Tàu sân bay «Queen Elizabeth» Anh không đến gần các đảo nhân tạo Trung Quốc ở Biển Đông

CC BY-SA 2.0 / Defence Images / HMS Queen ElizabethTàu sân bay mới của Hải quân Hoàng gia “Queen Elizabeth”
Tàu sân bay mới của Hải quân Hoàng gia “Queen Elizabeth” - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2021
Đăng ký
Moskva (Sputnik) - Nhóm tàu sân bay Hải quân Anh do tàu sân bay Queen Elizabeth dẫn đầu đã không đến gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông trong chuyến hải hành, báo South China Morning Post đưa tin hôm thứ Tư, trích dẫn từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
"Theo thông tin của chúng tôi, các tàu đã không đi vào vùng biển các đảo Trung Quốc trong phạm vi 12 hải lý trên Biển Đông", - bài báo trích một đoạn trong tuyên bố của Bộ Ngoai giao.
"Trung Quốc hy vọng tàu thuyền các nước khác sẽ tôn trọng luật pháp quốc tế khi đi trên Biển Đông, tôn trọng quyền và chủ quyền của các nước ven biển và tránh các bước đi gây tổn hại đến hòa bình khu vực", - tài liệu viết.
Một nguồn tin trong Quân đội Trung Quốc nói họ "hài lòng với mức độ hiện diện quân sự thấp của nhóm tàu sân bay Anh" trong vùng biển địa phương.
Tàu chiến HMS Defender của Hải quân Hoàng gia Anh tiếp cận cảng Biển Đen của Batumi, Georgia, ngày 26/6/2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.07.2021
Việt Nam nói gì về hai tàu chiến Anh đến Biển Đông?
Nhóm tàu chiến đã rời Anh hai tháng trước để thực hiện chuyến đi cho đến cuối năm nay, và sẽ bao gồm cả các cuộc tập trận quân sự với Hoa Kỳ, Úc, Pháp và Nhật Bản ở vùng biển Philippines. Tuần trước, nhóm tàu này đã tiến vào khu vực Biển Đông, nơi mà Trung Quốc và một số quốc gia khác tranh chấp quyền sở hữu. Vào thứ Hai, nhóm tàu rời vùng biển này và đi vào biển Philippines.

Tranh chấp Biển Đông

Trung Quốc và các thành viên ASEAN - Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam — có sự tranh chấp lãnh thổ đối với Trường Sa ở Biển Đông. Đồng thời, Trung Quốc đã biến một số bãi đá ngầm và đảo san hô thành ít nhất bảy đảo nhân tạo, xây dựng đường băng và các cơ sở quân sự khác. Mỹ cáo buộc Bắc Kinh thiết lập căn cứ quân sự trên các đảo tranh chấp là vi phạm luật pháp quốc tế. Theo Mỹ, kể từ cuối năm 2015, họ đã có ít nhất 40 lần cử tàu đến gần các đảo này ở khoảng cách dưới 12 hải lý.
Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала