Sau thảm họa chính sách tại Afghanistan, Mỹ sẵn sàng thể hiện hỗ trợ Việt Nam

© REUTERS / EVELYN HOCKSTEINPhó Tổng thống Kamala Harris phát biểu trước quân đội khi bà thăm tàu ​​USS Tulsa ở Singapore, ngày 23 tháng 8 năm 2021. REUTERS / Evelyn Hockstein / Pool
Phó Tổng thống Kamala Harris phát biểu trước quân đội khi bà thăm tàu ​​USS Tulsa ở Singapore, ngày 23 tháng 8 năm 2021. REUTERS / Evelyn Hockstein / Pool - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tình hình dịch bệnh Covid-19, quan hệ hợp tác kinh tế và vấn đề an ninh trong khu vực là các vấn đề "nóng” sẽ được thảo luận trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris từ ngày 24/08 - 26/08.
Việt Nam lần đầu tiên đón một vị Phó Tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam, điểm đến thứ hai trong chuyến công du Đông Nam Á của bà Kamala Harris. Trước đó, bà đã có chuyến thăm Singapore. Theo giới quan sát, chuyến công du này nhằm "tái sinh” quan hệ quan hệ giữa Mỹ với đồng minh, đối tác.
Sputnik đã có cuộc phỏng vấn với nhà quan sát chính trị, Ông N.L.Minh, Chuyên viên tại Trụ sở Liên Hợp quốc (New York, Hoa Kỳ) về chuyến thăm Việt Nam lần này của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris.
© Ảnh : Minh NguyễnN.L.Minh, nhà quan sát chính trị - chuyên viên tại Trụ sở Liên hợp quốc tại New York, Hoa kỳ.
N.L.Minh, nhà quan sát chính trị - chuyên viên tại Trụ sở Liên hợp quốc tại New York, Hoa kỳ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
N.L.Minh, nhà quan sát chính trị - chuyên viên tại Trụ sở Liên hợp quốc tại New York, Hoa kỳ.
Sputnik: Cảm ơn Ông nhận lời phỏng vấn của Sputnik. Xin Ông đánh giá tổng quan về chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ tại Việt Nam lần này?
Ông N.L.Minh: Trước hết ta hãy nhìn lại sự kiện ngày 15/08/2021 khi mà chính quyền Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn chính thức sụp đổ sau cuộc tấn công nhanh chóng của lực lượng Taliban. Sự kiện này không những gây chấn động trên toàn thế giới (do một đội quân hơn 300.000 người trên giấy tờ, trang bị rất nhiều vũ khí hiện đại của Mỹ lại có thể tan rã chỉ trong vòng vài tuần trước lực lượng Taliban hơn 60.000 người và không có phương tiện cơ giới hạng nặng) mà còn dấy lên rất nhiều câu hỏi về vị thế chiến lược của Mỹ trên trường quốc tế. Cụ thể là, nếu Mỹ vội vàng rút lui tại Afghanistan, điều này có thể hiện là "siêu cường Mỹ" đang trên đà thoái lui? Các nước khác nghĩ gì về đồng minh của Mỹ khi mà chính quyền Kabul chỉ mới rời sự hỗ trợ của Mỹ ra đã sụp đổ nhanh chóng như vậy? Các đồng minh của Mỹ suy nghĩ gì khi thấy Mỹ không những dường như tháo chạy khỏi Afghanistan mà trước đó còn đàm phán trực tiếp với Taliban mà không có sự tham gia của chính quyền Kabul chỉ nhằm đạt được mục đích cho riêng mình là rút khỏi Afghanistan để ngân khố không bị bào mòn thêm?
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2021
Bà Harris đã mở lời với Chủ tịch Phúc, liệu Việt Nam có thành Đối tác chiến lược của Mỹ?
Một hệ quả của sự kiện ở Afghanistan là việc chính giới Mỹ (đặc biệt là giới chính sách đối ngoại ở Washington, còn được gọi là the Beltway) hiện đang dồn hết sự tập trung vào Afghanistan, mà cụ thể vấn đề quan trọng nhất là di tản công dân Mỹ cùng những người Afghan đã làm việc cho lực lượng Mỹ trong thời gian 20 năm vừa qua. Bản thân Tổng thống Biden đang chịu rất nhiều chỉ trích trong nước về cái mà nhiều người cho là bước đi sai lầm của ông khi rút khỏi khu vực quá nhanh, nên cũng sẽ chỉ tập trung vào vấn đề này trong ngắn hạn. Và bà Kamala Harris khi thăm Singapore một vài ngày trước đó cũng thẳng thắn trước báo giới rằng "vấn đề Afghanistan đang chiếm hết mối quan tâm của chúng tôi".
Nếu như giới đối ngoại Mỹ quá quan tâm đến Afghanistan hiện tại thì hệ quả là chuyến đi Đông Nam Á của Harris sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể là bà Harris có thể không có thời gian để thông qua nhiều thỏa thuận với Việt Nam ngoài một số phát biểu chung chung.
© AFP 2023 / MANAN VATSYAYANA/POOLPhó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris (trái) và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng chụp ảnh trong Phủ Chủ tịch ở Hà Nội ngày 25/8/2021.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris (trái) và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng chụp ảnh trong Phủ Chủ tịch ở Hà Nội ngày 25/8/2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris (trái) và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng chụp ảnh trong Phủ Chủ tịch ở Hà Nội ngày 25/8/2021.
Sputnik: Vậy chuyến thăm lần này của Phó Tổng thống Mỹ có mang lại sự hỗ trợ cho lực lượng chấp pháp Việt Nam trên Biển Đông hay không?
Ông N.L.Minh: Trước sự kiện Kabul, không chỉ các đồng minh truyền thống của Mỹ mà cả những đối thủ chiến lược như Nga và Trung Quốc cũng đang dõi theo những bước đi tiếp theo của chính quyền Biden liên quan đến hiện diện sức mạnh của Mỹ trên thế giới. Nếu như chuyến đi Đông Nam Á của bà Harris (được lên kế hoạch trước sự kiện Kabul) có mục đích là để củng cố vị thế của Mỹ ở khu vực, thì với sự kiện này nước Mỹ lại càng cần phải chứng minh với các đối tác của mình ở Đông Nam Á rằng: Hoa Kỳ vẫn hiện diện ở đây, chúng ta vẫn hỗ trợ lẫn nhau và chúng tôi sẽ không dễ dàng bỏ mặc các bạn. Báo Reuters gần đây cũng đưa ra nhận định rằng "Một phần công việc của bà Harris trong chuyến công du này sẽ là thuyết phục các nhà lãnh đạo Singapore và Việt Nam rằng sự hiện diện của Mỹ ở khu vực là vững chắc và không thể so sánh được với Afghanistan".
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2021
Liệu có gì mới mẻ trong quan hệ Mỹ-Việt qua chuyến thăm của bà Kamala Harris?
Trong chuyến thăm Singapore, Harris đã nhắc lại tầm quan trọng của việc giữ một "Châu Á-Thái Bình Dương mở và tự do", rằng Mỹ sẽ nỗ lực để thượng tôn luật pháp quốc tế trên vùng Biển Đông mà cụ thể là quyền tự do hàng hải. Ngoài ra, Washington và Singapore cũng đã ký một số thoả thuận an ninh quan trọng về sự đảm bảo hiện diện của lực lượng hải quân Mỹ ở Singapore, cũng như hợp tác về vấn đề an ninh mạng.
Chính vì thảm họa chính sách ở Afghanistan, nước Mỹ sẽ sẵn sàng thể hiện mình hỗ trợ Việt Nam về vấn đề cốt lõi là Biển Đông hơn với mục đích trấn an Hà Nội về mối quan hệ hợp tác chiến lược với Mỹ. Điều này hoàn toàn có thể đi đến một hành động cụ thể (như hỗ trợ về tàu cảnh sát biển, giống như Mỹ đã làm trước đây), thậm chí có thể ở một mức cao hơn để làm hài lòng Việt Nam.
© AFP 2023 / Manan VATSYAYANA / POOL Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris (bên trái) và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính chụp ảnh chung tại Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội ngày 25/8/2021.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris (bên trái) và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính chụp ảnh chung tại Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội ngày 25/8/2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris (bên trái) và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính chụp ảnh chung tại Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội ngày 25/8/2021.
Sputnik: Chuyến thăm này sẽ hứa hẹn việc Mỹ đưa ra một số ưu tiên về kinh tế cho Việt Nam như bỏ thuế phá giá tôm tép, thép? Khả năng Mỹ và Việt Nam tiếp tục giải quyết vấn đề tìm kiếm người mất tích, tẩy rửa đất nhiễm dioxin là như thế nào?
Ông N.L.Minh: Như đã nói ở trên, do tình hình Afghanistan tiếp tục phức tạp, Mỹ có thể sẽ không có đủ thời gian để đi đến nhiều thỏa thuận mới, chi tiết với chính quyền Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, bao gồm hợp tác chống COVID-19, thuế phá giá, hỗ trợ người mất tích và dioxin. Sự thật đơn giản ở đây là nước Mỹ đang quá tập trung đến những gì xảy ra ở sân bay Kabul hơn là các lô hàng xuất khẩu ở một quốc gia Đông Nam Á. Điều này bản thân nó không phải là quá tệ với Việt Nam, vì nó không đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ gây khó khăn hơn về những vấn đề trên.
© Ảnh : Thống Nhất-TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiễn Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiễn Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiễn Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris.
Sputnik: Liệu đây có phải là sự thăm dò thế đứng của Việt Nam trên trường quốc tế?
Ông N.L.Minh: Trước đó, trong chuyến thăm của mình vào tháng 7/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng đã ca ngợi những hoạt động hợp tác Mỹ - Việt trên nhiều lĩnh vực (khắc phục hậu quả chiến tranh, an ninh phi truyền thống, chống COVID-19...), cùng với khẳng định "Mỹ mong muốn một Việt Nam hùng cường, độc lập", một tuyên bố rõ ràng nhằm làm các nhà lãnh đạo Việt Nam hài lòng.
Với chuyến thăm lần này của bà Harris, rất có thể những tuyên bố trên cũng được lặp lại, thậm chí đẩy lên một mức cao hơn (nhưng có thể không đến mức thỏa thuận rõ ràng rằng sẽ cấp bao nhiêu liều vaccine COVID-19, v.v.) để làm hài lòng chủ nhà Việt Nam và xoa dịu những lo lắng nếu có.
Sputnik: Xin cảm ơn ông!
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала