Công đoàn Việt Nam: Sát cánh cùng người lao động trong đại dịch Covid-19

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn của Nhà máy Alumin Nhân Cơ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn của Nhà máy Alumin Nhân Cơ - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Giữa thời buổi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Công đoàn Việt Nam luôn hướng về giai cấp công nhân và người lao động. Với sự trợ giúp kịp thời, thiết thực bằng cả vật chất lẫn tinh thần, người lao động Việt Nam phần nào được vơi bớt được những gánh nặng về kinh tế.

Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2021), Sputnik có bài viết nhìn lại quá trình ra đời và phát triển của Công đoàn Việt Nam.

Lịch sử ra đời của Công đoàn Việt Nam

Quá trình hình thành phát triển của Công Hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) gắn liền với hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Người đã đặt nền móng, cơ sở lý luận cho sự ra đời của các tổ chức quần chúng của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.

Tháng 6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Vệt Nam thanh niên cách mạng và trực tiếp giảng dạy. Người đề ra nhiệm vụ của Công hội là: “Tổ chức công hội trước hết là để công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”. Sau quá trình học tập lý luận, các hội viên đã về nước hoạt động cách mạng, phát triển các tổ chức công hội.

COVID - 19: Thanh Hoá căng mình chống dịch trên tuyến biên giới Việt-Lào - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2021
Cho ra đời "gói hỗ trợ" những người lao động ảnh hưởng do dịch Covid-19

Năm 1929, phong trào công nhân và hoạt động công hội phát triển sôi nổi, đặc biệt ở miền Bắc. Các cuộc đấu tranh của công nhân liên tiếp nổ ra ở nhiều xí nghiệp, nhà máy. Tháng 6/1929, Đông Dương cộng sản Đảng ra đời, lấy phong trào công nhân làm nỏng cốt cho phong trào chát mạng, vận động công nhân vào các tổ chức công hội.

Ngày 28/7/1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón (Hà Nội), Đại hội thành lập tổng Công Hội đỏ miền Bắc đã khai mạc. Đại hội thông qua các nhiệm vụ đấu tranh và điều lệ tóm tắt, quyết định ra tờ báo Lao động và tạp chí Công Hội Đỏ, bầu Ban chấp hành lâm thời do Nguyễn Đức Cảnh phụ trách.

Tiếp đó, các tổng Công Hội đỏ ở miền Trung, miền Nam, được thành lập. Từ năm 1930, tổng Công Hội đỏ đã hoạt động khắp cả nước.

Trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công Đoàn Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau để phù hợp với nhiệm vụ từng giai đoạn: Công Hội đỏ (1929 – 1935); Nghiệp đoàn Ái Hữu (1936 – 1939); Hội Công nhân Phản Đế (1939 – 1941); Hội Công nhân cứu quốc (1941 – 1945); Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1946 – 1961); Tổng Công Đoàn Việt Nam (1961 – 1988) và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1961 đến nay)

Bộ chính trị ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quyết định lấy ngày 28/7/1929, ngày họp đại hội thành lập tổng Công Hội đỏ đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam, làm ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam. Đại hội đại biểu Công Đoàn toàn quốc lần V (tháng 11/1983) họp tại thủ đô Hà Nội đã nhất trí thông qua nghị quyết lấy ngày 28/7/1929 làm ngày thành lập tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Vai trò và chức năng của Công đoàn Việt Nam

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên của hệ thống chính trị và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác.

Cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xă hội, Công đoàn chăm lo bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động khác, tham gia quản lý Nhà nước và xă hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong chặng đường lịch sử của mình, Công đoàn đã thu hút, vận động giáo dục, tổ chức công nhân, viên chức và lao động tham gia tích cực vào công cuộc cách mạng. Vai trò của Công đoàn Việt Nam ngày nay càng được mở rộng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong thị sát tình hình phòng, chống dịch COVID-19 tại các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2021
Người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng do Covid-19 sẽ được hỗ trợ kinh phí bao nhiêu?

Cùng với sự phát triển của xã hội, chức năng của Công đoàn cũng phát triển, ở mỗi điều kiện lịch sử - xã hội khác nhau, Công đoàn thực hiện những chức năng khác nhau. Các chức năng này gắn chặt với mọi mặt của đời sống xã hội: sản xuất – kinh doanh, quản lý, kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá – xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

Công đoàn Việt Nam có tính chất quần chúng và tính chất của giai cấp công nhân và có 3 chức năng như sau:

·      Thứ nhất, đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đảng của công nhân, viên chức, người lao động.

·      Thứ hai, tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế.

·      Thứ ba, giáo dục, động viên công nhân, viên chức, người lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công đoàn Việt Nam có tổ chức bộ máy theo các cấp cơ bản gồm: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (cơ quan lãnh đạo các cấp Công đoàn); Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Công đoàn ngành Trung ương; Công đoàn cấp trên cơ sở (Công đoàn Tổng công ty, ngành nghề địa phương; quận huyện, thị xã, thành phốl cơ quan Bộ…) và Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (được thành lập ở các doanh nghiệp, nghiệp đoàn lao động).

Người lao động được hỗ trợ kịp thời giữa đại dịch

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp ở Việt Nam, nhất là các thành phố lớn – nơi ghi nhận lượng ca mắc Covid-19 tăng cao từng ngày, nắm bắt những khó khăn về kinh tế của người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành văn bản triển khai thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Các chính sách kịp thời, thiết thực có thể kể đến: Giảm mức đóng quỹ bảo hiểm; tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ cho người nghỉ việc không lương, mất việc cho Covid-19; hỗ trợ trẻ em; hỗ trợ tiền ăn đối với F0, F1; hỗ trợ các hộ kinh doanh phải dừng hoạt động; lao động tự do không có hợp đồng…

Những ngày cuối tháng 5, Bắc Giang nổi lên trở thành tâm dịch của cả nước với mỗi ngày ghi nhận hàng trăm đến hàng nghìn ca nhiễm, gia đình chị Dương Thị Ngọc – công nhân Công ty TNHH Hosiden Việt Nam chưa bao giờ gặp khó khăn như vậy. Xưởng của chị có 300 công nhân thì hơn 100 người là F0, chị là một trong số đó.

Gia đình nằm trong điểm nóng dịch bệnh, thời gian nằm trong viện lòng chị Ngọc như lửa đốt vì 3 đứa con đều trở thành F0, đứa nhỏ nhất mới 2 tuổi. Chồng chị Ngọc không có việc làm ổn định, lương làm thuê mướn không được bao nhiêu.

“Lúc cả 4 mẹ con đi bệnh viện, trong nhà chỉ còn vẻn vẹn 900.000 đồng. Bao năm đi làm, lương tôi chỉ đủ để lo sinh hoạt, trang trải cuộc sống gia đình, không có gì tích lũy".

Trong lúc khó khăn nhất, chị Ngọc được Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang hỗ trợ 2.000.000 đồng theo diện của F0. Công ty hỗ trợ 500.000 đồng.

“Hai triệu đồng lúc ấy với tôi thật sự lớn lắm. Có số tiền ấy, tôi đã dùng vào rất nhiều việc cấp bách để lo cho gia đình. Với 500.000 mà Công đoàn Công ty TNHH Hosiden Việt Nam hỗ trợ, cả nhà cũng trang trải được 4 - 5 ngày ăn tiêu, sinh hoạt. Thời dịch bệnh, thêm chút nào là tốt chút ấy”, chị Ngọc chia sẻ.
© Ảnh : Tiến ThànhAnh Tiến Thành (phải) là một trong nhiều lao động mất việc vì dịch Covid-19
Công đoàn Việt Nam: Sát cánh cùng người lao động trong đại dịch Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2021
Anh Tiến Thành (phải) là một trong nhiều lao động mất việc vì dịch Covid-19

Anh Tiến Thành (Q. Tây Hồ, Hà Nội) nói với Sputnik:

“Tôi là lao động tự do bị mất việc vì dịch Covid-19, do công ty không có việc làm nên buộc phải sa thải nhân viên. Qua báo đài, được biết mình thuộc diện nhận hỗ trợ của Chính phủ, dù khoản hỗ trợ kém xa mức lương tôi nhận được hàng tháng, nhưng đó là sự an ủi kịp thời, nỗ lực chia sẻ khó khăn với người lao động của các cơ quan, đoàn thể”.

Công tác trong Công đoàn lâu năm, chưa lúc nào cô Lan Anh cảm nhận được vai trò của Công đoàn đối với người lao động hơn lúc này.

“Đại dịch Covid-19 như làn sóng ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, gây khó khăn cho đại đa số người lao động, nhất là tầng lớp lao động tự do, người không ký kết hợp đồng lao động, người nghèo, người khuyết tật… Tất cả những điều này đã được Đảng, Nhà nước lưu ý, chỉ đạo kịp thời, thể hiện qua Nghị quyết 68/NQ-CP. Đối tượng hỗ trợ được mở rộng, các thủ tục xét duyệt được cắt giảm, thời giam xét duyệt đượcc rút ngắn, điều này tạo điều kiện cho những cán bộ Công đoàn như tôi dễ dàng hơn trong việc hỗ trợ người lao động, người có hoàn cảnh khó khăn”, cô chia sẻ với Sputnik.

Ngày 25/7, trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết:

“Đến nay, theo báo cáo giám sát của Uỷ ban kinh tế, cả nước đã hỗ trợ 168,8 nghìn tỉ đồng với các đối tượng. Riêng việc thực hiện Nghị quyết 42, gói 62.000 tỷ triển khai trong điều kiện chưa có tiền lệ, trong thời gian gấp gáp. Tuy kết quả sau cùng chưa được như mong muốn nhưng chúng ra đã hỗ trợ xấp xỉ 39.000 tỷ cho 14,4 triệu người thụ thưởng, trong đó riêng ngân sách hỗ trợ tiền mặt trực tiếp là 13.000 tỷ”.

Với tinh thần ấy, nhân dân Việt Nam đang đồng lòng hơn bao giờ hết, cùng chung tay, chia sẻ với Chính phủ để đẩy lùi dịch bệnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала