- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Việt Nam có phương pháp mới điều trị bệnh nhân Covid-19

© Ảnh : Thành Chung - TTXVNAnh Trần Thanh Trí, Ủy viên Ban thường vụ Quận đoàn Phú Nhuận vào khu cách ly tập trung trên đường Lê Quý Đôn, quận Phú Nhuận để hướng dẫn các sử dụng ebook.
Anh Trần Thanh Trí, Ủy viên Ban thường vụ Quận đoàn Phú Nhuận vào khu cách ly tập trung trên đường Lê Quý Đôn, quận Phú Nhuận để hướng dẫn các sử dụng ebook.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2021
Đăng ký
Theo lời Thứ trưởng Trương Quốc Cường, Việt Nam có thể sử dụng thuốc đông y xuyên tâm liên để điều trị bệnh nhân Covid-19.

Việt Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine Covid-19 trong bối cảnh số ca mắc nCoV mới và tử vong vì SARS-CoV-2 tăng nhanh.

Việt nam hiện đang xây dựng kế hoạch, lên kịch bản cho 100.000 ca mắc Covid-19, đồng thời nghiên cứu, điều chỉnh phác đồ điều trị, các địa phương cũng được yêu cầu nâng mức phòng chống Covid-19 lên một bậc và sẵn sàng chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.

Số ca mắc, số bệnh nhân Covid-19 tử vong ở Việt Nam

Bộ Y tế cập nhật thông tin số ca mắc Covid-19 mới, số bệnh nhân tử vong ngày 16/7 cho biết, hôm nay, cả nước ghi nhận thêm 3.336 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, số ca tử vong tăng thêm 18 trường hợp (tổng là 225 người).

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam sau khi chính phủ áp đặt hai tuần cách ly - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2021
TP.HCM lý giải chênh lệch số ca Covid-19 tử vong, công việc của ông Võ Văn Hoan
Cụ thể, bản tin tối ngày 16/7 của Bộ Y tế cho biết, chiều nay thêm 1.898 ca Covid-19 mới (riêng TP.HCM chiếm tới 1.349 người), nâng tổng số ca nhiễm của cả nước trong ngày lên thành 3.336, hiện Việt Nam đã có 44.186 trường hợp mắc nCoV.

Trong số 1.898 ca mắc mới chỉ có 15 trường hợp là nguồn bệnh xâm nhập (nhập cảnh tại TP.HCM (6 người), Quảng Ninh (5), Thanh Hóa (3), Hà Nội (1).

Còn lại 1.883 ca lây nhiễm trong nước, trong đó có 1.665 trường hợp được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu vực đã bị phong tỏa.

Trong đó, TP.HCM vẫn là địa phương có dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng nhất với 1.349 ca mắc, sau đó là Tiền Giang (146), Bình Dương (113), Đồng Tháp (92), Đà Nẵng (39), Tây Ninh (33), Phú Yên (22), Hưng Yên (15), Vĩnh Long (13), Cần Thơ (11), Nghệ An (10), Bình Thuận (9), Bắc Ninh (7), Quảng Ngãi (4), Ninh Thuận (3), Bình Phước (3), Hà Nội (3), Trà Vinh (2), Cà Mau (2), Bắc Giang (2), Thanh Hóa (1), Lâm Đồng (1), Lào Cai (1), Đắk Lắk (1), Vĩnh Phúc (1)

Tính chung cả ngày, trong số 3.321 ca bệnh lây nhiễm trong nước, TP.HCM chiếm số lượng lớn với 2.420 ca.

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNNhân viên y tế phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân) lấy mẫu xét nghiệm cho những trường hợp có nguy cơ cao trên địa bàn (ảnh chụp ngày 16/7/2021).
Việt Nam có phương pháp mới điều trị bệnh nhân Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2021
Nhân viên y tế phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân) lấy mẫu xét nghiệm cho những trường hợp có nguy cơ cao trên địa bàn (ảnh chụp ngày 16/7/2021).

Kế tiếp là Bình Dương (166), Đồng Tháp (158), Tiền Giang (146), Đồng Nai (72), Khánh Hòa (57), Vĩnh Long (49), Phú Yên (44), Đà Nẵng (39), Tây Ninh (33), Cần Thơ (19), Nghệ An (16), Bến Tre (15), Hưng Yên (15), Bình Phước (13), Bình Thuận (9), Kiên Giang (8 ), Hậu Giang (7), Bắc Ninh (7), Hà Nội (6), Quảng Ngãi (4), Ninh Thuận (3), Lâm Đồng (2), Trà Vinh (2), Cà Mau (2), Bắc Giang (2), Đắk Nông (1), Lạng Sơn (1), An Giang (1)Thanh Hóa (1), Lào Cai (1), Đắk Lắk (1), Vĩnh Phúc (1).

An Giang: Xử lý nghiêm việc đăng tải thông tin không chính xác về vaccine COVID-19 của Bệnh viện Hạnh Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2021
Xử lý việc thông báo 'tiêm dịch vụ' vaccine ngừa Covid-19 ở Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc
Như vậy, tính đến hôm nay, tổng số ca nhiễm của TP.HCM đã tăng lên (23.913), Bắc Giang (5.729), Bình Dương (2.175), Bắc Ninh (1.682), Đồng Tháp (1.039), Phú Yên (616), Hà Nội (570), Đà Nẵng (361), Vĩnh Long (258), Hưng Yên (218), Quảng Ngãi (191), Nghệ An (153), Vĩnh Phúc (104), Tây Ninh (65), Bình Phước (57), Cần Thơ (51), Trà Vinh (45), Bình Thuận (45), Ninh Thuận (39), Thanh Hóa (19), Cà Mau (19), Lâm Đồng (16), Đăk Lăk (9), Lào Cai (7).

Tính từ 27/4 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 40.609 ca, trong đó có 7.246 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 4.279.373 xét nghiệm cho 110.157.359 lượt người.

Số ca Covid-19 được điều trị khỏi là 10.002 người.

Hôm nay, có thêm 18 trường hợp tử vong từ các ngày 8-14/7 tại TP.HCM, Đồng Tháp, Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang được công bố, nâng tổng số ca tử vong của cả nước từ đầu dịch đến nay lên thành 225 trường hợp.

Việt Nam tăng cường tốc độ tiêm chủng vaccine Covid-19

Ngày 16/7, Bộ Y tế đã ban hành văn bản số 5683 hỏa tốc gửi các địa phương, đơn vị về tăng cường công tác tiêm chủng.

“Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai tiêm chủng và thực hiện báo cáo theo quy định”, văn bản nêu rõ.

Bộ Y tế khẳng định rằng, Bộ sẽ cung ứng và hướng dẫn tổ chức tiêm chủng sử dụng đồng thời nhiều loại vaccine từ các nguồn cung ứng với những điều kiện bảo quản khác nhau.

COVID-19: Hà Nội phong tỏa quán The Pizza company - Đoàn Trần Nghiệp - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2021
Hà Nội ghi nhận một ca nhiễm Covid-19 cộng đồng, chưa tìm được nguồn lây

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ, các địa phương lập kế hoạch chi tiết để triển khai tiêm chủng với nhiều loại vaccine khác nhau cho các đối tượng theo quyết định số 3355.

Trước đó, ngày 8/7/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3355/QĐ-BYT về Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 năm 2021-2022 trong đó đã bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm vaccine.

Các địa phương ưu tiên tiêm chủng sớm cho các đối tượng được huy động tham gia hỗ trợ phòng chống dịch tại TP.HCM.

Đáng chú ý, đối với công tác tiêm chủng, Bộ Y tế cũng hướng dẫn các địa phương, bệnh viện trực thuộc bộ sắp xếp ưu tiên tiêm cho các đối tượng là người nước ngoài trên địa bàn nếu thuộc nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định.

Tính đến nay, sau hơn 4 tháng triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19, Việt Nam đã tiêm được 4.156.140 liều trong đó có 3.556.332 người đã được tiêm 1 liều vaccine và 299.904 người tiêm đủ 2 liều vaccine.

“Đến nay các địa phương, đơn vị đã cơ bản hoàn thành kế hoạch tiêm chủng”, Bộ cho biết.

Việt Nam chính thức bắt đầu tiêm chủng vaccine Covid-19 từ ngày 8/3/2021 và khởi động chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 lớn nhất lịch sử từ trước đến nay từ 10/7/2021 với mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng với trên 70% dân số được tiêm vaccine ngừa coronavirus đến hết tháng 4 năm 2022.

Nhân viên y tế xã Hoà Thạch đến lấy mẫu người trở về từ Thành phố Hồ Chí Minh tại thôn Vinh Quang, xã Hoà Thạch. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2021
Việt Nam bất ngờ ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục

Đến nay đã có 6 loại vaccine được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gồm: AstraZeneca, Sputnik, vaccine Pfizer; Vero Cell (Sinopharm) và vaccine Spikevax (Moderna) và Janssen.

Tính cả 1 triệu liều vaccine chính phủ Nhật Bản viện trợ về ngày 16/7, đến nay, Việt Nam đã nhận khoảng gần 10 triệu liều vaccine Covid-19 các loại từ AstraZeneca, Sputnik V, Sinopharm, Pfizer đến Moderna.

Trong số này, như Sputnik Việt Nam đã thông tin trước đó, có 2,5 triệu liều vaccine AstraZeneca do COVAX Facility hỗ trợ, 2 triệu liều vaccine Moderna do Mỹ tặng thông qua COVAX, khoảng 3,4 triệu liều vaccine do các nước tặng, gần 2 triệu liều đặt mua thông qua Công ty VNVC, hơn 97.000 liều vaccine đặt mua của Pfizer/BioNTech.

© AFP 2023 / Fred TanneauVaccine Moderna.
Việt Nam có phương pháp mới điều trị bệnh nhân Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2021
Vaccine Moderna.

Lên kịch bản cho 100.000 ca nhiễm Covid-19

Phát biểu tại hội nghị giao ban trực tuyến với các địa phương về công tác phòng chống Covid-19, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, diễn biến dịch lần này có nhiều điểm đáng chú ý.

Theo PGS.TS Khuê, trên cơ sở phân tích hơn 9.400 bệnh nhân Covid-19 trên tổng số hơn 32.000 bệnh nhân đang điều trị tại đợt dịch lần này, Tiểu ban Điều trị nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân không triệu chứng hoặc có biểu hiện lâm sàng nhẹ vẫn chiếm trên 80%.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phía Nam triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2021
Thủ tướng điều chỉnh lại quy trình chống dịch Covid-19, quyết liệt, thực tiễn hơn

Trong đó, số ca thở oxy gọng kính chiếm 5,3%, thở máy không xâm nhập chiếm 0,17%, thở máy xâm nhập 1,3% và can thiệp ECMO là 0,2%

Đáng chú ý, có từ 10-20% bệnh nhân từ trung bình diễn biến nặng. Tuy nhiên, do số lượng ca mắc mới liên tục tăng nên con số này tăng nhanh.

“Ngoài ra, tại thời điểm này, số tử vong do Covid-19 chiếm tỷ lệ 0,55%”, Cục trưởng Khuê lưu ý.

Theo ông Khuê, hiện Bộ Y tế đang xây dựng lập kế hoạch để có thể thu dung, tiếp nhận 100.000 bệnh nhân Covid-19 và đẩy mạnh năng lực của các bệnh viện vùng.

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế cho hay, nguyên tắc điều trị hiện nay vẫn là "4 tại chỗ", phân tầng điều trị theo diễn biến bệnh để tránh quá tải.

Đồng thời, các bệnh viện phải chú ý các điều kiện chăm sóc y tế, đặc biệt quan tâm đến tình hình oxy, máy thở... hạn chế thấp nhất bệnh nhân tử vong. Tất cả các khu vực điều trị đều cần oxy, khu vực điều trị bệnh nhân nhẹ cũng phải chuẩn bị sẵn oxy phòng trường hợp bệnh nhân nhẹ nhưng có bệnh nền nên dễ chuyển nặng.

“Các tỉnh bố trí tối thiểu ở bệnh viện hạng 2, hạng 3 phải có hệ thống oxy trung tâm để đảm bảo thở mặt nạ, thở oxy dòng cao, hạn chế số ca tử vong thấp nhất”, PGS Khuê lưu ý.

Theo Bộ Y tế, hiện tổng lượng oxy vẫn đảm bảo nhưng một số nơi phải tăng điều phối, xây dựng lại phương án. Một số địa phương có nguy cơ thiếu oxy nếu dịch xảy ra cục bộ.

Cùng với đó, theo ông Khuê, nhằm giảm tải cho các cơ sở điều trị, Bộ Y tế đã xây dựng phác đồ mới cho phép xuất viện sau 10 ngày nếu không có triệu chứng và âm tính 2 lần liên tiếp cách nhau tối thiểu 24 giờ hoặc nồng độ virus thấp. Trong khi trước đây, quy định chung là phải điều trị ít nhất 14 ngày với tất cả bệnh nhân và chỉ xuất viện sau 2 lần âm tính.

Đối với những bệnh nhân sau 10 ngày nhập viện không có triệu chứng, đồng thời có 2 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 hoặc 2 lần xét nghiệm dương tính nhưng chỉ số nồng độ virus thấp (giá trị CT >=30), thì được xuất viện về nhà vì khả năng lây ra cộng đồng hầu như không có.

“Tuy nhiên, các trường hợp này vẫn phải theo dõi, giám sát y tế tại nơi lưu trú trong 14 ngày”, PGS Khuê lưu ý.
Việt Nam sử dụng thuốc xuyên tâm liên điều trị bệnh nhân Covid-19

Thông tin đáng chú ý về khả năng sử dụng thuốc đông y xuyên tâm liên điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 được Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường chia sẻ ngày 16/7 trong hội nghị giao ban trực tuyến công tác phòng chống dịch toàn quốc.

Tại đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Trương Quốc Cường cho hay, Bộ Y tế thời gian qua đã nhận được thông tin từ các cơ quan chức năng và chuyên gia về thuốc đông y xuyên tâm liên của Trung Quốc có hiệu quả trong điều trị các bệnh nhân mắc Covid-19.

Pfizer - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2021
Pfizer cam kết cung ứng 20 triệu vaccine COVID-19 cho trẻ em Việt Nam

Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho biết, xuyên tâm liên đã được một số quốc gia khác như Malaysia, Indonesia, Thái Lan sử dụng trong thời gian qua.

Xuyên tâm liên còn có tên là công cộng, hùng bút, nguyên cộng, lam khái liên, cây lá đắng, khô đảm thảo, nhất kiến kỷ, cỏ đắng, cỏ Ấn Độ… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Xuyên tâm liên được coi như một loại kháng sinh thực vật và được sử dụng để điều trị các chứng bệnh viêm nhiễm, cảm cúm thông thường...

Việt Nam hiện cũng ứng dụng loại thuốc này vào việc điều trị bệnh nhân Covid-19. Đồng thời, Việt Nam cũng đang triển khai một số loại thuốc được cấp phép, có 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, trong việc điều trị Covid-19 như Remdesivir, Favipiravir...

© Depositphotos.com / AlexeynovikovThuốc Favipiravir.
Việt Nam có phương pháp mới điều trị bệnh nhân Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2021
Thuốc Favipiravir.
“Đây cũng là những loại thuốc đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng”, đại diện Bộ Y tế nhấn mạnh.

Lãnh đạo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang có khoảng 20 đơn hàng với nhiều loại thuốc khác nhau nhập khẩu từ nước ngoài để sẵn sàng cung cấp cho các đơn vị, cơ sở y tế điều trị Covid-19.

Theo Thứ trưởng Trương Quốc Cường, Bộ Y tế sẽ xin nhập khẩu và đề nghị cấp phép nhanh nhất cho các loại thuốc này để phục vụ cho công tác điều trị bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 trong nước.

Đối với việc chuẩn bị trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế, đại diện Bộ Y tế cũng lo ngại về việc nhiều cơ sở y tế, địa phương có thể thiếu vật tư, phương tiện bảo hộ nếu dịch tiếp tục diễn biến phức tạp mà chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Do đó, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động trong việc chuẩn bị khẩu trang, quần áo bảo hộ tùy tình hình. Nếu cần thiết, Bộ Y tế có thể hỗ trợ vấn đề này.

Liên quan đến số lượng test kit, ông Trương Quốc Cường nhấn mạnh, hiện một số nơi vẫn lúng túng trong việc mua. Bộ Y tế đã có công văn chính thức hướng dẫn đầy đủ địa chỉ, loại sản phẩm, độ nhạy, mức độ đặc hiệu, nguồn gốc xuất sứ hay mức giá dự kiến. Do đó, các đơn vị, địa phương cần căn cứ vào đó để chủ động hơn.

“Việt Nam đang tiếp tục nhận viện trợ, đồng thời khẩn trương nhập khẩu thêm test kit để phục vụ công tác phòng, chống dịch”, thứ trưởng Y tế nói.

Riêng đối với các trang thiết bị cấp cứu, điều trị như máy ECMO, máy thở oxy cao tần HFNC, lọc máu liên tục, máy thở oxy từ khí trời, hệ thống oxy di động cỡ lớn..., đại diện Bộ Y tế cũng lưu ý các địa phương cần chủ động để luôn sẵn sàng trong tình huống xấu nhất khi dịch bùng phát mạnh trong thời gian tới.

Các y bác sỹ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tp Hồ Chí Minh và Quận 7 thực hiện xét nghiệm sàng lọc COVID-19 ngẫu nhiên cho công nhân Công ty TNHH Solen Việt Nam ở Khu chế xuất Tân Thuận ngày 3/6. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2021
Thêm 603 bệnh nhân Covid-19, nhiều doanh nghiệp ở TP HCM tạm dừng sản xuất sau 15/07

Nói về việc cho phép sử dụng vị thuốc xuyên tâm liên trong y học cổ truyền để điều trị Covid-19, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh, đây là phương thuốc rất kinh điển trong những năm đất nước còn nghèo khó, từng dùng để chữa bách bệnh.

“Vừa qua, một số nước đã đưa vào điều trị và cũng thấy hiệu quả nên chúng ta có thể đưa vào điều trị trên những bệnh nhân ít triệu chứng, thể nhẹ kết hợp cùng nâng cao thể trạng, dinh dưỡng. Ngoài ra, các trường hợp F1 cách ly tại nhà có dấu hiệu mệt mỏi cũng có thể xem xét sử dụng vị thuốc này”, PGS Khuê cho hay.

Bên cạnh đó, trong phác đồ điều trị mới nhất, Bộ Y tế Việt Nam cũng đã cho phép các cơ sở y tế sử dụng thuốc chống đông máu corticoid sớm trên các bệnh nhân có diễn biến trung bình ngay cả khi không làm được xét nghiệm đông máu, đồng thời có thể xem xét sử dụng kháng thể đơn dòng với bệnh nhân nặng khi Hội đồng chuyên môn cho phép.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала