Cập nhật tình hình dịch ở Hà Nội ngày đầu áp dụng Chỉ thị 15, người dân cần lưu ý điều gì?

© Ảnh : TTXVN - Trần Thành ĐạtTuyến đường Trường Chinh tắc dài nhìn từ trên cao (Ảnh chụp 8h30 sáng 19/7)
Tuyến đường Trường Chinh tắc dài nhìn từ trên cao (Ảnh chụp 8h30 sáng 19/7) - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.07.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tối 18/07, UBND TP Hà Nội phát công điện khẩn với tổng hợp tất cả biện pháp phòng chống dịch thành phố đang thực hiện từ trước đến giờ. Người dân cần chú ý đến điều gì?

"Người dân Hà Nội không cần lo lắng mua hàng tích trữ làm gì"

Trong bối cảnh cả nước ghi nhận hơn 50.000 ca Covid-19, UBND TP Hà Nội ban hành công điện về các biện pháp cấp bách phòng chống dịch. Qua đó, yêu cầu người dân Hà Nội ở tại nhà, chỉ ra đường trong trường hợp thực sự cần thiết và không tụ tập quá 5 người ngoài công sở, trường học, bệnh viện, giữ khoảng cách tối thiểu 2m (giảm từ 10 trong công điện ngày 12/7 xuống còn 5).

Có thể nói so với các văn bản chỉ đạo trước đó, công điện lần này tổng hợp tất cả biện pháp phòng chống dịch thành phố đang thực hiện. Một số được nâng mức cao hơn, như yêu cầu lái xe và người trên xe phải có xét nghiệm âm tính với nCoV bằng phương pháp RT-PCR không quá 3 ngày (trước chấp nhận kết quả xét nghiệm nhanh âm tính).

Tuy nhiên ngay sau khi có điện khẩn phát đi, nhiều người dân Hà Nội đã kịp đổ ra các siêu thị lớn để mua lương thực để trữ. Theo cập nhật sáng 19/07, vẫn còn hiện tượng người dân đổ xô đi chợ mua lương thực, thực phẩm tại chợ dân sinh.

© Ảnh : TTXVN - Trần Thành ĐạtVẫn còn hiện tượng người dân đổ xô đi chợ mua lương thực, thực phẩm tại chợ dân sinh
Cập nhật tình hình dịch ở Hà Nội ngày đầu áp dụng Chỉ thị 15, người dân cần lưu ý điều gì? - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.07.2021
Vẫn còn hiện tượng người dân đổ xô đi chợ mua lương thực, thực phẩm tại chợ dân sinh

Mặc dù đã có thông báo từ Thông tin Chính phủ vào tối 18/07:

"Đại diện các hệ thống siêu thị ở Hà Nội cam kết không tăng giá, người dân không cần lo lắng mua hàng tích trữ làm gì. Lượng hàng hoá dự kiến hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố khoảng 21.500 tỷ".

Cùng ngày trước khi bắt đầu thực hiện Chỉ thị 15, Sở Công Thương Hà Nội đã làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về phương án bảo đảm hàng hóa thiết yếu, sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19.

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết:

“Để chung tay phòng, chống dịch COVID-19, cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, rất cần sự chung tay của chính người dân, thực hiện nghiêm quy định 5K và không đầu cơ tích trữ hàng hóa gây khan hiếm cục bộ trong thời điểm dịch bệnh”.

Theo ông Nguyễn Thái Dũng, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), cho biết hiện nay, toàn bộ kho hàng của hệ thống siêu thị Hapro, Fuji Mart… đã được chuẩn bị đầy đủ hàng hóa cả hàng tươi và hàng đông lạnh. Đặc biệt, các mặt hàng thiết yếu, như gạo, dầu ăn, nước mắm, mì gói, nước rửa tay, khẩu trang… luôn đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng.

COVID-19: TP. Hồ Chí Minh thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo nguồn hàng và bình ổn giá - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2021
Đại diện các siêu thị ở TP HCM trấn an: 'Đừng hoảng sợ khi thấy kệ hàng trống'

Tương tự, ông Khúc Tiến Hà, Giám đốc miền Bắc hệ thống siêu thị Vinmart thông tin, với hệ thống 800 điểm bán hàng và 51 siêu thị lớn tại Hà Nội, hệ thống Vinmart đang trữ kho tại chỗ bảo đảm phục vụ người dân, không để xảy ra tình trạng trống kệ.

Sở Công Thương Hà Nội cũng đã chủ động liên kết với 53 tỉnh, thành phố, trong đó tập trung vào các khu vực phía Bắc; nắm rõ các doanh nghiệp chủ lực sản xuất hàng công nghiệp, nông sản tại các địa phương để cung cấp cho các đơn vị phân phối của Hà Nội chủ động liên hệ, ký kết nguồn hàng, sẵn sàng cung cấp lượng hàng cần thiết khi Hà Nội có nhu cầu.

Người dân Thủ đô vẫn đổ ra đường tập thể dục, đạp xe sáng 19/7

Theo ghi nhận sáng nay ngày 19/07, đến giờ đi làm của ngày đầu thực hiện Công điện số 15 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, trên nhiều tuyến phố của Thủ đô vẫn rất đông người dân ra đường, mặc dù trong Công điện đã nêu rõ về việc yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở... 

Đặc biệt tại khu vực Hồ Tây, người dân vẫn cố tình đi tập thể dục, đạp xe không tuân thủ giãn cách mặc dù đã có cả biển cấm và rào chắn.

Một số người chạy bộ chủ quan bỏ khẩu trang phòng chống dịch trên đường Thanh Niên (Ảnh chụp 6h 30 sáng 19/7).
Cập nhật tình hình dịch ở Hà Nội ngày đầu áp dụng Chỉ thị 15, người dân cần lưu ý điều gì? - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.07.2021
Một số người chạy bộ chủ quan bỏ khẩu trang phòng chống dịch trên đường Thanh Niên (Ảnh chụp 6h 30 sáng 19/7).

Bắt đầu từ ngày 19/7, Hà Nội sẽ rà soát, xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho nhiều đối tượng nguy cơ tại cộng đồng. Quyết định được Sở Y tế Hà Nội đưa ra trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 mới ghi nhận liên tục tăng cao những ngày qua. Riêng từ ngày 5/7 đến nay có thêm 183 trường hợp.

Theo đó trong chiến dịch cao điểm từ 19-25/7, Hà Nội sẽ rà soát, xác minh và lấy mẫu xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 để đánh giá nguy cơ đối với các trường hợp ho, sốt, chưa có nguyên nhân rõ ràng, nghi ngờ mắc Covid-19, không cần yếu tố dịch tễ, thời gian bắt đầu có triệu chứng từ ngày 10/7.

Ngoài ra, thành phố sẽ rà soát, xác minh người về từ các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và 19 tỉnh đang áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính Phủ, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp này, cách ly đủ 14 ngày tại nhà kể từ ngày về Hà Nội.

Thêm 16 trường hợp dương tính mới với SARS-CoV-2 tại Hà Nội

Sáng 19/7, Sở Y tế Hà Nội thông báo 16 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại Hà Nội, trong đó có các ca liên quan khu công nghiệp Thăng Long, Hoàng Mai, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Khuyến. Cụ thể, 06 trường hợp là công nhân Công ty SEI, Khu công nghiệp Thăng Long đã được cách ly từ ngày 5/7 và đã có ít nhất 2-3 lần xét nghiệm âm tính. Ngày 17/7, các trường hợp trên được lấy mẫu xét nghiệm do có triệu chứng, kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

© Ảnh : TTXVN - Bùi Cương QuyếtNhân viên y tế quận Hoàn Kiếm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho các trường hợp có nguy cơ cao tại khu vực liên quan đến ca dương tính với SARS-CoV-2 tại phố Hàng Mắm (phường Lý Thái Tổ) ngày 18/7/2021.
Cập nhật tình hình dịch ở Hà Nội ngày đầu áp dụng Chỉ thị 15, người dân cần lưu ý điều gì? - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.07.2021
Nhân viên y tế quận Hoàn Kiếm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho các trường hợp có nguy cơ cao tại khu vực liên quan đến ca dương tính với SARS-CoV-2 tại phố Hàng Mắm (phường Lý Thái Tổ) ngày 18/7/2021.

Bệnh nhân N.T.T, nam, sinh năm 1983, ở Hậu Dưỡng, Kim Chung, Đông Anh. Bệnh nhân là công nhân bộ phận QCAR, phòng MO, phân xưởng F1 của công ty SEI. Bệnh nhân được cách ly từ ngày 5/7, được xét nghiệm 4 lần âm tính trước đó. Ngày 17/7, bệnh nhân xuất hiện ho, rát họng được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Bệnh nhân B.T.T, nữ, sinh năm 2002, ở Hậu Dưỡng, Kim Chung, Đông Anh. Bệnh nhân là công nhân bộ phận CLPREES, phân xưởng F1 của công ty SEI. Bệnh nhân được cách ly từ 5/7, xét nghiệm 3 lần âm tính. Ngày 16/7, bệnh nhân xuất hiện sốt, ho được lấy mẫu xét nghiệm vào ngày 17/7, kết quả dương tính.

Có 04 trường hợp liên quan đến chùm ca bệnh tại Tân Mai đều có địa chỉ tại Tân Mai, Hoàng Mai gồm: Bệnh nhân T.T.M (nữ, sinh năm 1981); Bệnh nhân N.C.C (nam, sinh năm 1973); Bệnh nhân H.T.T (nữ, sinh năm 1975); Bệnh nhân N.T.H (nữ, sinh năm 1999).

Cả 04 người này đều cùng trong một gia đình ngay cạnh gia đình có 06 người dương tính đã được công bố ngày 18/7. Ngày 18/7, cả 04 người được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Riêng 04 trường hợp liên quan đến chùm ca bệnh tại Nguyễn Khuyến, Đống Đa. Chùm ca bệnh tại Chung cư Sunshine Palace tại Hoàng Mai sau khi điều tra dịch tễ xác định liên quan đến địa điểm ở  Nguyễn Khuyến (nên tên gọi chùm ca bệnh được thay đổi) gồm:

Hà Nội: Phong tỏa khu nhà B6 Trại Găng - quận Hai Bà Trưng - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.07.2021
Hà Nội dừng tất cả các dịch vụ không thiết yếu, người dân chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết

Bệnh nhân P.A.K (nam, sinh năm 2018) và P.M.K (nữ, sinh năm 2017), tại Phúc Lợi, Long Biên. Cả hai là cháu của bệnh nhân T.T.M.H và P.T.Q. Hàng ngày, hai cháu được bố mẹ gửi sang ông bà nội ở Hai Bà Trưng, buổi tối đón về nhà. Ngày 18/7, được Trung tâm y tế quận Long Biên lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Bệnh nhân L.H.Q (nam, sinh năm 1977), ở Văn Quán, Hà Đông và N.B.T (nam, sinh năm 1987), tại Cống Vị, Ba Đình đều là người làm cùng phòng với bệnh nhân N.Q.L (con rể bệnh nhân T.T.M.H và P.T.Q). Ngày 18/7, cả hai người này được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Và 02 trường hợp liên quan đến chùm ca bệnh tại Bùi Thị Xuân là P.Đ.D, nam, sinh năm 1980, tại Nam Đồng, Đống Đa và P.V.T, nam, sinh năm 1980 tại Thịnh Liệt, Hoàng Mai. Cả hai bệnh nhân đều là F1, ngày 15/7 có tham dự bữa ăn trong đó có 03 F0 đã được xác định đã  cùng tham dự. Ngày 18/7, cả hai người này được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Tính từ đợt dịch thứ tư ngày 29/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 442 trường hợp mắc, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 261 trường hợp. Số ca mắc là đối tượng đã được cách ly với 181 trường hợp. Từ ngày 5/7 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 183 trường hợp, đáng chú ý là 3 ổ dịch mới phát sinh từ ngày 16/7 có số mắc khá cao là 90 Nguyễn Khuyến (34), B8 Tân Mai (16) và 132 Bùi Thị Xuân (14).

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала