Sau 'hàng chục' ứng dụng chống dịch, tất cả sắp quy về 'một mối'

© Sputnik / Quỳnh Như Ứng dụng Bluezone
  Ứng dụng Bluezone - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Để giải quyết vấn đề sử dụng 'chồng chéo' nhiều ứng dụng cùng lúc, cả 3 cơ quan bao gồm Bộ TT&TT, Bộ Y tế và Bộ Công an thống nhất sẽ sử dụng một mã QR liên thông tất cả nền tảng, hệ thống, phần mềm. Từ đó, thuận lợi cho người dân trong quá trình khai báo và di chuyển.

Mỗi người sẽ có một mã QR như CMND hoặc CCCD

Theo báo cáo sơ kết công tác triển khai công nghệ phòng chống dịch COVID-19 gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 10/9, Bộ Thông tin - truyền thông (Bộ TT-TT) cho biết đã thống nhất với Bộ Y tế và Bộ Công an về việc sử dụng một mã QR chung cho từng đối tượng liên thông giữa tất cả các nền tảng, hệ thống, phần mềm.
Đo thân nhiệt cho nhân dân đến tiêm vaccine tại bệnh viện Dệt may. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2021
Hà Nội cần làm rõ trách nhiệm về việc chen lấn tại điểm tiêm và xét nghiệm cho cháu nhỏ
Qua đó, cả 3 Bộ cùng thống nhất sử dụng chung một mẫu tờ khai y tế để thuận tiện cho công dân trong quá trình khai báo, di chuyển.
Nghĩa là bất kể người dân khai báo y tế hay khai báo di chuyển trên bất kỳ ứng dụng phòng chống dịch nào cũng cho kết quả mã QR cá nhân như nhau. Sau đó, có thể dùng nó để qua chốt kiểm dịch, chốt kiểm tra (trên đường) hay các địa điểm yêu cầu "check-in" khai báo y tế (bệnh viện, siêu thị, công sở, nhà hàng, khách sạn...).
Chẳng hạn, với nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý vào/ra sử dụng mã QR đang được Bộ TT-TT triển khai trên toàn quốc, người dân được cấp một mã QR cá nhân. Sau đó, sử dụng mã này để khai báo y tế tại địa chỉ tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Bluezone.
Trong khi đó, các địa điểm muốn kiểm tra, kiểm soát người đến/đi có thể đăng ký ghi nhận vào ra bằng mã QR tại địa chỉ https://qr.tokhaiyte.vn/. Nền tảng cho phép các địa điểm này quản lý được danh sách người vào ra địa điểm, đồng thời cho phép các cấp chính quyền cơ sở quản lý được toàn bộ các điểm đã đăng ký sử dụng mã QR trên địa bàn.

Thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch

Báo cáo sơ kết công tác triển khai công nghệ phòng chống dịch COVID-19 của Bộ TT&TT gửi Thủ tướng Chính phủ cho biết, Việt Nam hiện đang có trên dưới 20 phần mềm phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 nên dẫn đến tình trạng "nhiều phần mềm chồng chéo".
Nhân viên y tế tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax phòng COVID-19 giai đoạn 3. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.09.2021
Đại dịch COVID-19
Hà Nội đạt kỷ lục về tiêm vaccine, tỷ lệ tiêm chủng của Việt Nam khoảng 3%
Trước tình trạng này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các cơ quan chức năng cần thống nhất một ứng dụng duy nhất để thuận tiện, dễ dàng cho người dân sử dụng.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng việc người dân chỉ tập trung sử dụng một ứng dụng phòng chống dịch duy nhất cũng giúp các cơ quan nhà nước, công ty, doanh nghiệp dễ nhận biết và quản lý hơn.
Ông Nguyễn Trọng Tấn, Tổng Giám đốc Công ty Chợ Tốt, cho rằng:
"Để có thể sống chung an toàn với COVID-19 thì thông tin chứng nhận tiêm chủng (thẻ xanh/thẻ vàng vaccine) cực kỳ quan trọng. Chính vì thế, rất cần một ứng dụng chính thống để người dân có thể dễ dàng nhận biết, khai báo thông tin, yên tâm sử dụng và theo dõi".
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia an ninh mạng cũng cảnh báo rằng, thông tin cá nhân và thông tin định danh của người dùng nếu được lưu trữ trên ứng dụng thống nhất sẽ khiến vấn đề bảo mật trở nên vô cùng quan trọng.
Thế nhưng nhìn chung việc sử dụng chung một phần mềm chống dịch đang được đa số người dân ủng hộ, tránh tình trạng 'chồng chéo' thông tin cũng như rắc rối trong khâu khai báo y tế, tiêm chủng vaccine.

Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 tiếp tục trục trặc

Những ngày qua cũng có rất nhiều người dân cho biết đang gặp trục trặc khi tự dưng mất thông tin đã tiêm chủng, trong khi thực tế đã tiêm; không tìm thấy điểm tiêm chủng để gửi phản ánh cập nhật thông tin.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến chứng kiến lễ bàn giao vaccine, vật tư y tế và kinh phí được ủng hộ trong chuyến công tác châu Âu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2021
Chuyến đi đầy 'thắng lợi' của đoàn Quốc hội Việt Nam, 50 triệu liều vaccine đặt mua từ Tây Ban Nha có gì đặc biệt?
Vấn đề nhiều người dùng gặp phải là phần mềm đã cập nhật tình trạng tiêm chủng nhưng sau đó lại mất dữ liệu. Cụ thể, ứng dụng 'Sổ sức khoẻ điện tử' cung cấp thông tin "chưa tiêm chủng" trong khi bạn đọc đã tiêm đủ mũi hoặc đã tiêm mũi 1 hoặc chỉ cập nhật một mũi tiêm trong khi người dùng đã tiêm đủ 2 mũi.
Đồng thời, nhiều người không nhập được địa điểm tiêm khi gửi phản ánh thông tin, gọi đến đường dây nóng y tế 19009095 để phản ánh nhưng không ai bắt máy.
Thậm chí có người đã kiên nhẫn gọi 1022 theo hướng dẫn tổng số 20 lần, nhưng không thể kết nối với điện thoại viên để đề nghị hiệu chỉnh thông tin đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Toàn quốc hiện có 11.400 điểm tiêm chủng tại xã phường và 1.500 bệnh viện các tuyến, phần lớn số này đã triển khai tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19. Tuy nhiên, qua rà soát trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, với 808 trang tra cứu điểm tiêm, mới thấy hệ thống cập nhật được 8.078 điểm tiêm.
Như vậy còn rất nhiều điểm tiêm (khoảng 5.000 điểm) chưa được hiển thị trên cổng để gửi phản ánh trong trường hợp bạn đọc gặp trục trặc khi ghi nhận thông tin tiêm chủng.
Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 mới được đưa vào sử dụng kể từ khi khởi động chiến dịch tiêm chủng COVID-19 toàn quốc vào tháng 7 vừa qua và hiện là hệ thống tiện dụng nhất khi đăng ký tiêm chủng, kiểm tra thông tin hiện nay.
Đến chiều 12/9 đã có gần 28,3 triệu mũi tiêm được cập nhật trên cổng, riêng ngày 11-9 có trên 1,1 triệu mũi được báo cáo, gần 8 triệu người đã đăng ký tiêm chủng trên cổng và rất nhiều người đã được gọi đi tiêm từ thông tin đăng ký tại đây.
Tuy nhiên dường như phần mềm này đang phải "vừa làm vừa sửa", và thông tin cho biết là vẫn chưa được nghiệm thu, trong khi lại đang sử dụng chính thức và liên quan tới hàng triệu người.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала