Bão số 5 gây mưa lớn và sạt lở, ách tắc nhiều tuyến đường

© AFP 2023 / Nhac NguyenNgười dân đi xe tay ga trong cơn mưa tầm tã ở Hà Nội, Việt Nam
Người dân đi xe tay ga trong cơn mưa tầm tã ở Hà Nội, Việt Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2021
Đăng ký
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, bão số 5 (bão Conson – Côn Sơn) đã làm 23 nhà dân bị hư hỏng, tốc mái; 1.070 ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hại. Ngoài ra, nhiều tuyến đường cũng đã bị ngập lụt, sạt lở do mưa lũ.
Sáng 12/9, bão số 5 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, di chuyển về phía Nam Lào. Hiện nay, mực nước các sông Quảng Ngãi và Quảng Bình đang lên nhanh; sông Đăk Bla, Kon Tum đã đạt đỉnh và đang xuống.
Trong ngày hôm nay, các tỉnh Quảng Trị đến Quảng Ngãi và Kon Tum có mưa 100-150 mm, có nơi trên 200 mm; các tỉnh Bình Định và Gia Lai có mưa 50-100 mm, có nơi trên 150 mm. Từ ngày 12-14/9, các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hóa có mưa 50-150 mm/đợt, có nơi trên 200 mm/đợt.

Những thiệt hại ban đầu do bão Côn Sơn gây ra

Thông tin tại cuộc họp giao ban của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, đại diện Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, bão số 5 đã khiến tàu QNg-95058TS với 5 lao động bị chết máy, phá nước. Ngoài ra, có 1 xà lan tàu kéo với 13 người bị mắc cạn cách Lý Sơn 18 hải lý về Tây Bắc. Hiện 18 người trên 2 phương tiện đã được tàu Cảnh sát biển cứu và dự kiến chiều tối 12/9 sẽ cập bờ.
Tuyến đường Nguyễn Văn Linh (TP Đà Nẵng) bị ngập nước do mưa lớn liên tiếp - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.09.2021
Bão Côn Sơn bắt đầu “quần thảo” đất liền
Báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Kon Tum cho thấy, bão số 5 gây mưa, gió trong ít ngày qua đã để lại nhiều thiệt hại cho các địa phương. Ngoài hai sự cố tàu thuyền nêu trên, có 23 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng; 1.070 ha lúa bị ngập, hư hại.
Cùng với đó, hệ thống giao thông tại nhiều địa phương miền Trung bị hư hỏng. Riêng tại tỉnh Kon Tum, mưa lớn gây sạt lở và ách tắc tại Quốc lộ 24, tỉnh lộ 672, 673, 678 và một số tuyến đường liên xã.
Trước tình hình diễn biến thiên tai vẫn đang còn nhiều phức tạp, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các địa phương cần theo dõi sát diễn biến mưa lũ sau bão, thông báo kịp thời đến người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh. Đồng thời, kiểm tra, đánh giá thiệt hại, tập trung sửa chữa nhà ở bị hư hỏng, sớm ổn định sinh hoạt của người dân; san gạt, sửa chữa đảm bảo giao thông và khắc phục kịp thời hậu quả do bão, mưa lũ gây ra.
© Ảnh : Quốc Dũng - TTXVNBộ đội Biên phòng đồn Sơn Trà chỉ dẫn cho tàu thuyền vào neo đậu an toàn trong Âu thuyền Thọ Quang
Bộ đội Biên phòng đồn Sơn Trà chỉ dẫn cho tàu thuyền vào neo đậu an toàn trong Âu thuyền Thọ Quang - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Bộ đội Biên phòng đồn Sơn Trà chỉ dẫn cho tàu thuyền vào neo đậu an toàn trong Âu thuyền Thọ Quang
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai cũng yêu cầu các địa phương theo dõi chặt chẽ lượng lưu lượng đến các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa xung yếu, các hồ chứa đã đầy nước để chủ động vận hành điều tiết và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn công trình và hạ du. Kiểm tra, phát hiện và khắc phục kịp thời hư hỏng công trình đê điều, nhất là các trọng điểm xung yếu, đang thi công dở dang.
Bên cạnh đó, các địa phương cần rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng thấp trũng; sẵn sàng triển khai phương án di dời dân đảm bảo an toàn về người, tài sản và phòng, chống dịch Covid-19; triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm tràn, khu vực nguy cơ ngập sâu.
Ngoài ra, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai yêu cầu bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông trên các trục chính; duy trì lực lượng cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu, xử lý khi có yêu cầu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала