Nga tuyên bố việc tiếp tục tham gia Hiệp ước Bầu trời Mở là không thỏa đáng

© Sputnik / Natalia Seliverstova / Chuyển đến kho ảnhBộ Ngoại giao Nga
Bộ Ngoại giao Nga  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.07.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Moskva đã xác nhận được rằng quyết định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở (OST) là đúng đắn, Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

Vào thứ Ba ngày 20/7 đã diễn ra hội nghị xem xét hệ quả của việc Nga rút khỏi hiệp ước. Đại diện cho Moskva là Thứ trưởng Ngoại giao Sergey Ryabkov, phái đoàn Nga tại Vienna cũng tham gia hội nghị.

"Hội nghị đã trở thành ranh giới chính trị cuối cùng trên con đường Nga rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở. Quyết định của chúng tôi đưa ra đã đươc xác nhận là đúng đắn, bởi vì việc Nga tiếp tục tham gia vào hiệp ước này là không thỏa đáng", - tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

Cần lưu ý rằng một số quốc gia, trước hết là các đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ, đã xây dựng bài phát biểu của họ rập khuôn theo tuyên bố được Hội đồng NATO thông qua trước đó; những phát biểu đó "chứa đựng sự tiếc nuối, cáo buộc, trách móc và lời hối thúc đối với Nga".

 Bộ Ngoại giao Liên bang Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.06.2021
Bộ Ngoại giao Nga cho biết khi nào Nga sẽ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở
"Nếu OST chấm dứt hiệu lực trong tương lai, thì toàn bộ trách nhiệm dẫn đến kết cục như vậy sẽ thuộc về Hoa Kỳ và các nước khác trong NATO", - Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh.

Cơ quan này nhắc lại rằng Washington, đối tượng mà sự tham gia của họ vào hiệp ước là điều kiện tiên quyết đối với hiệu lực của nó, đã rút khỏi OST và đóng cửa lãnh thổ của mình đối với các chuyến bay quan sát, trong khi đó lại thuyết phục các đồng minh gây trở ngại cho các chuyến bay quan sát của Nga qua các hạng mục của Mỹ và chia sẻ với họ những dữ liệu thu được trong các chuyến bay trên lãnh thổ nước Nga.

“Chúng tôi đã đề xuất một số phương án để giải quyết vấn đề này, nhưng các đối tác phương Tây từ chối tính đến lợi ích của phía Nga”, - Bộ Ngoại giao cho biết.

Hiệp ước bầu trời mở

Hiệp ước Bầu trời Mở được ký kết năm 1992 và trở thành một trong những biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Âu sau Chiến tranh Lạnh, cho phép 34 quốc gia công khai thu thập thông tin về lực lượng và hoạt động quân sự của nhau. Vào tháng 5/2020, Hoa Kỳ khởi động thủ tục rút khỏi hiệp ước và kết thúc nó vào ngày 22/11 cùng năm. Phản ứng lại việc này, Bộ Ngoại giao Nga vào ngày 15/1/2021 đã tuyên bố khởi động các thủ tục trong nước để rút khỏi hiệp ước. Vào ngày 7/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký đạo luật bãi bỏ hiệp ước này.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала