- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Hà Nội chia 3 vùng chống dịch, người dân mua hàng hóa thế nào?

© Ảnh : Trần Việt - TTXVNKhách hàng mua sắm tại siêu thị Hapro food Khâm Thiên.
Khách hàng mua sắm tại siêu thị Hapro food Khâm Thiên. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.09.2021
Đăng ký
Sở Công Thương Hà Nội đã phát đi thông cáo về việc điều phối hàng hóa phục vụ người dân khi thành phố quyết định chia làm 3 vùng (từ 6 giờ ngày 6/9 đến 6 giờ ngày 21/9) để phòng, chống dịch Covid-19.

Chuẩn bị nguồn hàng gấp 2-3 lần cho từng phân vùng

Ngày 3/9, UBND Hà Nội công bố phân vùng chống dịch Covid-19 theo mức độ nguy cơ. Ngay sau đó, Sở Công Thương Hà Nội đã phát đi thông cáo về đảm bảo cung ứng hàng hóa phục vụ người dân.
Cụ thể, đối với phân vùng 1, thành phố sẽ đảm bảo cung ứng hàng hóa cho khoảng 3,78 triệu người với 10 mặt hàng lương thực thực phẩm (gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, dầu ăn, gia vị, rau củ quả, thủy hải sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm chế biến từ ngũ cốc); 2 mặt hàng phòng, chống dịch (khẩu trang kháng khuẩn và nước sát khuẩn) và 4 mặt hàng thiết yếu khác phục vụ trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ (sữa uống, giấy vệ sinh, bỉm trẻ em, bỉm người lớn, băng vệ sinh phụ nữ).
Trưa 3/9, lực lượng y tế quận Hai Bà Trưng đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ tiểu thương chợ Bách Khoa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.09.2021
Thủ đô Hà Nội phải giãn cách xã hội hai tháng là ‘chưa từng có tiền lệ’
Lượng hàng hóa trên sẽ được phân phối thông qua 78 siêu thị, 149 chợ, 5.095 điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu, 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu có hình thức bán hàng trực tuyến, 927 địa điểm sẵn sàng trưng dụng làm kho, điểm bán hàng lưu động ngay khi cần thiết.
Để đảm bảo nguồn và cung ứng hàng hóa, Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp phân phối hiện đại đảm bảo nguồn cung, điều động vận chuyển cung ứng và nhân lực phục vụ đáp ứng được yêu cầu của nhân dân trong vùng. Các doanh nghiệp cần dự trữ hàng hóa gấp 2-3 lần so với nhu cầu sử dụng bình thường của người dân.
Đối với các chợ trên địa bàn, tiểu thương chủ động lấy hàng từ chợ đầu mối, trên địa bàn trong phân vùng 1. Ban quản lý chợ làm đầu mối tổng hợp nhu cầu nguồn hàng, trực tiếp liên hệ với các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, các hệ thống phân phối hiện đại… có nguồn cung để hỗ trợ tiểu thương về đầu vào, có hàng hóa bán lẻ phục vụ người dân. Trong trường hợp nguồn cung chưa đủ, thành phố sẽ cho vận hành các điểm trung chuyển để làm điểm giao nhận hàng hóa cho tiểu thương các chợ. 
Các quận, huyện, thị xã, các lực lượng chức năng, đảm bảo cho các xe vận chuyển được lưu thông bình thường qua các chốt của Hà Nội và các phân vùng đảm bảo nguồn cung không bị đứt gãy. Sở Công Thương đề nghị các sở chuyên ngành rà soát danh sách các phương tiện chở hàng hóa thiết yếu gửi Công an thành phố cấp mã nhận diện (đối với ôtô) và cấp giấy phép đi đường cho các xe máy. Các shipper chỉ hoạt động trong phân vùng 1. 
Hàng hóa thiết yếu tại siêu thị Vinmart đa dạng.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.08.2021
Nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, siêu thị gấp rút tăng nguồn cung
Người dân sẽ được UBND quận/huyện phát phiếu mua hàng 2 lần/tuần cho từng hộ gia đình trên địa bàn quận/huyện để mua hàng trực tiếp tại các điểm bán. Còn mua hàng theo hình thức mua hàng trực tuyến, các đơn vị cung ứng hàng hóa thực hiện giao hàng qua nhân viên giao hàng theo địa bàn các quận/huyện.
Đối với phân vùng 2 và phân vùng 3, lượng hàng hóa đã được chuẩn bị cho hơn 4 triệu dân với 12 mặt hàng thiết yếu, 2 mặt hàng phòng chống dịch, 5 mặt hàng thiết yếu khác phục vụ trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ.
Trong đó, phân vùng 2 có 10 siêu thị, 102 chợ, 1.178 cửa hàng tiện ích, 653 điểm bố trí bán hàng lưu động, 49 cửa hàng gas, 112 cửa hàng xăng dầu. Phân vùng 3 có 13 siêu thị, 198 chợ, 3.273 cửa hàng tiện ích, 838 điểm bố trí bán hàng lưu động, 304 cửa hàng gas, 242 cửa hàng xăng dầu.
Sở Công Thương Hà Nội khẳng định: “Thành phố đảm bảo đầy đủ nguồn hàng và điều phối, cung ứng hàng hóa đầy đủ đến người dân trên địa bàn. Vì vậy, người dân không cần mua sắm tích trữ, chỉ mua đủ dùng cho 3 ngày/tuần theo lịch đi mua hàng”.

Hà Nội ghi nhận 38 ca nhiễm Covid-19 trong khu vực cách ly và phong tỏa

Báo cáo cập nhật của Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ 6 giờ đến 12 giờ ngày 4/9, thành phố phát hiện thêm 38 ca mắc Covid-19 tại Thanh Xuân (19), Hai Bà Trưng (10), Đống Đa (4), Đan Phượng (2), Hoàng Mai (1), Gia Lâm (1) và Hoàn Kiếm (1).
COVID-19: Người dân TP Hồ Chí Minh đổ xô đi mua hàng hóa, thực phẩm - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.08.2021
Đại dịch COVID-19
Người dân đổ xô đi mua thực phẩm, TP.HCM cam kết cung ứng đầy đủ hàng hóa
Tất cả các bệnh nhân đều là F1 của các trường hợp ho, sốt cộng đồng. Các bệnh nhân đã được cách ly tập trung hoặc sống trong khu vực phong tỏa. Nhiều trường hợp đã có xét nghiệm từ 1-3 lần âm tính với virus SARS-CoV-2. Ngày 3/9, các bệnh nhân tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính.
Nhu vậy, trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4 đến 4/9/2021), thành phố có 3.468 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, số ca nhiễm ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.559 người; số mắc là đối tượng đã được cách ly là 1.909 trường hợp.
Cũng trong sáng nay, Công an Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai 39 chốt kiểm soát phân vùng 1 (“vùng đỏ”), giám sát thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19.
Theo nhiệm vụ được phân công, các chốt này sẽ dừng phương tiện, đo thân nhiệt, yêu cầu khai báo y tế; kiểm tra giấy đi đường do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định; kiểm tra phương tiện được phép vận chuyển các loại hàng hóa thiết yếu. Tại mỗi chốt cũng có thể xét nghiệm nhanh Covid-19 trong trường hợp nghi ngờ, khử trùng trong trường hợp cần thiết; kiểm tra, đối chiếu kết quả xét nghiệm, chủ động sàng lọc toàn bộ người được phép đi vào phân vùng 1.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала