Đôi điều về chiến lược vaccine của Việt Nam

© Ảnh : Hoàng Hùng - TTXVNChuẩn bị vaccine trước khi tiêm cho đối tượng ưu tiên tại Trung tâm y tế thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Chuẩn bị vaccine trước khi tiêm cho đối tượng ưu tiên tại Trung tâm y tế thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2021
Đăng ký
“Thực tế cho thấy, Việt Nam đã chống COVID-19 năm 2020 và đầu năm nay rất hiệu quả. Đó là một ưu thế đáng lẽ đã phải được tận dụng triệt để để dồn lực lo nguồn vaccine. Vaccine và thuốc chữa trị là 2 thứ quan trọng nhất để dập dịch”, - Tiến sỹ Hoàng Giang nói với Sputnik.

Bộ Y tế Việt Nam vừa chính thức cho phép phối hợp tiêm vaccine - liều đầu tiên là AstraZeneca và liều thứ hai là Pfizer – nguyên nhân chính là do trong nước nguồn vaccine đang thiếu. Những thỏa thuận, cam kết 20 triệu liều, 40 triệu liều, rồi hơn 100 triệu liều cho tới giờ vẫn chỉ là thông tin cho dân chúng.

Một số quốc gia như Canada, Tây Ban Nha và Hàn Quốc đã phê duyệt món “cocktail” vaccine (liều đầu tiên là AstraZeneca và liều thứ hai là Pfizer). Còn các nhà khoa học của WHO thì phản đối việc tiêm chủng kết hợp các loại vaccine phòng COVID-19 của các nhà sản xuất khác nhau cho liều đầu tiên và liều thứ hai, cho là vì có rất ít dữ liệu về tác động của một loại “cocktail” như vậy đối với cơ thể.

Vì sao Bộ y tế cho phép phối hợp tiêm vaccine?

Tiêm vaccine ngừa coronavirus - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.07.2021
Việt Nam phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử
Việc tiêm các loại vaccine khác nhau để chống lại cùng một chủng loài virus không phải bây giờ mới diễn ra. Trong Chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella ở Việt Nam được triển khai trong thời gian từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015 trên phạm vi toàn quốc, Bộ Y tế Việt Nam đã cùng lúc sử dụng cả hai loại vaccine MMR II (Sởi - Quai bị - Rubella) của Mỹ và MR (Sởi - Rubella) của Ấn Độ để tiêm mũi đầu và mũi nhắc lại cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi. Kết quả là không hề có bất kỳ một phản ứng bất lợi nào đáng kể nào cho sức khỏe của các đối tượng được tiêm chủng. Năm 2016, Việt Nam cũng đã tự điều chế và sản xuất vaccine MR trên nền tảng công nghệ của Nhật Bản và cũng sử dụng song hành với cả hai loại vaccine cùng tính năng của Mỹ và Ấn Độ trong các chiến dịch tiêm chủng mở rộng tiếp theo.

“Tại Bản tin thời sự 19 giờ ngày 15-7-2021, trả lời phỏng vấn của VTV, T.S Kidong Park, Trưởng Cơ quan đại diện WHO ở Việt Nam cho biết WHO coi việc Việt Nam cho phép tiêm mũi vaccine thứ hai là loại Pfizer/BioNTech sau mũi thứ nhất là loại AstraZeneca hoàn toàn có thể thực hiện an toàn. Điều này có được là do các vaccine dù được điều chế bằng các công nghệ khác nhau nhưng đều có chung nguyên tắc là sử dụng “virus bất hoạt” hoặc công nghệ “vector mô phỏng”. Còn lại các thành phần tá dược của tất cả các loại vaccine đều không gây nguy hại cho sức khỏe. Trong khi đó, Chủ tịch WHO chỉ đề cập đến vấn đề chưa có dữ liệu khoa học nào bảo đảm cho việc tiêm trộn lẫn vaccine phòng COVID-19 chứ không hề đưa ra khuyến cáo “cấm” hay “cho phép”, - Chuyên gia Hồng Long bình luận với Sputnik.
© Ảnh : Thanh Vũ - TTXVNNgười lao động Thành phố Hồ Chí Minh được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Đôi điều về chiến lược vaccine của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2021
Người lao động Thành phố Hồ Chí Minh được tiêm vaccine phòng COVID-19.
“Theo bài công bố vừa đây về nghiên cứu của Tây Ban Nha đăng trên tạp chí The Lancet, nhóm nghiên cứu cho biết họ đã tiến hành thử nghiệm gọi là "CombiVacS": tiêm ngừa liều 2 bằng vaccine Pfizer/BioTech cho người đã được tiêm 1 liều AstraZeneca. Kết quả đã chứng minh việc tiêm 2 loại vắc-xin này là an toàn, phản ứng phụ giữa nhóm tiêm khác loại và cùng loại là tương đương. Hơn nữa, sự phối hợp này đã "gây ra một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ", tức khả năng miễn dịch với Covid-19 ở người tiêm 2 mũi khác loại còn tốt hơn so với người tiêm cùng loại. Cho nên, việc BYT Việt Nam ra quyết định nói trên là có cơ sở, mặc dù tôi cho rằng, nguyên nhân chính là nguồn vaccine về không như theo kế hoạch”, -Tiến sĩ Hoàng Giang nói với Sputnik.

Vaccine Moderna. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Bộ Y tế làm sáng tỏ việc "tiêm trộn vaccine" ở Việt Nam
Một số chuyên gia còn nhận định rằng, trên thế giới đã và đang diễn ra cuộc “cạnh tranh khốc liệt” trong sản xuất và bán vaccine phòng chống COVID-19. Trong cảnh khan hiếm vaccine tựa như “nước sôi lửa bỏng hiện nay, không một hãng dược phẩm chế tạo vaccine nào lại để cho đối thủ “qua mặt” mình về “doanh số bán ra”. Chính vì vậy mà các hãng sản xuất vaccine đều tung ra các thông tin về việc không nên sử dụng vaccine của họ “chung đụng” với các loại vaccine khác. Đó chính là cái gốc của vấn đề chứ không phải việc tiêm chủng kết hợp vaccine này với vaccine kia có thể gây nguy hiểm cho đối tượng được tiêm chủng. Bởi trên thực tế đã có một số nước sử dụng cách tiêm chủng này như Mỹ đã sử dụng kết hợp Pfizer và Moderna hay Anh đã sử dụng kết hợp AstraZeneca với Pfizer và cho đến nay, chưa hề có báo cáo về tai biến đáng kể nào về phương pháp sử dụng kết hợp như vậy.

Bộ y tế Việt Nam có bị động trong việc mua và phân phối vaccine?

Theo chuyên gia Hồng Long thì thực ra, về chiến lược, Bộ Y tế Việt Nam không bị động trong vấn đề vaccine phòng chống COVID-19.

“Tháng 6/2020, khi vaccine AstraZeneca bắt đầu giai đoạn thử nghiệm thứ ba, VNVC đã đóng góp đầu tư 600.000 USD cho dự án này với hy vọng sẽ có được vaccine sớm nhất có thể với tư cách khách hàng được ưu tiên. Và song song với đó là việc đầu tư nghiên cứu vaccine nội địa của Chính phủ. 600.000 USD đối với Việt Nam là khoản tiền lớn, nhưng đối với “các ông lớn” như Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Mỹ, .v.v… thì số tiền đó chỉ là “con tem dán trên lưng con voi” mà thôi. Và theo nguyên tắc tỷ lệ hưởng thụ tương ứng với tỷ lệ đóng góp, Việt Nam chắc chắn sẽ xếp sau nhiều “ông lớn khác” trong ván cờ vaccine”, - Chuyên gia Hồng Long phát biểu với Sputnik.

Pfizer - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2021
Pfizer cam kết cung ứng 20 triệu vaccine COVID-19 cho trẻ em Việt Nam
Cũng theo lời ông Hồng Long, với tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam năm 2020 thì chỉ cần vài triệu liều vaccine là có thể ngăn chặn đáng kể sự lây lan. Thậm chí ngay cả đợt bùng phát ở thời điểm cận Tết Nguyên đán Tân Sửu cũng cho thấy dự báo cuối năm 2020 vẫn còn tính hiện thực.

“Nhưng đến đợt bùng phát dịch thứ tư ngày 25/4/2021 thì mọi dự đoán bi quan nhất đều bị vượt qua. Và đương nhiên mọi dự báo lạc quan tối thiểu nhất cũng không thể trở thành hiện thực. Dịch bệnh bùng phát mạnh hơn gấp nhiều lần với cường độ lớn hơn tổng cường độ của ca ba đợt bùng phát trước đó cộng lại. Vì vậy, nói cho đúng hơn thì Việt Nam đã bị động trước chủng Delta của virus SARS- COV-2 chứ không bị động về chiến lược vaccine”, - Chuyên gia Hồng Long nếu đánh giá của mình với Sputnik.

© AFP 2023 / Nha NguyenVaccine AstraZeneca.
Đôi điều về chiến lược vaccine của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2021
Vaccine AstraZeneca.
Trong khi nguồn vaccine vẫn khan hiếm, các ca nhiễm đang tăng mạnh, cũng như hơn một năm qua, lực lượng y bác sỹ đang làm việc hết sức mình.

Đọc thêm: Dập dịch đợt 4 – bài toán khó

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала