- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Khi nào Việt Nam mới bắt đầu "tiêm chủng đại trà" vaccine ngừa Covid-19?

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNNhân viên y tế tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax cho tình nguyện viên tại huyện Văn Lâm.
Nhân viên y tế tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax cho tình nguyện viên tại huyện Văn Lâm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, Việt Nam đến nay đã có cam kết và ký hợp đồng khoảng 105 triệu liều vaccine, trong đó 38,9 triệu liều do COVAX tài trợ.

Việt Nam đã nhận được 8 triệu liều vaccine

Với mục tiêu của Việt Nam là mua ít nhất 150 triệu liều vaccine để tiêm phòng cho 70% dân số, Việt Nam đã và đang tiếp tục công tác "ngoại giao vaccine". Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có cam kết và ký hợp đồng khoảng 105 triệu liều vaccine, trong đó 38,9 triệu liều do COVAX tài trợ.

Sputnik V của Nga. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2021
Nóng: Việt Nam mua thêm 40 triệu liều Sputnik V của Nga, tiêm miễn phí cho dân

Trong số 150 triệu liều vaccine đặt mua, 30 triệu liều do Công ty cổ phần vaccine Việt Nam (VNVC) ký với AstraZeneca, 31 triệu liều do chính phủ ký với Pfizer ký, 5 triệu liều Moderna ủy quyền cho công ty Zuellig Pharma Việt Nam, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao. Ngoài ra, Việt Nam đang đàm phán mua 55 triệu liều vaccine, trong đó 40 triệu liều Sputnik-V do Tập đoàn T&T đàm phán với Quỹ đầu tư trực tiếp Nga và 15 triệu liều Covaxin do Bộ Y tế đang đàm phán với Ấn Độ.

Tính đến ngày 12/7/2021, Việt Nam đã nhận khoảng 8 triệu liều vaccine.

Số lượng vaccine tăng đáng kể trong vòng một tháng

Có thể nói chỉ trong hơn một tháng qua số lượng vaccine Việt Nam tiếp nhận đã tăng lên đáng kể nhờ công tác vận động và đàm phán tích cực, quyết liệt.

Sau khi đã chuyển cho Việt Nam khoảng 4,5 triệu liều, cơ chế COVAX đã chuyển cho Việt Nam thêm 2 triệu liều vaccine Moderna do Mỹ cung cấp vào ngày 10/7. Đồng thời, chương trình COVAX sẽ tiếp tục phân bổ cho Việt Nam 1.065.870 liều Pfizer-BioNTech trong các tháng 7-9 và cam kết dành ưu tiên hơn cho Việt Nam trong các đợt tiếp theo.

Người lao động Thành phố Hồ Chí Minh được tiêm vaccine phòng COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2021
Chuẩn bị nhận thêm 1 triệu liều vaccine từ Nhật, Việt Nam đang được hỗ trợ từ nhiều nguồn

Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam 500.000 liều Vero Cell của Sinopharm.

Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam 2 triệu liều vaccine AstraZeneca và dự kiến viện trợ thêm 1 triệu liều trong thời gian tới, dự kiến chuyển vào ngày 16/7 sắp tới.
Chính phủ Anh cam kết đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên khi xem xét phân bổ 100 triệu liều vaccine Anh hỗ trợ các nước thông qua COVAX và song phương, sẵn sàng trao đổi với AstraZeneca về chuyển giao công nghệ, hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực tự sản xuất vaccine.

Australia cam kết viện trợ Việt Nam khoảng 10 triệu USD để mua vaccine thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và tặng thêm 1,5 triệu liều AstraZeneca từ nay đến cuối năm 2021.

Trong khi đó, Hàn Quốc đã hỗ trợ Việt Nam 30 triệu xi lanh tiêm giá trị 2,5 triệu USD. Chính quyền và nhân dân một số bang của Đức gửi tặng Việt Nam 1 triệu bộ kít xét nghiệm nhanh Covid-19.

Đến khi nào Việt Nam mới bắt đầu "tiêm chủng đại trà"?

Hiện tại, 8 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 tại Việt Nam vẫn đang được tiêm chủng cho các đối tượng ưu tiên. Ban đầu, Bộ Y tế đưa ra danh sách 11 đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine, bao gồm nguồn nhân lực ở tuyến đầu chống dịch như lực lượng nhân viên y tế, quân đội, công an, cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước...

Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đối tượng ưu tiên tiêm vaccine đã được mở rộng ra là công nhân làm việc ở các khu công nghiệp như ở Bắc Ninh, Bắc Giang và TP HCM, với mục tiêu đảm bảo được chuỗi sản xuất không bị đứt gãy. Đồng thời, trong kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử từ tháng 7 này đến tháng 4 năm sau, Bộ Y tế đưa ra 16 nhóm đối tượng và bốn nhóm tỉnh, thành được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19.

Bác sĩ Trần Văn Phúc - một trong 10 thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2014, cho biết:

Cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021 - 2022 chiều ngày 02/07 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2021
Công tác "ngoại giao vaccine" của Việt Nam

"Tôi đã đọc rất kỹ các nhóm và thấy đó là thứ tự đảm bảo hợp lý và khoa học. Nó không chỉ giúp ta có thể đạt được mục tiêu ngăn chặn tối đa số ca nặng mà còn đảm bảo công bằng cho tất cả mọi người".

Theo quan điểm của bác sĩ Phúc, thành quả chống dịch của một quốc gia, cuối cùng, không nằm ở số ca bị nhiễm mà nằm ở số ca tử vong. So với thế giới, tình hình kiểm soát dịch của Việt Nam đến thời điểm này vẫn được coi là hiệu quả, nhưng tỷ lệ tiêm chủng quá thấp. Điều đó không tránh khỏi lo ngại phải trì hoãn mở cửa kinh tế và nguy cơ bùng phát dịch mất kiểm soát.

So sánh với Nhật Bản, đến thời điểm hiện tại quốc gia này mới tiêm đủ liều cho 18% dân số, còn Mỹ mới đạt 48% dù hạ quyết tâm tiêm xong cho 70% dân trước ngày quốc khánh 4/7. Nhưng cả hai quốc gia đều đã tập trung tiêm xong cho nhóm nguy cơ cao và trong thứ tự ưu tiên ở tầm quốc tế.

"Họ đã gửi vaccine trợ giúp Việt Nam" bác sĩ Phúc cho biết.

Ngày 10/7, Việt Nam chính thức phát động Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên phạm vi toàn quốc với mục tiêu bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường. Lễ phát động triển khai chiến dịch đã diễn ra tại trụ sở Bộ Quốc phòng ở Hà Nội. Đây là chiến dịch tiêm chủng quốc gia lớn nhất từ trước đến nay.

Phát biểu tại lễ phát động triển khai chiến dịch tiêm chủng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết chiến dịch lần này có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông và Giao thông Vận tải; Trung ương Đoàn Thanh niên CS HCM và các bộ, ngành khác. Bộ trưởng Long khẳng định:

“Bộ Y tế cũng đã sửa tất cả các hướng dẫn chuyên môn trên nguyên tắc đảm bảo cho người tiêm”.
© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Trưởng Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 phát biểu.
Khi nào Việt Nam mới bắt đầu tiêm chủng đại trà vaccine ngừa Covid-19? - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Trưởng Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 phát biểu.

Ban Chỉ đạo chiến dịch được thiết lập để xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai trên quan điểm “tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất, đảm bảo an toàn, hiệu quả, công bằng và công khai”.

Về điều này, bác sĩ Trần Văn Phúc nêu quan điểm, sở dĩ chiến dịch tiêm chủng để đạt tới miễn dịch cộng đồng khác với hoạt động tiêm chủng dịch vụ để phòng bệnh thông thường ở chỗ đây là một công cụ chống dịch. Chính vì thế, bắt buộc phải dựa trên nguyên tắc khoa học, tuân thủ chặt chẽ theo lộ trình. Bác sĩ Phúc đúc kết tinh thần:

"Công bằng không phải chia đều, mà là phép chia cho ra kết quả tối ưu nhất để bảo vệ được cuộc sống của mỗi người".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала