hoặc nồng độ virus thấp (Ct ≥ 30); (3) Thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24h.

Xuất viện sau ngày thứ 14, khi có triệu chứng lâm sàng sau 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm dương tính; Được lấy mẫu ít nhất 2 lần cách nhau tối thiểu 24 giờ có kết quả âm tính, bằng phương pháp xét nghiệm RT-PCR hoặc nồng độ virus thấp (Ct ≥ 30); Thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24h.

Bộ Y tế quy định người bệnh cần tiếp tục được cách ly phù hợp tại nhà dưới sự giám sát của Y tế cơ sở và CDC địa phương thêm 14 ngày và theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ngày, nếu thân nhiệt cao hơn 38oC ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xử trí kịp thời.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала