WB lý giải vì sao nền kinh tế Việt Nam không sụp đổ vì Covid-19

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNDây chuyền sản xuất bao bì đựng thức ăn gia súc tại Công ty TNHH Tân Trang
Dây chuyền sản xuất bao bì đựng thức ăn gia súc tại Công ty TNHH Tân Trang - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2021
Đăng ký
Chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) cho rằng, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh từ cuối quý III/2021, sau khi chính quyền kiểm soát được dịch bệnh, các lệnh giãn cách xã hội được gỡ bỏ.
Bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội lý giải vì sao nền kinh tế Việt Nam không sụp đổ vì cú sốc do Covid-19.
Các chuyên gia hàng đầu của Ngân hàng Thế giới đánh giá, bất chấp khủng hoảng vì coronavirus, nền kinh tế Việt Nam vẫn rất bền bỉ, năng động, những yếu tố căn bản của kinh tế vẫn vững chắc.

World Bank nêu thời điểm kinh tế Việt Nam có thể phục hồi mạnh mẽ

Theo chuyên gia của Word Bank, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh từ cuối quý III/2021 sau khi chính quyền kiểm soát được dịch bệnh.
Đây là nhận định của bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của Văn phòng Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Hà Nội.
Theo bà, dự đoán này được đưa ra dựa trên kinh nghiệm sau khi lệnh giãn cách xã hội được dỡ bỏ hồi tháng 4 năm ngoái. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam cũng đã hoạt động rất tốt và tăng trưởng vững chắc trong đầu năm 2021.
“Tuy đại dịch đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống và mang theo đó nhiều rủi ro đáng kể, nền kinh tế Việt Nam đã được chứng minh là rất bền bỉ và năng động”, chuyên gia của WB khẳng định.
Thực tế đã chứng minh, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương năm 2020 trong khi tất cả các nước khác trong khu vực, ngoại trừ Trung Quốc, đều tăng trưởng âm do khủng hoảng Covid-19.
Người đàn ông đang kiểm tra điện thoại thông minh của mình. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2021
Trước khó khăn thử thách, không quốc gia nào giỏi hơn Việt Nam
Bà Madani hy vọng nền kinh tế Việt Nam có thể phục hồi trong tương lai. Điều này có triển vọng khi thị trường xuất khẩu chính, trong đó bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), những đối tác hàng đầu của Việt Nam đều đang trên đà phục hồi.
Cũng theo các chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam, Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa để thúc đẩy cầu trong nước trong ngắn hạn, bằng cách đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và tiếp tục hỗ trợ thu nhập cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng để giúp khôi phục tiêu dùng tư nhân.
Ngân hàng Thế giới hiện đang chờ số liệu trong tháng 9 của Tổng Cục Thống kê Việt Nam cũng như xem quyết định của Chính phủ Việt Nam liên quan tới mở cửa nền kinh tế.
Từ đó, cơ quan này mới có thể đưa ra điều chỉnh về dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Các yếu tố căn bản của kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc

Trước đó, như Sputnik đã thông tin, ở Báo cáo Điểm lại của World Bank công bố hôm 24/8 dự đoán rằng, GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 4,8% cho cả năm 2021.
Mặc dù con số này thấp hơn 2% so với dự báo trước đó của World Bank hồi tháng 12 năm ngoái, nhưng đây là điều dễ hiểu do những tác động mà dịch Covid-19 gây ra.
Doanh số bán lẻ trong tháng 7 của Việt Nam giảm 19,8% so cùng kỳ năm trước, là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4/2020. Trong khi đó, Chỉ số sức mua hàng (PMI) cũng giảm đáng kể.
© AFP 2023 / Manan VatsyayanaCô gái đeo khẩu trang và găng tay đứng xếp hàng trong siêu thị Hà Nội.
Cô gái đeo khẩu trang và găng tay đứng xếp hàng trong siêu thị Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Cô gái đeo khẩu trang và găng tay đứng xếp hàng trong siêu thị Hà Nội.
Trong mấy tháng vừa qua, cán cân thương mại hàng hóa đã thâm hụt khi các nhà đầu tư nước ngoài trở nên thận trọng hơn.
Lệnh giãn cách khiến các chuỗi cung ứng bị gián đoạn, buộc các đơn vị xuất khẩu tạm đóng cửa hoặc hoãn gia công, sản xuất.
“Nền kinh tế Việt Nam liệu có phục hồi vào nửa sau năm 2021 hay không? Điều đó còn tùy thuộc vào kết quả kiểm soát đợt dịch Covid-19 bùng phát hiện nay, hiệu quả triển khai vaccine, và hiệu suất của các biện pháp tài khóa nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình bị ảnh hưởng, và để kích thích phục hồi”, Quyền Giám đốc Quốc gia của World Bank tại Việt Nam Rahul Kitchlu nhận định.
Theo ông Kitchlu, dù vẫn còn nhiều rủi ro, các yếu tố căn bản của kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc. Nếu kiểm soát được đại dịch, kinh tế Việt Nam có thế quay về mức tăng 6,5 đến 7% từ năm 2022.
Ngã tư xưa nhộn nhịp nay vắng vẻ ở TP Hồ Chí Minh   - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.09.2021
Hãy tin vào Việt Nam như cách họ làm chấn động địa cầu với trận Điện Biên Phủ
World Bank khuyến nghị Việt Nam cần xử lý những hệ quả xã hội của khủng hoảng Covid-19 bằng việc làm tốt các chương trình an sinh xã hội.
Việt Nam cũng phải cảnh giác với rủi ro trong mảng tài chính, đặc biệt là nợ xấu. Cần chú trọng hơn đến chính sách tài khóa cho phù hợp giữa nhu cầu hỗ trợ phục hồi kinh tế và nhu cầu duy trì nợ công ở mức bền vững.
Theo World Bank, dịch Covid-19 đã đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số của nền kinh tế trong nước khi ngày càng nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam cung cấp dịch vụ trực tuyến. Chính phủ cũng tăng cường số hóa các thủ tục và cơ sở dữ liệu của mình.
Dù vậy, giống như hầu hết các nước khác trên thế giới, Việt Nam có trở thành công xưởng thế giới về công nghệ số hay không sẽ không phụ thuộc nhiều vào khả năng tạo ra những đột phá về công nghệ.
“Điều này sẽ được quyết định bởi năng lực khai thác tối đa những công nghệ số mà các nước khác đang phát triển”, WB khẳng định.

WB lý giải về “cú sốc” kinh tế Việt Nam mang tên Covid-19

WB cũng đánh giá về những tác động do các lệnh giãn cách xã hội đối với nền kinh tế, tình hình kinh doanh sản xuất tại Việt Nam.
Nói về cuộc khủng hoảng, cú sốc đối với nền kinh tế Việt Nam (cũng như nhiều nền kinh tế khác của thế giới trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay), WB cho biết, trong tháng 8/2021, diễn biến dịch bệnh có chiều hướng xấu đi nhanh chóng, số ca nhiễm tăng cao và thường xuyên duy trì trên 10.000 ca nhiễm mỗi ngày là điều đáng lo ngại.
Trước tình hình đó, nhiều tỉnh, thành phố, nhất là ở phía Nam của đất nước đã thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt.
© AFP 2023 / Huu KhoaMàn hình điện tử trước Nhà hát Lớn Sài Gòn hiển thị thông báo về cuộc chiến chống Covid-19 vào ngày đầu phong toả ở TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Màn hình điện tử trước Nhà hát Lớn Sài Gòn hiển thị thông báo về cuộc chiến chống Covid-19 vào ngày đầu phong toả ở TP Hồ Chí Minh, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Màn hình điện tử trước Nhà hát Lớn Sài Gòn hiển thị thông báo về cuộc chiến chống Covid-19 vào ngày đầu phong toả ở TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Đại diện Ngân hàng thế giới nhận định, việc thực hiện giãn cách xã hội, các lệnh hạn chế đi lại đã khiến nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô sụt giảm.
Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (PMI) giảm 4,2% so với tháng trước và 7,4% so với cùng kỳ năm trước do các biện pháp giãn cách xã hội gây gián đoạn sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo.
Hạnh phúc người phụ nữ trẻ yêu nước Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2021
Đại dịch COVID-19
Chuyên gia Nga: Các thể chế tài chính phương Tây đánh giá sai về kinh tế Việt Nam
“Mặc dù vậy, sự suy giảm này của các hoạt động sản xuất công nghiệp không đột ngột như sự suy giảm thời điểm đầu khủng hoảng Covid-19 hồi tháng 4/2020”, WB khẳng định.
Thể chế này cũng thừa nhận có sự khác nhau giữa các vùng miền, trong đó các trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo lớn ở miền Bắc vẫn tăng trưởng tốt ở mức hai con số, trong khi đó ở các tỉnh miền Nam, nơi các nhà máy bị đóng cửa chịu sự sụt giảm sản lượng nghiêm trọng.
Cùng với đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiếp tục diễn biến xấu đi trong tháng 8, giảm 10,5% so với tháng trước và 33,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức thấp kỷ lục trong nhiều năm qua. Kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục thâm hụt. So với một năm trước, xuất khẩu hàng hóa giảm 5,7%, trong khi nhập khẩu tăng 21,1%. Hệ quả là nhập siêu tăng lên 3,5 tỷ USD trong tám tháng đầu năm 2021, so với xuất siêu 13,7 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu chính, đồ gỗ và giày dép bị ảnh hưởng nặng nề nhất, giảm lần lượt 38% và 26% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là máy tính và sản phẩm điện tử, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước; dệt may giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với chỉ số giá tiêu dùng (CPI), trong tháng 8/2021 tăng 0,3% so với tháng trước. Các biện pháp hạn chế đi lại đã ảnh hưởng đến giao thông trong nước và làm gián đoạn các chuỗi cung ứng, dẫn đến giá lương thực, thực phẩm tăng 1,2%, qua đó tạo áp lực lên giá cả nói chung.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, một số chỉ số kinh tế vẫn có tín hiệu khả quan. Đơn cử như dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
“Điều này cho thấy lòng tin vào nền kinh tế vẫn được duy trì”, đại diện WB nhấn mạnh.
Dây chuyền sản xuất của Công ty Ohashi Tekko Việt Nam khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.08.2021
Vốn FDI có đang chạy khỏi Việt Nam?
Trong 8 tháng đầu năm 2021, tại Việt Nam ghi nhận tổng vốn FDI đăng ký đạt 14 tỷ USD, chỉ thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi vốn FDI thực hiện đạt 11,7 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam đã thu hút được 2,4 tỷ USD vốn FDI đăng ký trong tháng 8/2021, tăng 65% so với tháng trước. Vốn FDI đăng ký cao hơn chủ yếu do vốn đăng ký cấp mới đổ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng.
Mức tăng trên cũng như tuyên bố của các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài trong những cuộc đối thoại với Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy, giới đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với nền kinh tế Việt Nam về trung và dài hạn.

Việt Nam cần kiểm soát nợ xấu, tăng giải ngân vốn đầu tư công

Cũng theo báo cáo của WB, cân đối ngân sách trong tháng 8 ghi nhận bội chi 15,4 nghìn tỷ đồng.
Sau khi tăng trong sáu tháng trước đó, tổng thu ngân sách tháng 8 giảm 9,8% so với cùng kỳ năm trước, thể hiện tác động của chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, cũng như các hoạt động kinh tế chững lại.
Trong khi đó, chi thường xuyên tăng 90% so với cùng kỳ năm trước, do phải huy động nguồn lực để chống dịch Covid-19 cũng như mua vaccine.
© Ảnh : TTXVN phátNhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân, người lao động tại khu công nghiệp Quang Minh ngày 10/9/2021
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân, người lao động tại khu công nghiệp Quang Minh ngày 10/9/2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân, người lao động tại khu công nghiệp Quang Minh ngày 10/9/2021
Đáng chú ý, các biện pháp hạn chế đi lại và giãn cách xã hội, đặc biệt là ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam, cản trở việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư công, vốn đã bị chậm trễ từ đầu năm.
Hệ quả là giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 8 giảm gần 40% so với cùng kỳ năm trước, dẫn đến tổng chi ngân sách thấp hơn 10,5% so với một năm trước đó.
WB cho rằng, mặc dù ghi nhận bội chi ngân sách trong tháng 8, nhưng cân đối ngân sách trong tám tháng đầu năm vẫn bội thu (86,1 nghìn tỷ đồng), vì bảy tháng đầu năm 2021 ghi nhận thu ngân sách ở mức cao trong khi chi tiêu chững lại.
Theo WB, nhìn chung, trong tám tháng đầu năm 2021, thu ngân sách tăng 13,9% và tổng chi ngân sách giảm 5,9% so cùng kỳ năm 2020. Chính phủ vay 36,2 nghìn tỷ đồng trên thị trường trong nước, nâng tổng vay nợ lên 210,3 nghìn tỷ đồng tính từ đầu năm đến nay, tương đương 60% kế hoạch cả năm.
Thanh khoản dồi dào tiếp tục làm chi phí vay nợ giảm, trong đó lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm trên thị trường sơ cấp giảm xuống mức kỷ lục 2,05% vào cuối tháng 8.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, WB đánh giá ưu tiên hàng đầu là đẩy nhanh chiến dịch vaccine để bao phủ ít nhất 70% dân số trưởng thành, nhanh chóng kiểm soát đại dịch Covid-19.
Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.09.2021
Việt Nam không tăng trưởng chỉ nhờ vài ba tỷ USD
“Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa để thúc đẩy cầu trong nước trong ngắn hạn, bằng cách đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và tiếp tục hỗ trợ thu nhập cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng để giúp khôi phục tiêu dùng tư nhân”, WB lưu ý.
Cùng với đó, cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhất là hộ kinh doanh quy mô nhỏ, cũng là cách để giúp đẩy mạnh các hoạt động kinh tế và tạo việc làm. WB lưu ý, chi ngân sách tăng lên trong khi thu ngân sách sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong ngắn hạn, nên cần tiếp tục thận trọng theo dõi tình hình cân đối tài khóa.
Đối với vấn đề an toàn nợ công của Việt Nam, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB khẳng định, trong nửa đầu năm đến nay, ngân sách trung hòa cân bằng, thậm chí là còn thặng dư. Điều đó cho thấy, Chính phủ đã làm rất tốt trong việc thực hành thu ngân sách.
Về chi ngân sách, Việt Nam vẫn tiếp tục kế hoạch đầu tư công tuy chưa được triển khai một cách tích cực nhưng Chính phủ cũng đang có những giải pháp thúc đẩy các chính sách tài khóa và cố gắng thúc đẩy kế hoạch đầu tư công cũng như những khoản chi đầu tư phát triển.
“Đây là một động thái rất tốt vì nó hỗ trợ cho tổng cầu trong nền kinh tế trong cuộc khủng hoảng giống như trong năm ngoái. Mong rằng Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục thành công trong năm nay”, bà Dorsati Madani nêu rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала