Bão Côn Sơn bắt đầu “quần thảo” đất liền

© Ảnh : Trần Lê Lâm – TTXVNTuyến đường Nguyễn Văn Linh (TP Đà Nẵng) bị ngập nước do mưa lớn liên tiếp
Tuyến đường Nguyễn Văn Linh (TP Đà Nẵng) bị ngập nước do mưa lớn liên tiếp - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.09.2021
Đăng ký
Theo thông tin từ Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), cơn bão số 5 (bão Conson – Côn Sơn) bắt đầu ảnh hưởng đến đất liền trong sáng nay với mưa to khắp Thừa Thiên Huế – Bình Định. Dự báo thời gian từ đêm nay đến hết ngày mai sẽ là đỉnh điểm của mưa lớn và gió giật mạnh.

Bão số 5 giật cấp 12, cảnh báo nhiều nơi mưa rất to

Ngày 11/9, Tổng cục KTTV tiếp tục tổ chức phiên họp trực tuyến thảo luận những diễn biến tiếp theo của cơn bão số 5. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Công Thành, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái đã tham dự và chỉ đạo tại phiên thảo luận.
Báo cáo tại phiên họp, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cho biết, vào 10 giờ sáng nay, tâm bão Côn Sơn chỉ còn cách bờ biển Quảng Trị – Quảng Ngãi khoảng 180 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100 km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 160 km tính từ tâm bão. 
Các thiết bị y tế gồm máy tạo oxy và oxy hóa lỏng được giao cho Bệnh viện Chợ Rẫy thay mặt Bộ Y tế Việt Nam tiếp nhận. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2021
Bộ Y tế yêu cầu trực cấp cứu 24/24, không để giãn đoạn chữa trị bệnh nhân trong bão Conson
Do ảnh hưởng của bão, tại trạm đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10. Khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định đã có mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 80-120 mm, có nơi trên 150 mm.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển khá chậm theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 5-10 km. Đến 22 giờ tối nay (11/9), tâm bão ngay trên vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi. Bão bắt đầu suy yếu với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (65-90 km/giờ), giật cấp 11. 
Dự báo trong 12 đến 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 5-10 km đi vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 10 giờ sáng mai (12/9), tâm áp thấp nhiệt đới trên đất liền khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9. 
© Ảnh : Nguyên Lý-TTXVNNhững chiếc thuyền loại nhỏ được đưa lên bờ để đảm bảo an toàn trước bão số 5
Những chiếc thuyền loại nhỏ được đưa lên bờ để đảm bảo an toàn trước bão số 5 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Những chiếc thuyền loại nhỏ được đưa lên bờ để đảm bảo an toàn trước bão số 5
Theo ông Mai Văn Khiêm, do hoàn lưu bão Côn Sơn rộng, lệch về phía Tây nên từ hôm nay đến ngày mai (12/9), vùng ven biển khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Nam gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10. Khu vực sâu trong đất liền các tỉnh trên có gió giật cấp 7-8. 
Cũng do ảnh hưởng của bão số 5, từ nay đến 13/9, các tỉnh Quảng Trị đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa to đến rất to với lượng mưa ở Quảng Trị đến Quảng Nam phổ biến 200-300 mm/đợt, có nơi trên 350 mm/đợt, Quảng Ngãi phổ biến 100-200 mm/đợt, có nơi trên 200 mm/đợt. 
Từ ngày mai đến 14/9, ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200 mm/đợt, riêng Quảng Bình và Hà Tĩnh có nơi trên 250 mm/đợt. Từ nay đến 12/9, các tỉnh Bình Định, Kon Tum và Gia Lai có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-80 mm/đợt, có nơi trên 100 mm/đợt. 
© Ảnh : Cao Nguyên-TTXVNCông nhân Công ty Điện lực Kon Tum giải tỏa, phá bỏ cây cao su gần đường dây 110kV ở xã Đăk Hring huyện Đăk Hà
Công nhân Công ty Điện lực Kon Tum giải tỏa, phá bỏ cây cao su gần đường dây 110kV ở xã Đăk Hring huyện Đăk Hà - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Công nhân Công ty Điện lực Kon Tum giải tỏa, phá bỏ cây cao su gần đường dây 110kV ở xã Đăk Hring huyện Đăk Hà

Tuyệt đối không chủ quan trong ứng phó mưa lũ

Tại phiên thảo luận vào sáng 11/9, Tổng cục trưởng Trần Hồng Thái yêu cầu Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia bám sát thông tin dự báo từ các đơn vị ngoài Tổng cục và các đơn vị chuyên môn như Thông tin dữ liệu, Quan Trắc và Đài Cao không để đưa ra các bản tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế. 
“Trung tâm Dự báo KTTV cần theo dõi chặt chẽ các yếu tố mưa, lũ quét, sạt lở đất để thông tin nhanh chóng đến các Đài KTTV khu vực và Đài tỉnh, cung cấp cho chính quyền địa phương có biện pháp phòng, tránh; đảm bảo duy trì, phối hợp tốt hệ thống mạng lưới quan trắc, thông tin liên tục, kịp thời, không bị gián đoạn”, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV nói.
Thứ trưởng Lê Công Thành cho rằng, trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước, đây là thời điểm công tác dự báo diễn ra trong tình hình hết sức đặc biệt. Ngành KTTV đã có những giải pháp điều chỉnh hoạt động kịp thời đảm bảo hoạt động mạng lưới, quan trắc, thông tin, dự báo. 
© Ảnh : Nguyễn Nam-TTXVNDân quân, giáo viên và Công an huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) xuống đồng gặt, vận chuyển lúa về nhà cho nông dân
Dân quân, giáo viên và Công an huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) xuống đồng gặt, vận chuyển lúa về nhà cho nông dân - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Dân quân, giáo viên và Công an huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) xuống đồng gặt, vận chuyển lúa về nhà cho nông dân
“Tại thời điểm hiện nay, các địa phương đang ở trong các trạng thái hoạt động khác nhau do ảnh hưởng của dịch bệnh, lãnh đạo mới tại các cấp chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng, chống thiên tai tại địa phương. Vì vậy, cần nắm bắt tình hình phòng, chống dịch ở địa phương như thế nào, nhu cầu sử dụng thông tin ra sao để cung cấp bản tin phù hợp”, Thứ trưởng Bộ TN&MT chỉ đạo.
Cũng theo ông Lê Công Thành, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cần đưa ra các kịch bản dự báo cụ thể cho vùng tâm bão, vùng gió mạnh tác động đến các tỉnh, các huyện nào trong khu vực chịu ảnh hưởng. Thứ trưởng đề nghị các Đài KTTV tỉnh cung cấp vị trí các khu cách ly tập trung, đặc điểm các khu vực đó để đưa ra cảnh báo nguy cơ chịu ảnh hưởng cụ thể do bão gây ra cho các khu vực đáng lưu tâm, phục vụ cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương gia cố, chằng chống lại nhà cửa cho các công trình có thể nguy hiểm, không đảm bảo an toàn. 
© Ảnh : TTXVN phátKiên Giang: Bộ đội Biên phòng Hòn Sơn giúp dân khắc phục nhà bị sập do ảnh hưởng mưa bão
Kiên Giang: Bộ đội Biên phòng Hòn Sơn giúp dân khắc phục nhà bị sập do ảnh hưởng mưa bão - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Kiên Giang: Bộ đội Biên phòng Hòn Sơn giúp dân khắc phục nhà bị sập do ảnh hưởng mưa bão
Ông Lê Công Thành cũng đề nghị các địa phương tuyệt đối không chủ quan trong ứng phó với mưa lũ. Thứ trưởng mong rằng, toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động của ngành KTTV tập trung chuyên môn cao nhất, khắc phục khó khăn trong thời điểm giãn cách xã hội để hoàn thành nhiệm vụ.
Trước đó, bão Côn Sơn hình thành từ một áp thấp nhiệt đới ở vùng biển miền Trung của Philippines, mạnh lên thành bão vào chiều ngày 6/9 với đường đi và cường độ diễn biến phức tạp do tương tác với cơn bão mạnh Chanthu bên ngoài. 
© Ảnh : Quốc Dũng - TTXVNCầu Rồng vắng vẻ trong cơn mưa lớn
Cầu Rồng vắng vẻ trong cơn mưa lớn - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Cầu Rồng vắng vẻ trong cơn mưa lớn
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала