- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Hà Nội, TP.HCM lên kịch bản về giao thông khi nới lỏng, có loại bỏ giấy đi đường hay không?

© Sputnik / Taras IvanovCác chuỗi cửa hàng ở khu vực hồ Hoàn Kiếm cửa đóng then cài.
Các chuỗi cửa hàng ở khu vực hồ Hoàn Kiếm cửa đóng then cài.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Chiều tối 15/9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh ban hành công văn cho phép 19 quận, huyện được mở hàng quán bán mang về. Đồng thời, Bộ GTVT đã họp để lấy ý kiến từ Sở GTVT của các tỉnh, thành về việc lên kịch bản giao thông cho tình hình mới.

Có 19 quận, huyện được mở hàng quán bán mang về

Chiều 15/9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh ban hành công văn điều chỉnh một số biện pháp chống dịch trên địa bàn.
Theo đó, từ 12h ngày 16/9, các quận, huyện chưa ghi nhận ca nhiễm cộng đồng (từ ngày 6/9) được phép mở cửa cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cơ sở sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng.
Đáng chú ý, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng được hoạt động, song chỉ bán mang về, và đóng cửa trước 21h hàng ngày.
Nhân viên y tế tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax phòng COVID-19 giai đoạn 3. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2021
Việt Nam vượt mốc trên 30 triệu mũi tiêm, Hà Nội được phân bổ thêm vaccine Sinopharm
Theo Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 6/9 đến nay có 19 quận, huyện (trong tổng số 30 đơn vị hành chính ở cấp này) không ghi nhận ca mắc cộng đồng, gồm: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hòa và Tây Hồ.
Thành phố yêu cầu các cơ sở kinh doanh, dịch vụ thực hiện đầy đủ biện pháp phòng chống dịch; khai báo y tế bắt buộc, thực hiện 5K, quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng.
Ngoài ra, theo UBND TP Hà Nội, hiện trên địa bàn chỉ còn một quận nguy cơ rất cao về dịch bệnh (Thanh Xuân), 2 quận nguy cơ cao (Hoàng Mai, Đống Đa), 9 quận, huyện nguy cơ (Ba Đình, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng) và 18 quận, huyện, thị xã còn lại ở mức bình thường mới.
Thống kê trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 24/7 đến nay), Hà Nội có 3.856 ca, trong đó 1.596 ca mắc ngoài cộng đồng và 2.260 ca là các trường hợp đã cách ly.

Hà Nội, TP.HCM lên kịch bản tổ chức giao thông khi nới lỏng giãn cách

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM cho biết, từ nay đến cuối tháng 9, TP vẫn giữ nguyên tình hình giãn cách như hiện nay.
Công an Hà Nội khẩn trương cấp giấy đi đường theo mẫu mới cho người dân - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.09.2021
Giấy đi đường là chuyện nhỏ, giải quyết vấn đề triệt để mới là chuyện nên làm
Từ 1/10 có thể tạm thời chia 3 giai đoạn: Ngày mùng 1 đến 31/10; từ 1/11 đến 15/1/2022 và sau 15/1/2022 để điều chỉnh. Tùy vào diễn biến tình hình dịch bệnh, Thành ủy và UBND TP.HCM sẽ xem xét, dự báo tình hình và đưa ra những bộ tiêu chí an toàn cho các hoạt động trong đó có vận tải.
Sở GTVT đang xây dựng dự thảo về tổ chức giao thông từng giai đoạn, và tiêu chí an toàn phòng chống dịch trong lĩnh vực vận tải. Sở cũng đã tổng hợp danh sách các lái xe để chuyển cho Sở Y tế, Sở TT&TT phối hợp cùng các địa phương tổ chức tiêm vaccine.
Tại Hà Nội, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Đào Việt Long thông tin, hiện nay TP vẫn tăng cường công tác kiểm tra các phương tiện qua các chốt kiểm soát dịch.
Theo ông Long, Công an TP Hà Nội đang xây dựng triển khai hệ thống camera quét mã tự động tại 23 chốt kiểm soát. Đồng thời, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP, Sở GTVT Hà Nội đang tập trung xây dựng phương án để mở lại các loại hình vận tải hành khách công cộng và liên tỉnh theo từng giai đoạn, phù hợp với các quy định về kiểm soát dịch bệnh của ngành Y tế đối với hành khách và người điều khiển phương tiện. 
Hà Nội cũng sẽ căn cứ kế hoạch và hướng dẫn chung của Bộ GTVT để thực hiện.
Thứ trưởng GTVT Lê Đình Thọ cho biết, Bộ GTVT đang giao cho các cơ quan trực thuộc xây dựng kịch bản, phương án tổ chức giao thông, tổ chức vận tải để hướng dẫn triển khai thực hiện trong tình hình mới.
Phương án tổ chức giao thông trong tình hình mới sẽ được lấy ý kiến các bộ ngành và địa phương để thống nhất trước khi thực hiện.

Không phải xuất trình giấy đi đường ở vùng xanh Hà Nội

Sáng 16/9, Phó chủ tịch Thường trực UBND Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết sau khi TP quyết định nới lỏng một số hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn, việc kiểm tra, kiểm soát giấy đi đường sẽ được điều chỉnh theo hướng thuận tiện hơn cho người dân.
Cụ thể, ông Sơn cho biết người dân khi di chuyển trong các khu vực vùng xanh (19 quận, huyện, thị xã trong trạng thái bình thường mới theo đánh giá của Sở Y tế) sẽ không phải xuất trình giấy đi đường. Tuy nhiên, ở vùng đỏ, người dân vẫn phải tuân thủ nghiêm quy định giãn cách theo Chỉ thị 16, chỉ ra đường khi thật cần thiết.
Công an kiểm tra giấy đi đường và giấy phép vận chuyển hàng hóa thiết yếu của các phương tiện vận tải - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2021
Đại dịch COVID-19
Giấy đi đường - câu chuyện gây nhiều xôn xao dư luận trong mùa dịch
"Tinh thần chung là mở cửa thận trọng, từng bước, không nới đồng loạt. Quy định của Chính phủ đã có rất rõ ràng, vùng bình thường mới thì áp dụng Chỉ thị 15 hoặc 19. Còn nơi nguy cơ cao thì vẫn áp dụng Chỉ thị 16", ông Sơn nói và nhấn mạnh mục tiêu cao nhất vẫn là an toàn.
Phó chủ tịch Thường trực Hồng Sơn cũng cho biết thêm ngày 16/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội sẽ họp và thảo luận chi tiết về các biện pháp nới lỏng sau ngày 15/9 và ngày 21/9. Ông nhấn mạnh các giải pháp sẽ đưa ra trên đặc thù dân cư, tình hình dịch bệnh của từng địa bàn để đưa ra phương án phù hợp.
"Phải tùy vào từng tình hình thực tế của địa phương để triển khai mới sát với thực tế. TP sẽ có hướng dẫn để các địa phương căn cứ triển khai", ông Sơn nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала