Kabul thất thủ như Sài Gòn: Người Mỹ không nhớ bài học lịch sử

© AP Photo / NEAL ULEVICHPeople clamber into the US embassy compound during the fall of Saigon in 1975
People clamber into the US embassy compound during the fall of Saigon in 1975 - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.08.2021
Đăng ký
Sự kiện chính của tuần lễ vừa qua chắc chắn là việc phong trào cực đoan Taliban thiết lập quyền kiểm soát trên toàn bộ lãnh thổ Afghanistan và chấm dứt 20 năm hiện diện của người Mỹ tại đất nước này. Sự đổ vỡ của Kabul khiến dư luận Mỹ nhất loạt liên tưởng đến một sự kiện cách đây 46 năm - Sài Gòn thất thủ.
Bức ảnh chụp các cư dân Afghanistan chen lấn cố gắng leo lên máy bay vận tải quân sự của Mỹ tại phi trường Kabul đã xuất hiện trên nhiều ấn phẩm bên cạnh bức ảnh người Việt Nam chới với xông vào chiếc trực thăng Mỹ đậu trên nóc toà chung cư ở Sài Gòn hồi tháng 4 năm 1975.
Những ấn phẩm hàng đầu của Mỹ và báo chí các nước đã đăng tải nhiều bài viết phân tích lý do thất bại của Hoa Kỳ ở Afghanistan và so sánh với chiến tranh Việt Nam.
Vì vậy, Sputnik quyết định dành bài tổng quan truyền thống hàng tuần «Việt Nam trên báo chí nước ngoài» cho chủ đề nổi bật nhất này.
Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2021
"Bức hình ấn tượng": dân mạng so sánh cuộc di tản của người Mỹ khỏi Kabul với Sài Gòn
Tại sao cuộc chiến tốn kém kéo dài 20 năm lại kết thúc bằng đổ vỡ thảm hại? Tại sao quân đội Afghanistan lại tan rã với tốc độ nhanh đến choáng váng như vậy? Nguyên nhân gốc rễ sâu xa dẫn đến thất bại của Hoa Kỳ là ở đâu? Có cách nào để một siêu cường toàn cầu phân trần bào chữa cho mình sau thất bại nhục nhã như vậy? Nêu ra những câu hỏi này, các ấn phẩm như The Diplomat, The New York Times, Bloomberg tìm kiếm lời giải bằng cách lật lại những kinh nghiệm của chiến tranh Việt Nam, phân tích điểm giống và khác nhau trong bối cảnh quốc tế, đặc điểm của Việt Nam và Afghanistan, mức độ ảnh hưởng của thất bại mới đối với đời sống nội bộ của nước Mỹ.
«Hoa Kỳ đã không học được gì từ bài học Việt Nam. Họ sẽ học gì từ Afghanistan bây giờ?», - báo The Washington Post đặt câu hỏi.
Cuộc chiến lâu dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ tại một đất nước mà phần lớn người Mỹ không thể tìm thấy trên bản đồ đã kết thúc bằng thất bại và Taliban một lần nữa giành quyền kiểm soát Afghanistan, như họ đã làm vào năm 2001 khi Hoa Kỳ xâm nhập vào nước này để trừng phạt vụ 11 tháng 9. Báo cho rằng nguyên nhân của thất bại mới này cũng chính là điều tương tự đã diễn ra ở Việt Nam: Hoa Kỳ không thể tạo ra một Chính phủ vững vàng và lực lượng vũ trang sở tại đủ khả năng chống chọi với đối phương, nên ngay sau khi lính Mỹ rời đi, Việt Nam Cộng hòa liền sụp đổ.
«Bài học từ Việt Nam và Afghanistan là Hoa Kỳ không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến với những nước có Chính phủ do người Mỹ trợ dựng mà yếu kém, phải đương đầu chống lại bất ổn bên trong và mối đe dọa từ bên ngoài», - tác giả bài viết kết luận.
Biện luận theo cách khác, đơn giản và sinh động hơn, tác giả bài viết trên tờ National Catholic Reporter giải thích nguyên nhân thất bại trong hai cuộc chiến.
«Những người Mỹ ngạo mạn đến một đất nước khác và cố gắng nhào nặn, làm lại nước đó theo hình mẫu giống mình. Họ phớt lờ hết cả lịch sử và văn hóa của cư dân địa phương. Hàng tỷ USD đổ vào đào tạo và trang bị cho quân đội sở tại, đứng đầu là bộ máy chính quyền tham nhũng có rất ít sự tán thành ủng hộ của nhân dân. Đội quân Mỹ giúp đỡ duy trì chế độ này với mức giá là hàng nghìn sinh mạng thương vong.
Trẻ mồ côi Việt Nam tỏng khoang máy bay World Airway DC8, ngày 3 tháng 4 năm 1975 - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.08.2021
Cựu chiến binh Việt Nam: Hoa Kỳ sẽ bỏ rơi những người Afghanistan đã giúp đỡ họ, như đã từng bỏ rơi người Việt Nam
Các chính trị gia Hoa Kỳ biết rằng không thể thắng trong cuộc chiến, nhưng vẫn tiếp tục dối trá về những «tiến bộ đã đạt được» hơn là thừa nhận thất bại trước công luận Mỹ. Khi các cử tri Mỹ chết trong chiến tranh, nước Mỹ cũng sẽ ra đi. Quân đội do Mỹ huấn luyện bị đánh bại bởi những kẻ nổi loạn có trang bị kém nhưng trung thành và kiên quyết. Ở Việt Nam, chúng ta đã coi mỗi người chống đối đều là một phần trong âm mưu cộng sản trên toàn thế giới chống lại Hoa Kỳ. Còn ở Afghanistan, chúng ta coi mỗi chiến binh Taliban là những kẻ khủng bố muốn tấn công Hoa Kỳ. Ở cả hai nước, chúng ta đã phớt lờ sự phẫn nộ căm ghét sâu sắc của dân bản xứ đối với ách chiếm đóng của nước ngoài».
«Tiếng thở khò khè hấp hối của chiến lược quân sự bị đập tan của chúng ta ở Afghanistan, sự cáo chung tắt lịm trong đà trỗi dậy mau lẹ của chế độ Taliban, thất bại hoàn toàn của các lực lượng Chính phủ Afghanistan do Hoa Kỳ trang bị và huấn luyện, cuộc chạy trốn đào thoát của Tổng thống Afghanistan, sự sụp đổ của Kabul, và cảnh  hàng trăm nghìn thường dân tị nạn cố giành giật một chút may mắn tuyệt vọng vì mạng sống – đó chính là âm hưởng vọng lại từ sai lầm đáng xấu hổ của Hoa Kỳ ở Việt Nam 5 thập kỷ trước», -  tạp chí America Magazine khẳng định.
Kết luận tiêu biểu nhất do tác giả Philippines dẫn ra trong bài viết trên tờ Manila Times. «Bất kể những vũ khí hiện đại hơn, công nghệ quân sự, vũ khí hóa học, và khoảng 500.000 binh sĩ tham chiến tại chỗ, Hoa Kỳ đã không thể trấn áp nổi lực lượng của chủ nghĩa cộng sản ở Nam Việt Nam. Theo nhãn quan của tôi, ngay cả đội quân hùng mạnh nhất thế giới cũng bị đánh bại khi đối thủ là cả một dân tộc chiến đấu trên quê hương họ và mỗi người đều thấm nhuần lòng yêu nước, ý chí đấu tranh vì hệ tư tưởng, chống lại thế lực ngoại bang và những quan chức bù nhìn tham nhũng hoàn toàn thối nát».
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала