Thủy sản Việt Nam đang ‘thắng lớn’ ở châu Âu

© Ảnh : Vũ Sinh - TTXVNCấp đông sản phẩm cá tra nguyên con xuất khẩu tại nhà máy chế biến thuỷ sản của Tập đoàn Sao Mai (An Giang)
Cấp đông sản phẩm cá tra nguyên con xuất khẩu tại nhà máy chế biến thuỷ sản của Tập đoàn Sao Mai (An Giang) - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2021
Đăng ký
Xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là các mặt hàng tôm, cá ngừ, cá basa, surimi, nghêu, sò, mực, bạch tuộc, ốc của Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu tăng cao, được giá nhờ lợi thế tận dụng Hiệp định EVFTA.
Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới, tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 diễn biến nghiêm trọng cùng với nỗi lo về thẻ vàng IUU vẫn là những thách thức mà đất nước phải đối mặt và vượt qua thời gian tới.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU tăng mạnh

Thực tế, EVFTA chính là đòn bẩy thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU tăng mạnh, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Bộ Công Thương vừa báo tin vui, nhu cầu thủy hải sản tăng mạnh ở châu Âu, cơ hội lớn cho thủy hải sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vừa được giá, có thể thắng lớn.
Cần nhắc lại rằng, việc ký kết thành công EVFTA, để Hiệp định có hiệu lực, cho phép Việt Nam kết nối trực tiếp cùng lúc với 27 nền kinh tế thành viên của Liên minh châu Âu – khu vực kinh tế đứng top đầu thế giới, thị trường có sức mua lớn thứ hai toàn cầu hiện nay.
Theo Bộ Công Thương, những tháng cuối năm 2021 này, nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở thị trường châu Âu ngày càng phục hồi mạnh mẽ trở lại, cùng với nhiều ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ tạo đà thuận lợi cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam tăng chiến lược cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường EU.
Bộ Công Thương nhấn mạnh, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU rất lớn, trên 50 tỷ USD hàng năm. Do đó, thủy sản là một trong những mặt hàng được quan tâm nhất trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) giúp Việt Nam tận dụng cam kết thuế quan nhập khẩu ưu đãi, qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập vào thị trường EU mạnh mẽ hơn.
© Depositphotos.com / VietboxNhà máy chế biến thủy sản.
Nhà máy chế biến thủy sản. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Nhà máy chế biến thủy sản.
Cục Xuất khẩu, Bộ Công Thương thông tin cho biết, xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang châu Âu trong 6 tháng đầu năm nay đã đạt khoảng 485,3 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020 bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Bộ Công Thương đánh giá, mức tăng này cao hơn nhiều so với con số 14,4% xuất khẩu thủy hải sản của cả nước.
Với kết quả hết sức khả quan này, Liên minh châu Âu cũng đã trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ tư của Việt Nam.
Hàng thủy hải sản Việt Nam hiện nay xuất khẩu mạnh nhất vào Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc.

Các mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam xuất sang EU là gì?

Tỷ trọng hàng thủy hải sản Việt Nam xuất khẩu đi EU chiếm khoảng 11,8% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Công Thương cũng nêu số liệu thống kê cho thấy, trong các mặt hàng thủy sản, tôm là nhóm tăng mạnh nhất.
Theo Cục Xuất khẩu, xuất khẩu tôm sang thị trường châu Âu tăng trưởng mạnh  bời vì tôm là mặt hàng có thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA được cắt giảm ngay, hoặc theo lộ trình 3, 5 năm, tôm chế biến theo lộ trình 7 năm.
Cùng với đó, số liệu công bố cho thấy, xuất khẩu sang thị trường EU 6 tháng đạt 255,7 triệu USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, riêng tôm chân trắng đạt trên 205 triệu USD, tăng 31%.
Bộ Công Thương cũng cho biết, thị trường EU chiếm trên 14% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam, đứng thứ ba sau thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Сảng Cát Lái - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2019
Nông thủy sản Việt điêu đứng vì không xuất được sang Trung Quốc
Tiếp đến là mặt hàng cá ngừ. Bộ Công Thương cho biết, xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng hơn 31%. Đồng thời, thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA đối với cá ngừ tươi sống, đông lạnh hoặc philê, ướp lạnh được cắt giảm ngay (trừ thăn/philê cá ngừ đông lạnh).
Ngoài ra, đối với cá ngừ chế biến đóng hộp (như cá ngừ ngâm dầu đóng hộp, đóng túi, các sản phẩm cá thuộc họ cá ngừ đóng hộp…), EU cũng ưu tiên miễn thuế cho Việt Nam trong mức hạn ngạch 11.500 tấn/năm.
Số liệu thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2021, cá ngừ có trị giá xuất khẩu lớn thứ hai sang EU, đạt 73,3 triệu USD, tăng 31,6%.
Ngoài ra, thị trường EU chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, đứng thứ hai sau Mỹ. Trong đó, riêng xuất khẩu cá ngừ chế biến đóng hộp đạt 35,5 triệu USD, tăng 116,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong báo cáo mới nhất, Cục Xuất khẩu Bộ Công thương cho biết, ngoài cá ngừ, tôm tăng mạnh, mặt hàng cá tra xuất khẩu sang EU chưa có dấu hiệu hồi phục.
Theo đó, tỷ trọng xuất khẩu cá tra tiếp tục sụt giảm 12,2% về lượng và 16,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Với mức sụt giảm này, thị trường EU chỉ còn chiếm 7,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam, Bộ Công Thương cho hay.
Lý giải về nguyên nhân, Bộ nêu rõ, do nhu cầu thị trường chưa hồi phục mạnh trong khi xuất khẩu phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt container để xếp hàng cũng như giá cước vận chuyển đường biển liên tục tăng cao thời gian qua.
Bên cạnh đó, chi phí nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, chế biến cũng tăng mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Xuất khẩu nghêu, sò, bạch tuộc, mực đều ghi nhận mức tăng trưởng cao, theo Cục Xuất khẩu. Bộ Công Thương lý giải, những mặt hàng nêu trên đều được cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA là cắt giảm ngay hoặc theo lộ trình ba năm.
© Ảnh : Vũ Sinh - TTXVNChế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Thuỷ sản Minh Phú Hậu Giang (Hậu Giang)
Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Thuỷ sản Minh Phú Hậu Giang (Hậu Giang) - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Thuỷ sản Minh Phú Hậu Giang (Hậu Giang)
Bộ Công Thương lưu ý, một số dòng sản phẩm chế biến của mực, bạch tuộc, nghêu, sò, ốc được cắt giảm thuế quan ngay thì đều ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.
Theo đó, xuất khẩu nghêu đạt 33,3 triệu USD, tăng 47,6%, xuất khẩu mực đạt 19,1 triệu USD, tăng 60,5%, xuất khẩu bạch tuộc đạt 5,4 triệu USD, tăng 23,2%.
Xuất khẩu ốc tuy không cao so với tôm, mực, nghêu, cá ngừ, nhưng cũng đạt mức 179.000 USD. Tuy nhiên, điều đáng nói là xuất khẩu ốc tăng trưởng rất mạnh, tăng trên 313% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu surimi tăng mạnh. Bộ Công Thương nêu rõ, surimi là mặt hàng theo cam kết hàng năm sẽ có lượng hạn ngạch hưởng thuế suất 0% theo thỏa thuận EVFTA là 500 tấn.
Xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay của Việt Nam sang EU với mặt hàng surimi đạt 3,19 triệu USD, tăng 38,2% so với cùng kỳ 2020.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn lo gỡ thẻ vàng IUU

Báo cáo về thị trường xuất khẩu trong khu vực Liên minh châu Âu, Cục Xuất khẩu cho hay, các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam ở EU đều đạt mức tăng trưởng tốt.
 Thị trường EU hiện đang là thị trường xuất khẩu thủy sản đứng thứ hai của Việt Nam, chiếm trọng 17% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2019
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thắng lớn?
Trong đó, Hà Lan chiếm 20,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU, đạt 99 triệu USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ 2020. Đức đạt 92 triệu USD, tăng 19,3%, chiếm 19%, Ý đạt 63 triệu USD, tăng đến 78,7%, chiếm 13%.
Theo Bộ Công Thương, trong nhiều năm qua, EU luôn được biết đến là một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam.
Mặc dù vậy, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đi Liên minh châu Âu những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là từ thời điểm tháng 10/20107 khi Việt Nam bị Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng “thẻ vàng” IUU liên quan đến các cáo buộc khai báo hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.
“Đây cũng là nguyên nhân chính khiến xuất khẩu thủy sản sang EU sụt giảm liên tiếp trong 3 năm từ 2018 đến 2020, cho dù những năm trước luôn ghi nhận tốc độ tăng trưởng khá”, Bộ Công Thương lưu ý.
Như Sputnik đã đưa tin, kể từ 1/8/2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu, gọi tắt là EVFTA chính thức có hiệu lực.
Hiệp định này được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội bứt phá cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU nhờ được hưởng loạt cam kết ưu đãi về thuế suất.
Một năm nay kể từ khi có EVFTA, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đi EU đã và đang có những thay đổi rõ nét khi các doanh nghiệp Việt tích cực đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thủy sản được ưu đãi thuế quan nhờ EVFTA trong khi các nước Liên minh châu Âu cũng ưu tiên lựa chọn những sản phẩm thủy sản của Việt Nam nhờ ưu đãi về giá mang tính cạnh tranh hơn.
Tính trong 6 tháng đầu năm 2021, thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu tới 25/27 thị trường thuộc khối EU với tổng lượng xuất khẩu đạt 104,3 ngàn tấn, trị giá 485,3 triệu USD, tăng 16% về lượng và 20% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ Công Thương cũng lưu ý, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị xử lý hành vi khai thác hải sản của một tàu cá sử dụng tàu lưới kéo (giã cào) - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.09.2020
Việt Nam gỡ ‘thẻ vàng’ EC: Trước hết xử nghiêm “dân mình” đi đánh cá trái phép
Đáng chú ý, trong số này, những thị trường xuất khẩu lớn nhất gồm Hà Lan, Đức, Ý, Bỉ, Pháp…
Bộ Công Thương đánh giá đây là những kết quả tương đối tích cực, đặc biệt là đặt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, cước phí vận tải tăng lên những mức cao kỷ lục trong khu xuất khẩu thủy sản Việt Nam đi thị trường châu Âu thực tế vẫn chưa được gỡ thẻ vàng IUU.
Do đó, Bộ Công Thương đánh giá, trong những tháng cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thị thủy hải sản ở EU có xu hướng phục hồi trở lại cùng với nhũng ưu đãi đặc biệt về mặt thuế quan nhờ EVFTA sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam tăng thêm tính cạnh tranh ở thị trường EU.
Mặc dù vậy, do diễn biến của dịch Covid-19 tại thị trường trong và ngoài nước cùng những ảnh hưởng của thẻ vàng IUU sẽ tiếp tục là những yếu tố tác động lớn nhất đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đi EU, Bộ Công Thương nhận định.
Ngoài ra, hiện nay, thực tế, hoạt động sản xuất, nuôi trồng, chế biến thủy sản đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch Covid-19 bùng phát mạnh, lây nhiễm nhanh, hàng loạt địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt, mọi hoạt động đều bị ảnh hưởng.
“Cần triển khai kịp thời các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho việc phục hồi và duy trì ổn định sản xuất, xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tận dụng tốt cơ hội thị trường trong thời gian tới”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала