- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

WHO đánh giá hậu quả của đại dịch COVID-19 đối với trẻ em là thảm họa

© AP Photo / Aaron FavilaKhẩu trang.
Khẩu trang. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn việc tiêm chủng thông thường ở trẻ em vào năm 2020, có thể dẫn đến bùng phát dịch bệnh gây thảm họa cho cộng đồng, tuyên bố chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết.

Việc tiêm chủng định kỳ cho trẻ em bị gián đoạn nghiêm trọng do COVID-19

Theo số liệu cập nhật của WHO và UNICEF, vào năm 2020 do đại dịch nên 23 triệu trẻ em không được tiêm các loại vắc xin thiết yếu theo chương trình tiêm chủng định kỳ. Con số này nhiều hơn 3,7 triệu so với năm 2019. Các tổ chức quốc tế đặc biệt lo ngại khi trên thực tế có khoảng 17 triệu trẻ em hầu như không được tiêm một loại vắc xin nào trong năm.

Trẻ em trong mặt nạ y tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2021
WHO lần đầu tiên cho phép tiêm vắc xin ngừa coronavirus cho trẻ em
“Khi các nước ra sức tìm nguồn cung cấp vắc xin COVID-19, thì chúng ta lại đang tụt hậu về việc tiêm chủng những loại vắc xin khác, khiến trẻ em có nguy cơ bị mắc các bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được như sởi, bại liệt hoặc viêm màng não. Dịch bệnh bùng phát nhiều sẽ trở thành thảm họa đối với cộng đồng và hệ thống chăm sóc sức khỏe, những nơi đang phải chiến đấu chống lại COVID-19. Chính vì vậy nên bây giờ hơn lúc nào hết cần đầu tư tiêm vắc xin cho trẻ em, đảm bảo đứa trẻ nào cũng được tiêm phòng”, - Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phân tích tình hình.

Như tin đã đưa, khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất năm 2020 do gián đoạn hoạt động của các cơ quan phụ trách công tác miễn dịch là Đông Nam Á và Đông Địa Trung Hải. Hầu hết trẻ em chưa được tiêm các loại vắc xin thiết yếu sống trong các cộng đồng bị ảnh hưởng do xung đột, ở những nơi xa xôi có hệ thống dịch vụ yếu kém, trong môi trường không chính thức hoặc các khu ổ chuột, nơi các em phải đối mặt với nhiều khó khăn thiếu thốn, không được hưởng ngay cả những dịch vụ cơ bản nhất.

Theo WHO, việc chương trình tiêm phòng các loại vắc xin cần thiết năm 2020 bị gián đoạn đã khiến dịch sởi bắt đầu bùng phát ở Pakistan. Tình trạng tiêm chủng không đầy đủ để phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà cho trẻ em ở Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Philippines, Mexico, Angola, Tanzania, Mozambique, Argentina, Venezuela và Mali cũng là vấn đề đáng lo ngại. Đồng thời, tỷ lệ tiêm vắc xin chống các căn bệnh chủ yếu có thể phòng ngừa này giảm xuống còn 86%, trong khi mức khuyến cáo để bảo vệ toàn bộ dân số là 95%.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала