Việt Nam tăng mạnh án tử hình, Bộ Công an dùng 11 nhà thi hành án tiêm thuốc độc

© AP Photo / Sue Ogrocki, File Phòng giam tử tù
 Phòng giam tử tù - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2021
Đăng ký
Ở Việt Nam, số người bị kết án tử hình tăng nhanh (gần 30%). Bộ Công an đã đưa vào sử dụng 11 nhà thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc. Nhiều nữ phạm nhân tìm cách mang thai để thoát án tử.
Chính phủ có báo cáo với các cơ quan của Quốc hội cũng đề cập tình trạng quá tải ở các nhà tù, vụ phạm nhân chết do Covid-19, tử tù gây rối và bỏ trón khỏi trại giam Chí Hòa.

11 nhà thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc

Chính phủ vừa có báo cáo gửi các cơ quan của Quốc hội về công tác thi hành án năm 2021 ở Việt Nam.
Đáng chú ý, đại diện của Chính phủ nhấn mạnh, đây là báo cáo tạm thời, cập nhật số liệu 10 tháng (từ 1/10/2020 đến 31/7/2021) để Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thẩm tra sơ bộ trước khi Chính phủ chính thức trình Quốc hội vào tháng 10 tới đây.
Theo báo cáo của Chính phủ gửi các cơ quan của Quốc hội, hiện tại, Việt Nam có 57/69 trại tạm giam đã xây dựng khu giam riêng người bị kết án tử hình với tổng số 700 buồng giam, với hơn 1.200 chỗ giam giữ.
Tuy nhiên, trong số này có 24 buồng giam xuống cấp, không đảm bảo cho công tác quản lý giam giữ, 12 trại tạm giam chưa có khu giam riêng người bị kết án tử hình.
Đồng thời, có 28/69 trại tạm giam phải sửa chữa các buồng tạm giam, buồng kỷ luật để giam người bị kết án tử.
Bên cạnh đó, báo cáo của Chính phủ cũng cho biết hiện có 60/69 trại tạm giam đã được đầu tư lắp đặt hệ thống kiểm soát an ninh phục vụ công tác giám sát buồng giam người bị kết án tử hình, với tổng số gần 1.200 camera. Tuy vậy, số camera xuống cấp, hư hỏng là hơn 60 chiếc.
Đáng chú ý, báo cáo của Chính phủ nêu rõ, tính đến năm 2021, Bộ Công an đã đưa vào sử dụng 11 nhà thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc và phân chia khu vực thi hành án tử hình thành 11 địa điểm theo vùng miền.
© AP Photo / Nate JenkinsPhòng tiêm chết người ở Mỹ
Phòng tiêm chết người ở Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Phòng tiêm chết người ở Mỹ
Ngoài ra, còn 4 nhà thi hành án tử hình tại công an địa phương gồm Đà Nẵng, Lào Cai, Khánh Hoà, Hậu Giang chưa xây dựng. Lý do là vì chưa bố trí được quỹ đất và số lượng giam giữ người bị kết án tử hình không nhiều.
Chính phủ nhận định trong báo cáo trình các cơ quan của Quốc hội rằng, công tác thi hành án tử hình bước đầu đáp ứng được yêu cầu.
“Tuy nhiên, những địa phương không có nhà thi hành án tử hình phải áp giải đối tượng đi thi hành án ở địa phương khác, do quãng đường xa trong khi phải đảm bảo tuyệt đối an toàn nên cần huy động lực lượng, phương tiện rất tốn kém”, Chính phủ nêu vấn đề.

Số người bị kết án tử hình tăng nhanh

Báo cáo của Chính phủ cũng thừa nhận, trong công tác quản lý giam giữ, thi hành án tử hình, còn có nhiều khó khăn.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2019
Bộ Ngoại giao lên tiếng về báo cáo "Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về số lượng án tử hình"
Đặc biệt khi số lượng người bị kết án tử hình của Việt Nam tăng nhanh, gần 30%, trong khi cơ sở vật chất, trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để phục vụ quản lý giam giữ chưa đáp ứng yêu cầu.
“Việc này dẫn đến quá tải ở một số trại tạm giam, tạo áp lực rất lớn cho công tác quản lý giam giữ”, Chính phủ lưu ý.
Báo cáo của Chính phủ cũng nêu thực tế các đối tượng bị kết án tử hình thường có tâm lý hoang mang, hoảng loạn về tinh thần hoặc tâm lý “không còn gì để mất” nên thường xuyên có biểu hiện chống đối.
Các tử tù thường luôn tìm cách trốn, tìm cách tự sát hoặc tự gây thương tích, xúc phạm, tấn công người thi hành công vụ, cán bộ trại giam…
Đáng lưu ý, đối tượng là nữ phạm nhân bị dính án tử hình thì tìm cách có thai để thoát án tử.
Báo cáo cũng nêu rõ, tình trạng kéo dài thời gian giam giữ bị kết án tử hình do chưa có quy định cụ thể về thời gian chờ xét quyết định ân giảm hoặc bác đơn xin ân giảm án tử hình, thời hạn tòa án quyết định thi hành án tử hình và thành lập hội đồng thi hành án tử hình.
Thêm vào đó, công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc rà soát, đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ người bị kết án tử hình gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian.
Chính phủ cũng nêu vấn đề, theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự, trong thời hạn hai tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công An - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2021
Đặc xá 2021: Minh chứng sống động, hiệu quả của chính sách nhân đạo
“Tuy nhiên, qua theo dõi, tổng hợp của Bộ Công an, còn rất nhiều bản án tử hình từ năm 2017, 2018 nhưng chưa có quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm”, báo cáo của Chính phủ nêu rõ.
Đồng thời, báo cáo của Chính phủ cũng lưu ý đến một vấn đề khác, đó chính là, trong quá trình giam giữ, một số phạm nhân bị kết án tử hình bị các bệnh nặng, có trường hợp nhiễm HLV/AIDS, hay bị các bệnh về tim mạch, huyết áp, lao phổi, tai biến….
Đặc biệt, báo cáo cũng lưu ý, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, vượt quá khả năng khám, điều trị của y tế trại tạm giam, phải đưa người bị kết án tử hình tới bệnh viện ngoài cơ sở giam giữ điều trị.
“Điều này tiếp tục gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, giám sát, canh gác, áp giải…”, báo cáo nêu.

Giải quyết những khó khăn, tồn tại như thế nào?

Chính phủ cho biết để giải quyết những vướng mắc dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian giam giữ bị án tử hình, Bộ Công an đã chỉ đạo công an địa phương báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thành lập đoàn công tác liên ngành.
Theo đó, nhiệm vụ của đoàn này là tổ chức kiểm tra, rà soát hồ sơ số người bị kết án tử hình theo các bản án đã có hiệu lực pháp luật, số giam giữ nhiều năm để phân loại, xác định vướng mắc, nguyên nhân và trách nhiệm các cơ quan để xử lý, giải quyết.
Đồng thời, Bộ Công an cũng tổ chức họp liên ngành với Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, công an 18 tỉnh, thành phố để tìm giải pháp giải quyết những khó khăn, tồn tại.
© AFP 2023 / Jiji Press Phòng giam tử tù ở Tokyo, Nhật Bản
 Phòng giam tử tù ở Tokyo, Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Phòng giam tử tù ở Tokyo, Nhật Bản
Trước đó, hồi tháng 9/2020, liên ngành Công an, Văn phòng Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ký ban hành Kế hoạch 76 về việc phối hợp theo dõi, rà soát, đối chiếu hồ sơ vụ thi hành án tử hình và kiểm tra công tác giam giữ, thi hành án đối với những người bị kết án tử hình tại các trại giam thuộc trách nhiệm Bộ Công an xử lý.
Gần nhất, hôm 2/6/2021, Bộ Công an cũng có buổi làm việc, báo cáo với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc về công tác quản lý giam giữ và thi hành án tử hình, tiếp đó ban hành kế hoạch thực hiện kết luận của Chủ tịch nước về vấn đề này.

Tử tù chết do Covid-19, vụ gây rối ở trại giam Chí Hòa

Đánh giá về báo cáo của Chính phủ, nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp Quốc hội “cơ bản đồng tình” với những nhận định nêu trong báo cáo của Chính phủ.
Tù nhân bị còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2021
Ly kì chuyện bắt được tử tù vượt ngục bị nhiễm Covid-19
Mặc dù vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng khó khăn kéo dài qua nhiều năm trong công tác quản lý, tổ chức giam giữ người bị kết án tử hình.
Điển hình như tình trạng quá tải rất lớn so với quy mô xây dựng tại một số trại tạm giam ở Hà Nội, TP.HCM, Lạng Sơn, Sơn La vẫn rất chậm được giải quyết dứt điểm đến nay.
Ủy ban Tư pháp cũng lưu ý, trong năm 2021, dịch bệnh Covid-19 phức tạp lây lan đến một trại tạm giam, đã xảy ra trường hợp người bị kết án tử hình chết do Covid-19 và một bị án tử hình lợi dụng việc di chuyển phạm nhân ra khỏi trại tạm giam khi phòng chống dịch đã trốn khỏi nơi giam giữ.
Đồng thời, báo cáo của nhóm nghiên cứu dẫn chứng vụ việc tử tù Nguyễn Kim An đã bỏ trốn khỏi trại tạm giam Chí Hòa (TP.HCM) hôm 13/7/2021.
Như Sputnik đã thông tin trước đó, Nguyễn Kim An sinh năm 1995, quê Bình Thuận, sau khi trốn khỏi trại giam Chí Hòa hôm 13/7, đã được một người lái xe ôm cho ở qua đêm, nấu mì cho ăn.
Trại giam Chí Hòa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Trại giam Chí Hòa.
Đến khuya ngày 16/7 khi An vừa đi bộ ra Quốc lộ 1 đoạn qua thành phố Thủ Đức thì bị lực lượng Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP.HCM bắt giữ tại chỗ. Tử tù này dính hai tội “cướp tài sản”, và “giết người”.
Điều đáng nói là, vào thời điểm bỏ trốn khỏi Chí Hòa, tử tù này đang nhiễm Covid-19. Hàng trăm trinh sát đã vất vả truy tìm, đưa tử tù này về trại tạm giam Chí Hòa để xử lý theo quy định của pháp luật.
Nêu ý kiến tại phiên họp Thường trực Ủy ban Tư pháp mở rộng để thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ đầu tuần này, ông Trần Công Phàn, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam (đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương) cho biết, vấn đề quản lý và tổ chức thi hành án tử hình là việc lần nào cũng nêu. Do đó, thời gian tới phải làm quyết liệt vấn đề này.
Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam nêu lên vấn đề rất đáng suy ngẫm hiện nay chính là việc người bị kết án tử hình phải chờ đợi thời gian dài mới được thi hành tử. Thời gian chờ đợi cái chết của chính mình là vô cùng đáng sợ.
Sáng 19/4/2021, lực lượng chức năng tiến hành thực nghiệm hiện trường tại gò cát thuộc bãi đất trống tại địa phận phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2021
Kẻ hiếp dâm, sát hại bé gái 5 tuổi ở Bà Rịa có thể phải đối diện án tử hình?
Ông Trần Công Phàn bày tỏ, việc phải chờ đợi ba, bốn, năm năm, thậm chí 10 năm để đến lúc được thi hành án tử hình là “một cực hình” còn kinh khủng hơn cả bản thân án tử hình.
Do đó, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam chia sẻ, trong giai đoạn còn làm Phó Viện trưởng VKSND Tối cao, ông đã từng tiếp xúc với nhiều người bị kết án tử hình. Họ đều bức xúc bày tỏ với ông rằng:
“Nếu các ông thấy tôi xứng đáng bị tử hình thì tử hình tôi sớm”, ông Phàn kể lại để thấy sự khủng khiếp và áp lực tâm lý đè nặng khi tử tù phải mòn mỏi chờ đợi cái chết của mình từ ngày này sang năm khác.
Tại phiên họp ngày 6/9, Ủy ban Tư pháp và các đại biểu đã đề nghị Chính phủ nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, công tác của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và công tác thi hành án.
Cùng với đó là tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác thi hành án hành chính, chỉ đạo chặt chẽ việc chấp hành án hành chính và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nghĩa vụ thi hành án hành chính để bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án.
Đồng thời, Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị Bộ Công an tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm an ninh tại các cơ sở giam giữ, cơ sở giam giữ phạm nhân, phối hợp với Bộ Y tế và Chính quyền địa phương kịp thời xử lý nếu dịch bệnh Covid-19 phát sinh.
Ngoài ra, cũng cần chỉ đạo các đơn vị chuyên môn kịp thời giải ngân kinh phí đã được cấp năm 2021 cho việc xây dụng mới, cải tạo, nâng cấp trại giam thuộc Bộ Công an.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала