“Chơi” với Đài Loan, Nhật Bản làm xấu đi mối quan hệ với Trung Quốc

© Ảnh : Garam / The headquarter building of the Liberal Democratic PartyTòa nhà trụ sở Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản ở Tokyo
Tòa nhà trụ sở Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản ở Tokyo - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2021
Đăng ký
Đảng Dân chủ Tự do của Nhật Bản khởi xướng định dạng 2 + 2 để phát triển quan hệ với Đài Loan. Cuộc hội đàm đầu tiên trong lịch sử quan hệ giữa hai đảng cầm quyền hiện nay của Nhật Bản và Đài Loan dự kiến vào ngày 27 tháng 8, chuyên về các vấn đề an ninh. Thảo luận về chính sách của Trung Quốc đại lục cũng được chờ đợi.
Cuộc họp được tổ chức trong hình thức trực tuyến, theo sáng kiến ​​của phía Nhật Bản. Dự kiến ​​sẽ có sự tham gia của Nghị sĩ Lập pháp Viện từ Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) Đài Loan - họ là Lo Chih-cheng và Tsai Shih-ying. Người thứ nhất phụ trách bộ phận quốc tế của đảng, người thứ hai là thành viên của ủy ban quốc hội về đối ngoại và quốc phòng. Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) sẽ được đại diện bởi các nghị sĩ Masahisa Sato và Taku Otsuka, Masahisa Sato, Taku Otsuka. Masahisa Sato quản lý các hoạt động đối ngoại trong đảng, còn Taku Otsuka – phụ trách bộ phận quốc phòng trong đảng.
Tàu khu trục Trung Quốc Yuncheng - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2021
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ngoài khơi bờ biển phía nam Đài Loan
Cơ chế đàm phán này giống với hình thức 2 + 2, thường được các quốc gia khác nhau sử dụng trong thực tiễn ngoại giao. Nhật Bản chính thức ủng hộ chính sách một Trung Quốc về vấn đề Đài Loan. Trong khi đó, các cuộc đàm phán giữa các quan chức đảng thay thế hiệu quả các cuộc đàm phán cấp bộ trưởng, vì Nhật Bản và Đài Loan không có quan hệ chính thức. Bản thân Masahisa Sato cũng lưu ý trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times rằng: Đảng Dân chủ Tự do sẽ tìm cách đàm phán ở cấp cao nhất với các quan chức chính phủ Đài Loan. Chính trị gia kêu gọi đối thoại sâu sắc hơn với Đài Bắc, ông nói rằng tương lai của Đài Loan sẽ "ảnh hưởng nghiêm trọng" đến an ninh và kinh tế của Nhật Bản. Đổi lại, Joan Ou - người phát ngôn của Văn phòng ngoại giao quốc đảo cho biết tại một cuộc họp ở Đài Bắc rằng: văn phòng của bà rất vui khi thấy rằng các nhà lập pháp Đài Loan đang thắt chặt mối quan hệ với những người đồng cấp của họ và các chính trị gia lớn ở các nước cùng chí hướng.
Sáng kiến ​​của đảng cầm quyền ở Nhật Bản có thể cho thấy Nhật Bản đang điều chỉnh đường lối ngoại giao và chuyển đổi chiến lược an ninh khu vực. Đối thoại giữa các đảng cầm quyền của Nhật Bản và Đài Loan đang được tổ chức vào thời điểm cả Nhật Bản và Hoa Kỳ đang thảo luận nghiêm túc về phản ứng trước giải pháp quân sự khả thi cho vấn đề Đài Loan.
Một lý do quan trọng khiến Nhật Bản can thiệp vào các vấn đề ở hai bên eo biển Đài Loan là lo ngại, bao gồm việc sau khi đại lục thống nhất với Đài Loan, kênh giao thông qua eo biển này sẽ bị đóng cửa. Giáo sư Học viện Quan hệ Quốc tế tại Học viện Ngoại giao Chu Vĩnh Thành cho biết điều này trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, khi bình luận về các cuộc tiếp xúc sắp tới của các đảng cầm quyền.

“Đặt hàng” chính trị của Mỹ

Nhật Bản rất có thể đang thực hiện một “ đặt hàng” chính trị từ Hoa Kỳ bằng cách chơi con bài Đài Loan để gây áp lực lên Bắc Kinh. Ít nhất, sự trung thành cực độ của Tokyo đối với Washington đối với vấn đề Đài Loan là rõ rang, - Alexandr Lomanov, Phó giám đốc "Viện Nghiên cứu Quốc gia về Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế mang tên E. M. Primakov thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga" (IMEMO RAN) lưu ý trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2021
Chuyên gia: Litva đối đầu với Trung Quốc về Đài Loan để nhận sự ủng hộ của Mỹ
“Việc tìm thấy Nhật Bản trong đội ngũ chính trị của Mỹ trong trò chơi chiến lược phức tạp với cả Nga và Trung Quốc, tất nhiên, phải trả giá rất lớn về mặt chính trị cho nó. Nhật Bản tìm cách thể hiện lòng trung thành với chính sách của Mỹ. Hoa Kỳ đang sử dụng yếu tố Đài Loan như một áp lực thường xuyên đối với Trung Quốc đại lục. Các chuyến thăm của các quan chức cấp cao Mỹ tới Đài Loan, những tuyên bố ồn ào của các chính trị gia Mỹ, việc thành lập văn phòng đại diện của Đài Loan, không phải Đài Bắc, ở Vilnius, giờ đây đó là cuộc đối thoại giữa ảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) Đài Loan và Đảng Dân chủ Tự do (LDP) Nhật Bản.
Trung Quốc sẽ đáp trả những bước đi khiêu khích này của phía Nhật Bản, - Alexandr Lomanov tiếp tục:
“Việc chấm dứt đối thoại với các chính trị gia Nhật Bản sẽ không phải là câu trả lời duy nhất, vì thể theo tất cả, những cuộc tiếp xúc chính trị không chính thức như vậy giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã bị giảm đến tối thiểu. Trung Quốc sẽ không bỏ qua những trường hợp như vậy và “làm bộ” như không có chuyện gì xảy ra. Tất nhiên, việc tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa các chính trị gia Nhật Bản và quốc đảo này sẽ dẫn đến sự xấu đi trong quan hệ song phương với Trung Quốc đại lục".
Trò “thả thính, tán tỉnh” tiếp tục của Nhật Bản với Đài Loan có thể đẩy triển vọng tổ chức chuyến thăm trở lại của nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc tới Nhật Bản ra xa. Tình hình dịch tễ không thuận lợi đã can thiệp vào việc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Trung-Nhật tại Nhật Bản vào năm ngoái. Kể từ đó, nó không được cải thiện ở Nhật Bản, trong khi mức độ tự tin chính trị, yếu tố quyết định khả năng một cuộc gặp thượng đỉnh, đang giảm dần.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала