'Sau khi chiếu Người phán xử thì tội phạm xã hội đen xảy ra rất nhiều'

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnThiếu tướng Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội phát biểu ý kiến.
Thiếu tướng Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội phát biểu ý kiến. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới cho biết, hiện nay có một số bộ phim có tình tiết quá chân thực như vi phạm pháp luật nhưng không bị xử lý, khiến người xem nhận thức sai và bắt chước làm theo. Ông Tới dẫn chứng về nội dung phim "Người phán xử" được chiếu trên VTV1.
Sáng 14/9 tiếp tục phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án luật Điện ảnh sửa đổi.
Trình bày tờ trình của Chính phủ về dự án luật, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng cho biết, trong quá trình xây dựng dự án luật còn một số vấn đề có ý kiến khác nhau, cần xin ý kiến Quốc hội. Một trong các vấn đề là quy định về phổ biến phim trên không gian mạng.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Phương HoaÔng Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Ông Hùng cho biết, Chính phủ dự kiến trình ra Quốc hội 2 phương án.
Phương án một cho phép các nhà phát hành “tự kiểm” và chịu trách nhiệm, Bộ VH-TT-DL sẽ kiểm tra theo kiểu hậu kiểm. Còn phương án 2 là bắt buộc các phim chỉ được phổ biến trên không gian mạng khi có giấy phép của Bộ này, tức là "tiền kiểm".
Từ đó, ông Hùng cho hay, đa số thành viên Chính phủ và cơ quan chủ trì thống nhất chọn phương án 1. Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ tại cuộc hop cũng đề xuất thêm phương án khác là "gộp" cả 2 phương án trên và cùng nhau bàn luận.

Nhiều phim cổ súy cho hành vi vi phạm pháp luật

Liên quan tới nội dung phim trên không gian mạng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới đề nghị cần có quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phổ biến trên nền tảng này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì Họp báo thường kỳ tháng 7/2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2021
Biển Đông
Việt Nam “nhắc khéo” Trung Quốc ở Biển Đông
Nhất là những phim có vấn đề liên quan tới quốc phòng, an ninh, hải đảo, trẻ em, tôn giáo, dân tộc.
“Phải đưa trách nhiệm vào”, ông Tới nhấn mạnh.
Ông Tới cũng đề nghị cần quy định rõ, chi tiết hơn về nội dung và hành vi nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh, hiện nay có một số bộ phim có tình tiết cổ súy cho hành vi vi phạm pháp luật như phạm tội nhưng không bị xử lý, lối sống ích kỷ...
Trong khi đó, một số phim phản ánh quá chân thực, quá chi tiết về sự tự diễn biến, tự chuyển hóa, vô hình trung làm cho người xem nhận thức sai và bắt chước làm theo.
“Điển hình, mới đây sau khi VTV1 chiếu phim Người phán xử thì tình hình các băng ổ nhóm tội phạm xã hội đen xảy ra rất nhiều. Đất nước chúng ta quản lý xã hội bằng pháp luật, nhưng trong phim thì pháp luật không giải quyết được, mà đưa cho ông trùm làm người phán xử, kể cả phán xử cả lực lượng công an. Phán xử tất cả. Mà phim đó chiếu trên giờ vàng thì ai chịu trách nhiệm về vấn đề này?”, ông Tới nêu dẫn chứng.
Giải trình tại phiên họp về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu khó khăn trong việc kiểm soát các nội dung phim trên không gian mạng theo dạng tiền kiểm. Do đó, xu hướng là nhà cung cấp phải chịu trách nhiệm.

Vì sao phim "Người phán xử" lại được cho là quá chân thực?

Người phán xử là một bộ phim truyền hình thuộc loạt phim Cảnh sát hình sự của Đài Truyền hình Việt Nam do NSƯT Nguyễn Mai Hiền làm đạo diễn chính và loạt phim này cũng quen thuộc với khán giả Việt nhiều năm nay.
Phim được mua kịch bản chuyển thể từ bộ phim truyền hình cùng tên của Israel, được phát sóng trên cả 2 kênh VTV1 và VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam.
Người phán xử có cốt truyện xoay quanh Phan Quân - một ông trùm thế giới ngầm dưới bóng doanh nhân thành đạt, chủ tịch Tập đoàn Phan Thị. Ông Quân được coi là "con cáo già" với cái đầu lạnh, dã tâm lớn nhưng luôn được kính nể bởi cách đối nhân xử thế trọng nghĩa khí, đặt gia đình lên trên hết.
Phan Quân được gọi là Người phán xử, có quyền lực bậc nhất trong giới xã hội đen. Không chỉ phải đấu trí với các thế lực thù địch trong giới tội phạm, Phan Quân còn đau đầu bởi vì các mâu thuẫn trong gia đình, chủ yếu bắt nguồn từ cậu quý tử chơi bời nóng nảy Phan Hải.

Phải làm thế nào để gộp 2 làm 1?

Ngoài 2 phương án "Tiền kiểm" và "Hậu Kiểm" được Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng đưa ra ở trên, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có những ý kiến khác.
Trong báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Thường trực Ủy ban đề xuất thêm phương án 3 là kết hợp hậu kiểm và tiền kiểm một cách hợp lý.
Thanh Hương cho biết cô không có lý do gì để đánh đổi sự nghiệp để lấy vài phút mua vui hay tạo lùm xùm để nổi tiếng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.08.2017
Con gái ông trùm “Người phán xử” có clip nóng?
“Hậu kiểm là chủ yếu, tiền kiểm đối với phim có ảnh hưởng xấu đến chính trị, tư tưởng, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, và phải phù hợp với điều kiện, khả năng quản lý của cơ quan nhà nước”, ông Vinh nêu.
Cho ý kiến sau đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng “nghiêng” về phương án kết hợp vì cho rằng, cần phải có cả khâu tiền kiểm và hậu kiểm chứ không chỉ cực đoan chọn 1 trong 2.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng thì băn khoăn: phương án tiền kiểm đối với “những phim có ảnh hưởng xấu đến chính trị, tư tưởng, quốc phòng, an ninh, đối ngoại” thì tiêu chí nào để biết được một bộ phim là “có ảnh hưởng xấu” để mà “tiền kiểm”?
Tuy chưa có phương án "chốt" cho vấn đề trên nhưng ông Hùng cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến, ban soạn thảo sẽ chỉnh lý theo hướng gắn tiền kiểm và hậu kiểm để bảo đảm an ninh chính trị.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала