Việt Nam ở đâu trong tiến trình một tỷ liều vaccine cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương?

© Ảnh : TTXVN - Bùi Lâm KhánhPhó Tổng thống Kamala Harris dự khai trương Văn phòng CDC Hoa Kỳ khu vực Đông Nam Á
Phó Tổng thống Kamala Harris dự khai trương Văn phòng CDC Hoa Kỳ khu vực Đông Nam Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Giám đốc CDC Mỹ khu vực Đông Nam Á cho biết, Mỹ đang phối hợp để sản xuất ít nhất 1 tỷ liều vaccine Covid-19 cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đến cuối năm 2022. Cũng như những ưu tiên cho văn phòng CDC Mỹ khi đặt tại Việt Nam.

"Tôi sẽ vận động trụ sở CDC hỗ trợ cho cuộc chiến chống Covid-19 tại Đông Nam Á"

Trong một buổi chia sẻ với báo chí gần đây, bác sĩ MacArthur, người được lựa chọn là giám đốc đầu tiên của văn phòng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) khu vực Đông Nam Á, đã chia sẻ về kế hoạch cung ứng một tỷ liều 1 tỷ liều vaccine Covid-19 cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Đây là hoạt động được Hoa Kì phối hợp với Ấn Độ, Nhật và Australia để sản xuất ít nhất 1 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 cho khu vực này đến cuối năm 2022.
Trước đó, Văn phòng CDC khu vực Đông Nam Á được Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris làm lễ khai trương tại Hà Nội vào ngày 25/8. Đây cũng là một trong bốn văn phòng cấp khu vực của CDC Mỹ trên toàn thế giới.
 
© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNPhó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris phát biểu tại Lễ khai trương Văn phòng khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC) tại Hà Nội.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris phát biểu tại Lễ khai trương Văn phòng khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC) tại Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris phát biểu tại Lễ khai trương Văn phòng khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC) tại Hà Nội.
 
 
Chia sẻ việc CDC Mỹ chọn Đông Nam Á là một trong những nơi đầu tiên đặt văn phòng khu vực, Giám đốc MacAnthur nhắc lại lời tuyên bố tại buổi lễ khai trương văn phòng của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris:
“Đây một minh chứng thực sự rõ ràng cho cam kết của chúng tôi đối với khu vực này” và “Mỹ vẫn kiên định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, bao gồm cả an ninh y tế khu vực”.
Một phần rất quan trọng khác là xét từ góc độ các bệnh truyền nhiễm mới nổi, với nguy cơ trở thành đại dịch. Đông Nam Á cũng được công nhận là dẫn đầu về an ninh y tế, với nhiều nước đóng vai trò quan trọng trong Chương trình nghị sự An ninh Y tế Toàn cầu (GHSA). Đồng thời, Chính phủ Mỹ có truyền thống hợp tác vững mạnh với ASEAN qua nhiều thế hệ lãnh đạo.
 
Bác sĩ MacArthur cho biết ông đã dành gần nửa quãng thời gian ấy để cải thiện an ninh y tế cho Đông Nam Á, kể từ lần đầu đặt chân đến khu vực này khi còn là một sinh viên y khoa. Ông đặc biệt nhắc đến chuyến đi đến Việt Nam vào năm 1999 khi đang làm việc tại CDC.
“Với vai trò lãnh đạo của mình, tôi sẽ vận động trụ sở CDC để dành những hỗ trợ kỹ thuật và tài chính liên tục cho cuộc chiến chống Covid-19 tại Đông Nam Á”, vị giám đốc khẳng định.

Hợp tác y tế Việt - Mỹ trong thời gian tới?

Theo bác sĩ MacArthur, hợp tác y tế giữa Mỹ và Việt Nam rất vững mạnh. Bắt đầu từ khi CDC Mỹ cử chuyên gia đến Việt Nam vào năm 1950 để giúp kiểm soát bệnh sốt rét tại các tỉnh phía bắc.
Một chốt kiểm dịch y tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2021
Đại dịch COVID-19
Tình hình dịch ở Việt Nam, văn phòng CDC Đông Nam Á của Mỹ sẽ giúp ích?
Văn phòng quốc gia của CDC Mỹ được thành lập năm 1998 với nhiệm vụ hỗ trợ Việt Nam xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ Y tế Công cộng tại Đại học Y tế Công cộng Hà Nội.
Kể từ đó, hai bên hợp tác chặt chẽ để giải quyết nhiều vấn đề y tế quan trọng mà người dân Việt Nam phải ứng phó như SARS, tai nạn giao thông đường bộ, HIV/AIDS, bệnh lao, sốt rét, cúm mùa, Covid-19 và hơn thế nữa.
Trong 20 năm qua, Việt Nam không ngừng tăng cường đảm nhận vai trò dẫn dắt khu vực và thế giới trong lĩnh vực an ninh y tế. Gần đây, Việt Nam giữ vai trò dẫn dắt một trong các gói Hành động của GHSA.
Phạm vi hoạt động địa lý rộng của văn phòng CDC Mỹ khu vực Đông Nam Á cho phép chúng tôi hỗ trợ cho vai trò chia sẻ chuyên môn và những bài học kinh nghiệm của Việt Nam đến với các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á.
"Có một điều quan trọng cần nhấn mạnh đó là tại Đông Nam Á, văn phòng quốc gia của CDC Mỹ sẽ tiếp tục giữ vai trò đối tác song phương chủ chốt với chính phủ nước sở tại, ví dụ như Việt Nam", ông MacAnthur nhấn mạnh.
Thông qua sứ mệnh này, những thành công của Việt Nam sẽ góp phần đẩy mạnh an ninh y tế chung trong khu vực. Đội ngũ nhân sự CDC Mỹ tại văn phòng quốc gia sẽ duy trì sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành và các đối tác khác để triển khai các hoạt động y tế công cộng.

Một tỷ liều vaccine cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương năm 2022

Cho đến nay, Mỹ đã trao tặng trên 115 triệu liều vaccine Covid-19 trong số 500 triệu liều mà Chính quyền Biden hỗ trợ cho toàn cầu, trong đó 23 triệu dành cho ASEAN và 6 triệu cho Việt Nam.
Đồng thời, Hoa Kì đang phối hợp với Ấn Độ, Nhật Bản và Australia để sản xuất ít nhất một tỷ liều vaccine Covid-19 cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đến cuối năm 2022.
Cột cờ Việt Nam, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2021
Đại dịch COVID-19
CDC Mỹ xếp Việt Nam và Nga vào nhóm nào về nguy cơ lây nhiễm Covid-19?
Tuy nhiên ông MacAnthur cho biết CDC Mỹ không tham gia vào quy trình quyết định địa điểm và số lượng vaccine do chính phủ Mỹ trao tặng, ông nói:
"Chúng tôi có nhiệm vụ đảm bảo rằng đội ngũ lãnh đạo về công tác vaccine Covid-19 của chính phủ Mỹ được cung cấp đầy đủ thông tin, để hiểu được mức độ lây lan dịch bệnh và tình hình tiếp cận vaccine trong khu vực".
Hiện nay, bên cạnh chương trình y tế công cộng thường lệ do các văn phòng song phương hỗ trợ thực hiện tại các quốc gia trong khu vực, CDC Mỹ cũng đang phối hợp triển khai nhiều hoạt động khác nhau về ứng phó với Covid-19, dựa trên các nguồn ngân sách được thông qua bởi Quốc hội Mỹ dành cho nỗ lực ứng phó khẩn cấp với đại dịch.
Văn phòng khu vực Đông Nam Á đang làm việc chặt chẽ với đội ngũ lãnh đạo CDC Mỹ ở Atlanta, Mỹ để lập kế hoạch phân bổ ngân sách mới đây nhất trong khuôn khổ "Kế hoạch giải cứu nước Mỹ - American Rescue Plan”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала