Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc sẽ mang đầu tư từ Washington về Việt Nam

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến New York, Hoa Kỳ
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến New York, Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2021
Đăng ký
Sáng 21 tháng 9 (tính theo giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đến New York.
Từ ngày 21-24 tháng 9, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự khai mạc kỳ họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, tham dự phiên thảo luận chung cấp cao và thực hiện một số hoạt động song phương tại Hoa Kỳ với nhiều nguyên thủ quốc gia. Một số lượng lớn cuộc gặp cũng được lên kế hoạch với người đứng đầu các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến New York, Hoa Kỳ
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến New York, Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến New York, Hoa Kỳ

Hoa Kỳ và Việt Nam có lợi ích chung

"Quan hệ Việt - Mỹ đang phát triển rất năng động. Năm ngoái, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 90,8 tỷ USD. Trong khi đó,nhập khẩu từ Hoa Kỳ chỉ đạt 8,97 tỷ USD. Phía Mỹ quan tâm đến việc giảm thâm hụt thương mại lớn như vậy với Việt Nam, còn Việt Nam thì mong đợi nhận được hàng công nghệ cao từ Hoa Kỳ. Do đó, cuộc hội đàm của ông Nguyễn Xuân Phúc tại Washington có khả năng mang lại cho đất nước nhiều tỷ đô la đầu tư Mỹ. Ngoài ra, trước tình hình quan hệ Mỹ - Trung ngày càng xấu đi, các tập đoàn Mỹ đang chuyển hoạt động sản xuất của họ từ ​​Trung Quốc sang Việt Nam", - ông Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Viễn Đông, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia St.Petersburg cho biết.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris bắt đầu chuyến thăm Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2021
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đã đến Việt Nam trong chuyến thăm chính thức

Washington là đối tác khó tính

Giáo sư Kolotov nói tiếp: "Đối với Hoa Kỳ, lợi ích quốc gia là trên hết, và bây giờ lợi ích đó sẽ quyết định việc Mỹ ủng hộ Việt Nam như thế nào. Nhưng Washington là đối tác rất khó tính và không đáng tin cậy, như lịch sử đã chứng minh, cụ thể như vụ bê bối tàu ngầm mới đây đối với Australia. Hoa Kỳ coi thường lợi ích của đồng minh NATO là Pháp để đạt được thỏa thuận với Australia. Một số chuyên gia gọi chuyện này là "boomerang cho nước Pháp sau vụ tàu "Mistral". Còn nhớ, năm 2014, dưới áp lực của Hoa Kỳ, Pháp đã cắt đứt hợp đồng bán tàu Mistral cho Nga; bây giờ, dưới áp lực của Hoa Kỳ, Australia phá bỏ thỏa thuận với Pháp".
Ban lãnh đạo Việt Nam hiểu rõ tính phức tạp của Hoa Kỳ với tư cách là đối tác. Khi Liên minh quân sự-chính trị mới AUKUS ra đời, một tam giác cứng rắn gồm các quốc gia Anglo-Saxon được thiết lập để đối đầu với Trung Quốc, vì nước này sẽ thu hút Nhật Bản, các nước ASEAN và Ấn Độ vào quỹ đạo của mình. Vì vậy lãnh đạo các nước này phải theo đuổi chính sách rất cân bằng và thận trọng để không lâm vào cảnh trên đe dưới búa, chuyên gia Nga nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала