Phan Sào Nam ra tù sớm, lãnh đạo TAND Quảng Ninh bị kỷ luật Đảng, thế là xong?

© Depositphotos.com / BelchonockTòa án
Tòa án - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2021
Đăng ký
Tha tù sai cho Phan Sào Nam tận 22 tháng, chỉ mỗi kỷ luật Đảng lãnh đạo TAND tỉnh Quảng Ninh là xong?
Phan Sào Nam – anh tài làng công nghệ của Việt Nam, đã nộp hơn 2,65 triệu USD và 126.000 đôla Singapore, cùng nhiều nhà, xe để khắc phục hậu quả.
Tuy nhiên, hậu trường lùm xùm kháng nghị vụ giảm án tù cho Phan Sào Nam khiến lãnh đạo TAND tỉnh Quảng Ninh bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật vẫn đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Vụ tha tù sớm cho Phan Sào Nam: “Vi phạm nghiêm trọng”

Phan Sào Nam, nhân vật gây xôn xao dư luận Việt Nam những năm qua trong vụ án đường dây đánh bạc nghìn tỷ qua game bài Rikvip/Tip.Club kéo theo hai cựu tướng Công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa cùng “ngã ngựa” vì mồi quý quý, bả vinh hoa.
Như Sputnik đã đưa tin, tại kỳ họp thứ 6, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nhiều lãnh đạo Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Ninh bị phát hiện có sai phạm nghiêm trọng vụ tha tù trước thời hạn cho Phan Sào Nam dù không hề lập công trạng gì.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, nhiều lãnh đạo TAND Quảng Ninh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo trong việc xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân Phan Sào Nam khi không đủ điều kiện.
Còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2021
Phan Sào Nam ra tù trước hạn, có hay không sự ưu ái của vị lãnh đạo nào đó?
Cụ thể, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm trong việc xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân Phan Sào Nam tại Trại giam Quảng Ninh và nhận thấy, Ban cán sự đảng, đồng chí Bí thư Ban Cán sự Đảng các nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025 cùng một số đồng chí Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo và cán bộ Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Ninh đã vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, vi phạm các Quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng TAND tỉnh.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương khẳng định, vi phạm của Ban Cán sự Đảng TAND tỉnh Quảng Ninh và các cá nhân nêu trên là “nghiêm trọng”, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước và uy tín của tổ chức đảng, của ngành Tòa án.
Do đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cảnh cáo Ban Cán sự TAND tỉnh Quảng Ninh các nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025.
Ông Hoàng Văn Tiền, Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chánh án TAND tỉnh cũng nhận hình thức kỷ luật Cảnh cáo vì ký quyết định cho Phan Sào Nam ra tù trước hạn. Ngoài ông Hoàng Văn Tiền, bà Phạm Thị Hương Giang, Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chánh án TAND tỉnh, Nguyễn Trí Chinh, Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, Phó Chánh án TAND tỉnh, Nguyễn Thúy Hằng, Bí thư Chi bộ, Chánh Tòa Dân sự và Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Trưởng Phòng Kiểm tra nghiệp vụ và Thi hành án, TAND tỉnh Quảng Ninh đều bị kỷ luật về mặt Đảng.

Phan Sào Nam đã nộp hơn 2,65 triệu USD và 126.000 đôla Singapore

Vụ việc của Phan Sào Nam này có sự vào cuộc của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Ban cán sự đảng TAND Tối cao, Ban cán sự đảng VKSND Tối cao, Ban Thường vụ Tỉnh ủy hai tỉnh Quảng Ninh và Phú Thọ.
Ủy bản Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Ban Cán sự Đảng TAND tối cao, Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ chỉ đạo xem xét, xử lý các tổ chức, cá nhân có vi phạm, khuyết điểm liên quan đến việc xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân Phan Sào Nam sau đó báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Để đảm bảo Phan Sào Nam tích cực hợp tác hoàn thành trách nhiệm dân sự của mình trong vụ án, các cơ quan chức năng có liên quan đã rất quyết liệt, sử dụng những biện pháp trong khuôn khổ pháp luật để tạo sức ép, tác động lên bị án. Hiện các ban ngành chức năng đang chỉ đạo xem xét, xử lý các tổ chức, cá nhân có vi phạm liên quan đến việc xét và quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho Phan Sao Nam. Việc xem xét xử lý được thực hiện theo yêu cầu của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Trong một diễn biến liên quan, có nhiều dấu hiệu cho thấy Phan Sào Nam đang rất hợp tác trong việc thực hiện phần nghĩa vụ về tiền mà bản án 2 năm trước đã tuyên với bị cáo này.
Hội đồng xét xử phúc thẩm tháng 3/2019 đã tuyên phạt bị cáo Phan Sào Nam mức án 5 năm tù về hai tội “Tổ chức đánh bạc” và “Rửa tiền”, đi kèm với đó là số tiền phạt hơn 926 tỷ đồng, tịch thu sung quỹ nhà nước hơn 548 tỷ đồng, tổng cộng 1.475 tỷ đồng. Thời gian thi hành án tính từ ngày bị can bị bắt vào tháng 10/2017.
Phan Sào Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2018
Vì sao Phan Sào Nam "được xử nhẹ" hơn Nguyễn Văn Dương?
Tính đến tháng 9/2019, bị án Phan Sào Nam đã thi hành được 1.346 tỷ đồng về phần dân sự. Khoản tiền còn lại phải thi hành là trên 160 tỉ đồng, trong đó có 3,5 triệu đôla Singapore (SGD) trong tài khoản đứng tên Nam và vợ, gửi tại Ngân hàng Singapore đã được tòa yêu cầu thu hồi.
Dù vậy, xác minh sau đó cho thấy tài khoản tại Ngân hàng Singapore kia không còn tiền. Khi Nam đang trong thời gian thi hành án tại trại giam Quảng Ninh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ đã tiến hành xử lý 5 ô tô mà cơ quan điều tra đã kê biên, thu được hơn 5 tỉ đồng để Nam thi hành phần dân sự.  Bên cạnh đó, đại diệm Cục Thi hành án cũng gặp gỡ, động viên, thuyết phục Phan Sào Nam tiếp tục hoàn thành nốt nghĩa vụ khắc phục hậu quả theo bản án.
Với vai trò đầu mối tương trợ tư pháp về hình sự, VKSND Tối cao đã phối hợp Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan thực hiện chương trình tương trợ tư pháp với Cơ quan Tổng chưởng lý Singapore, từ đó xác định vợ chồng Phan Sào Nam còn có tài khoản khác có số tiền 5,3 triệu USD, mang số hiệu S-257584, gửi tại Ngân hàng DBS.
Làm việc với các cơ quan khác, cơ quan Thi hành án dân sự cũng phát hiện thêm mảnh đất đứng tên hai vợ chồng Nam tại số 26, tờ bản đồ B2-36 thuộc dự án Golden Hills City, khu A, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.
Tuy nhiên, những tài sản này không nằm trong phán quyết của tòa nên muốn đưa vào thi hành án thì phải có sự tự nguyện hợp tác của đương sự. Điều này càng khó hơn khi trong quá trình thi hành án phạt tù, Nam được TAND tỉnh Quảng Ninh giảm thời gian thi hành án mỗi năm, cộng dồn là 22 tháng, nên đến ngày 6/2/2021 Phan Sào Nam đã được trả tự do...
Mặc dù vậy, do những tài sản này không được nêu trong bán án của tòa nên nếu muốn thi hành án, cần bị án Phan Sảo Nam phải tự nguyện hợp tác. Trong kho đó, đến ngày 6/2/2021, Phan Sào Nam đã được trả tự do sau khi TAND tỉnh Quảng Ninh có quyết định giảm thi hành án.
Trước tình hình đó, Tổng cục Thi hành án đã chỉ đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp hình sự (Vụ 13 - VKSND Tối cao), kịp thời ra các quyết định, kèm hồ sơ, tài liệu cung cấp cho Cơ quan Tổng chưởng lý Singapore theo quy định. Thông qua đó, cơ quan chức năng đã kiểm soát được tài khoản có số tiền lớn này.
Đồng thời, VKSND Tối cao cũng tiến hành xác minh các dấu hiệu vi phạm trong quyết định giảm thời gian Thi hành án của TAND tỉnh Quảng Ninh và ra quyết định kháng nghị.
Trong khi đó, cơ quan Thi hành án dân sự cũng tổ chức gặp gỡ, giải thích, thuyết phục Phan Sào Nam. Đến ngày 6/6, Phan Sào Nam tự nguyện làm đơn, đề nghị Ngân hàng DBS khấu trừ tiền trong tài khoản S-257584 đứng tên hai vợ chồng để chuyển vào tài khoản của Cục thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ, tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Được biết, toàn bộ các quá trình nêu trên đều diễn ra chặt chẽ, với đơn có đầy đủ xác nhận từ luật sư của Phan Sào Nam. Đồng thời, khẳng định quyền tự quyết của Nam với 1/2 giá trị tiền gửi trong tài khoản đứng tên chung với vợ. Tất cả đã được thông qua phiên điều trần do phía Singapore tổ chức ngày 9/9, để ngay sau đó số tiền hơn 2,6 triệu USD và hơn 126.000 SGD đã được chuyển về Việt Nam thành công.
Với thửa đất đứng tên vợ chồng Nam ở dự án Golden Hills City, Đà Nẵng, quá trình trao đổi, Phan Sào Nam cũng đồng ý thuyết phục vợ đưa vào thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự đã thống nhất với Vụ Kiểm sát Thi hành án dân sự (V11 - VKSND Tối cao), ủy thác xử lý tài sản này cho Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hòa Vang theo quy định.
Việc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận 2,65 triệu USD và hơn 126.000 đôla Singapore tiền thi hành án, nhiều nhà đất, tài sản của Phan Sào Nam, cựu Giám đốc Công ty CP VTC Online được cho là cơ bản hoàn thành nghĩa vụ về thi hành án dân sự.

Phan Sào Nam đang “khao khát tự do”

Như đã thông tin, khi Phan Sào Nam đang chấp hành án tù tại Quảng Ninh thì hôm 29/4/2020, TAND Quảng Ninh đã chấp nhận đề nghị của Trại giam Quảng Ninh về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù 19 tháng cho Phan Sào Nam.
Đến ngày 4/2/2021, TAND Quảng Ninh lần thứ hai tiếp tục chấp nhận đề nghị của Trại giam Quảng Ninh, giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại (3 tháng 7 ngày) cho Phan Sào Nam. Phan Sào Nam sau đó ra tù ngày 6/2/2021, sớm hơn 22 tháng so với thời hạn được tuyên.
Đến tháng 4/2021, VKSND cấp cao ở Hà Nội đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với hai quyết định giảm hạn tù của TAND tỉnh Quảng Ninh đối với Phan Sào Nam.
Bị cáo Phan Sào Nam (áo trắng) cùng các bị cáo được cơ quan chức năng dẫn giải ra tòa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2018
Phan Sào Nam và nước mắt của hai người đàn bà
Đáng chú ý, sau khi được ra tù, Phan Sào Nam, vốn từng là nhân vật tài năng trong giới công nghệ, đã sớm tái hòa nhập cộng đồng, trở lại với công việc tại một doanh nghiệp công nghệ thông tin, tham gia dự án phần mềm hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19.
Theo một số nguồn tin, với thu nhập mỗi tháng 30 triệu đồng, Phan Sào Nam tự nguyện trích 20 triệu đồng, hằng tháng tự động chuyển thẳng vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ…Với tất cả tiền, tài sản liên quan đã nộp, đến nay, nghĩa vụ thi hành án phần dân sự của Phan Sào Nam được cho là không còn nhiều. Ngoài ra, tin từ Tổng cục Thi hành án Bộ Tư pháp cho biết cơ quan chức năng vẫn đang trao đổi với luật sư của Phan Sào Nam.
Hiện tại, Phan Sào Nam và gia đình đang tích cực thi hành nốt phần nghĩa vụ này để cựu Giám đốc Công ty CP VTC Online sớm được trở lại với cuộc sống tự do, đầy đủ.
Theo lời một cán bộ Thi hành án vụ Phan Sào Nam thông tin với Pháp luật TP.HCM, tổng thời gian thi hành án phạt tù mà Phan Sào Nam được TAND Quảng Ninh giảm là 22 tháng.
“Không rõ bao nhiêu trong số này là sai quy định, còn hiện tại anh ta chưa bị bắt buộc thụ án tiếp. Nhưng qua trao đổi, nắm bắt tình hình, chúng tôi thấy anh ta rất khát khao tự do, hướng thiện, bày tỏ quyết tâm thi hành đầy đủ phần trách nhiệm dân sự của mình”, vị này cho biết.

Vụ tha tù trước hạn cho Phan Sào Nam: Kỷ luật Đảng là xong?

Vụ việc của Phan Sào Nam nhận về nhiều quan điểm thảo luận trên các diễn đàn và mạng xã hội. Dư luận nêu câu hỏi, người ký quyết định cho Phan Sào Nam ra tù có hưởng lợi ích gì hay không, đồng thời, vi phạm của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh là “vô tình”, hay “cố ý”.
Dù rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng có một kháng nghị về việc giảm án và đã có nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên, theo nhiều luật sư, với tính chất nghiêm trọng của vụ án, việc kháng nghị của VKSND cấp cao Hà Nội là đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, đây không phải một bản án mà là quyết định hành chính tư pháp.
Dư luận cũng nêu vấn đề, đối với những vi phạm của Trại giam Quảng Ninh, TAND tỉnh Quảng Ninh, ngoài việc bị xử lý kỷ luật về mặt Đảng, các lãnh đạo, cán bộ liên quan còn phải chịu thêm hình thức kỷ luật nào nữa hay không khi vụ việc gây xôn xao dư luận như vậy. Có hay không dấu hiệu ưu ái, bao che ở đây.
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp – Đoàn Luật Sư Hà Nội cho biết, với việc tha tù cho Phan Sào Nam, những cá nhân liên quan ngoài việc bị kỷ luật về mặt Đảng sẽ có thể còn bị xử lý về mặt chính quyền hay thậm chí cao hơn nữa là truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu phạm tội.
Bị cáo Phan Sào Nam (cựu chủ tịch VTC Online) - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.11.2018
Hai người đàn ông bí ẩn trong vụ án Phan Văn Vĩnh
Theo luật sư, căn cứ vào quy định 102 năm 2017 có thể khẳng định, Đảng viên vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không xử lý nội bộ. Kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, đoàn thể hoặc các hình thức xử lý khác của pháp luật.
Ông Cường cho hay, người vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệ Đảng, ngoài việc bị xử lý kỷ luật Đảng sẽ bị xử lý kỷ luật công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP với các hình thức kỷ luật hành chính như khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm đối với cán bộ (những người không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý - khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc).
Đối với những người là lãnh đạo, quản lý, hình thức kỷ luật sẽ là khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Các viên chức không giữ chức vụ quản lý có thể sẽ bị khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc. Còn với viên chức quản lý sẽ là khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
Dẫn các quy định tại khoản 6 Điều 2, Quy định 102 của Trung ương, hay khoản 5 Điều 2 Nghị định 112 của Chính phủ, luật sư Cường cho GD&TĐ biết, trường hợp cán bộ, Đảng viên có vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, ngoài việc bị xử lý kỷ luật về mặt Đảng sẽ bị xử lý kỷ luật về mặt chính quyền theo quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP, của Chính phủ về kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng sẽ xem xét trách nhiệm của cán bộ đã ký, ban hành quyết định giảm thời gian chấp hành hình phạt tù cho Phan Sào Nam. Luật sư nhấn mạnh, trong trường hợp này, nếu có lỗi cố ý (biết rõ làm việc ban hành quyết định trái pháp luật nhưng vẫn cố tình ban hành quyết định này) thì người ký quyết định còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong khi đó, về mặt lý luận, các quyết định tố tụng hình sự bị hủy bỏ có thể do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, nếu lỗi cố ý thì đó là hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp.
Tùy thuộc vào yếu tố lỗi, động cơ, mục đích, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà hành vi vi phạm là ra quyết định trái pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội ra quyết định trái pháp luật theo điều 371, Bộ luật Hình sự 2015.
Như vậy, trường hợp tổ chức Đảng xác định Đảng viên có sai phạm là đúng, cơ quan chức năng cũng xác định quyết định giảm thời gian chấp hành hình phạt tù là quyết định trái pháp luật và hủy bỏ quyết định này, cơ quan chức năng sẽ xem xét quyết định trái pháp luật là quyết định do ai ban hành? Người ban hành quyết định này có biết rõ là trái pháp luật hay không?
“Trường hợp xác định là quyết định trái pháp luật, việc ban hành quyết định trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân như thế nào? Khi đó mới có căn cứ để xem xét có xử lý hình sự đối với hành vi ra quyết định trái pháp luật hay không”, luật sư Đặng Văn Cường nói rõ.
Chuyên gia nhấn mạnh, khi có quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Cấp cao để hủy bỏ quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của TAND tỉnh Quảng Ninh, cơ quan chức năng cũng sẽ xem xét, làm rõ khi ban hành quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù này, người ban hành quyết định có “biết rõ” là trái pháp luật hay không?
Như vậy, nếu việc ban hành quyết định này là lỗi cố ý, người ban hành quyết định “biết rõ” là quyết định trái pháp luật nhưng vẫn cố tình ban hành thì người ký quyết định này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp khác, người ban hành quyết định này không biết rõ, do lỗi vô ý, chủ quan sẽ không xem xét xử lý hình sự mà chỉ xử lý kỷ luật về Đảng và kỷ luật về mặt chính quyền.
Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương nêu vấn đề, về nguyên tắc, nếu việc giảm án cho Phan Sào Nam là sai, thì đương nhiên phải hủy bỏ và bị cáo buộc phải thi hành án trở lại.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала