Thế giới đang tiến đến giai đoạn nguy kịch

© Depositphotos.com / Diego CervoNgười phụ nữ lớn tuổi
Người phụ nữ lớn tuổi - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2021
Đăng ký
Chuyên gia phân tích Viktor Marakhovsky viết rằng, hãng thông tin kinh tế lớn nhất đưa ra cảnh báo: thế giới đang tiến đến giai đoạn nguy kịch.
Không, ở đây không nói về nguy cơ rủi ro mà các phương tiện truyền thống cảnh báo thường xuyên, mối nguy cơ mà ngày nay không thể né tránh. Tức là, ở đây không nói về những thay đổi không thể đảo ngược được trong hệ thống khí hậu.
Ở đây nói về một vấn đề lớn khác mà các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề này.

Ở đây nói về thực trạng già hóa dân số trên thế giới

Xin nhắc lại rằng, đến nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đã vượt qua ranh giới của cái gọi là tái sinh sản (mức sinh thay thế) của dân số, tức là họ đang thực hiện “quá trình chuyển đổi nhân khẩu học” (demographic transition) là sự chuyển đổi từ tỷ lệ sinh và chết cao sang tỷ lệ sinh và chết thấp. Ở những quốc gia như vậy tổng tỷ suất sinh là ít hơn 2 con/phụ nữ, có nghĩa là thế hệ sau ít người hơn thế hệ trước, vì bố mẹ cần có ít nhất 2 con để sau này khi mình qua đời thì dân số không giảm. Các quốc gia này hiện bao gồm: Nga (với hầu hết các nước cộng hòa hậu Xô Viết, ngoại trừ Trung Á), Hoa Kỳ và Canada, tất cả các nước châu Âu, các quốc gia Đông Á và một phần đáng kể Nam Mỹ (bao gồm Brazil và Cuba) và thậm chí một số quốc gia Hồi giáo lớn, ví dụ như Iran và Bangladesh. Nhiều quốc gia khác sẽ vượt qua ranh giới này trong vòng một thập kỷ tới, vì tỷ lệ sinh đang giảm trên toàn cầu. Mexico, Argentina và Ấn Độ đang trên đà giảm sinh sản, Indonesia và Ả Rập Saudi đang tiếp cận ranh giới này. Ngay cả ở những vùng từng bảo đảm gia tăng dân số thế giới - chẳng hạn như Pakistan, Ai Cập hay Nigeria - tỷ lệ sinh hiện tại cũng thấp hơn 25-50% so với thời kỳ đỉnh cao cách đây 40-60 năm.
© Depositphotos.com / Hecke06 Ông già xin bố thí
Ông già xin bố thí - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Ông già xin bố thí
Sau khi phân tích tình hình ở châu Âu và Mỹ, hãng thông tin kinh tế Bloomberg lưu ý rằng, số người cao tuổi đang gia tăng là một thách thức ngày càng lớn.
Vì những người cao tuổi không chỉ "không lao động được nữa" và không còn mang lại lợi ích cho nền kinh tế - họ còn định hình lại chính nền kinh tế. Sau khi ngừng lao động, họ tiếp tục làm lại nền kinh tế cho chính mình, chỉ đơn giản bởi vì họ a) sống rất lâu và b) đồng thời có tình trạng sức khỏe yếu hoặc rất yếu:
Một người đàn ông soi sợi tóc bạc trong gương - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2021
Thần dược tuổi trẻ. Giới hạn tuổi thọ của chúng ta tới đâu là hết?
"40% những người Mỹ từ 85 tuổi trở lên mắc bệnh Alzheimer. 70% những người trên 65 tuổi sẽ cần được chăm sóc vào một thời điểm nào đó. Một sự thật nghiệt ngã là tuổi càng cao, nhu cầu về chăm sóc liên tục càng lớn".
Để có một bức tranh rõ ràng hơn về quy mô của vấn đề: vào năm 2018 ở Mỹ đã có 6,5 triệu người từ 85 tuổi trở lên, tức là khoảng 2% dân số. Trong khi đó, số người từ 75 đến 84 tuổi là khoảng 15 triệu người, tức là 4,5% dân số. Có nghĩa là, chẳng bao lâu nữa, số lượng người Mỹ mắc bệnh Alzheimer sẽ tăng gấp đôi, và số người cao tổi cần được chăm sóc liên tục sẽ tăng lên tương ứng.

Các quốc gia tiên tiến gặp phải vấn đề: ai sẽ chăm sóc họ?

Câu trả lời "robot sẽ làm mọi thứ" nghe thật tuyệt, nhưng,  rất tiếc đây chỉ là tưởng tượng thôi. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công ty ô tô đang phát triển và cải tiến hệ thống lái tự động. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có chiếc xe tự lái nào có thể tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ để không gặp tai nạn. Còn có chặn đường dài đến việc chế tạo robot chăm sóc người già bị mất trí nhớ, tức là kiểm soát những người cao tuổi về mọi mặt, thay quần áo, cho ăn và tắm rửa, chặng đường này bằng con đường đến việc xây dựng một thuộc địa trên Sao Hỏa.
Câu trả lời "con cháu sẽ chăm sóc người cao tuổi" nghe không có sức thuyết phục, bởi vì sẽ có ít con cháu hơn người già (như chúng tôi vừa nói ở trên, tỷ lệ sinh đã giảm mạnh). Ngoài ra, con cháu thường bận rộn: người lớn đi làm việc, các cháu đi học. Nhu cầu chăm sóc người già có nghĩa là con cháu phải dành hàng triệu và hàng tỷ giờ lao động thay vì học tập và làm việc.
© Depositphotos.com / KonejotaCặp vợ chồng già trên cầu ở Prague
Cặp vợ chồng già trên cầu ở Prague - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Cặp vợ chồng già trên cầu ở Prague
Do đó, câu trả lời là "những người được đào tạo đặc biệt – những cô y tá sẽ làm tất cả mọi thứ".  Điều này có nghĩa là trong các thế hệ mai sau (ở Mỹ hiện có khoảng 15% dân số trên 65 tuổi, ở Nga - hơn 20%), sẽ có ngày càng nhiều người làm nghề hộ lý điều dưỡng chăm sóc người già là công việc chuyên nghiệp đòi hỏi tính chuyên môn cao.
Ngành chăm sóc người cao tuổi đang trên đà phát triển trên toàn thế giới. Nhưng, vấn đề là ở chỗ: ngành chăm sóc người già, không giống như chăm sóc trẻ em, không được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, và người dân phải bỏ tiền túi ra mua, ngành này không mang lại lợi nhuận. Nghe có vẻ bi kịch nhưng sự thật là thế.
Các giai đoạn lão hóa da - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.06.2021
Các nhà khoa học phát hiện ra yếu tố gây lão hóa sớm
Một vấn đề khác là: "lấy tất cả những y tá này ở đâu". Có hai lựa chọn: hoặc đào tạo một phần dân số trong độ tuổi lao động hoặc thu hút lao động nước ngoài. Trên thực tế, sẽ có cả hai phương án. Mà cả hai phương án đều là khá buồn đối với bất kỳ quốc gia nào, bởi vì bất cứ lựa chọn nào cũng có cái giá của nó. Số lượng lớn người dân cung cấp dịch vụ điều dưỡng chăm sóc người già làm tăng nhu cầu về nhân công (vì trong tương lai gần, tự động hóa sẽ thành công hơn nhiều trong việc cướp việc làm của nhân viên văn phòng so với thợ cống ngầm và thợ sửa chữa). Và sự gia tăng số lượng lao động nước ngoài kéo theo những thay đổi nhất định trong lối sống, điều mà cư dân bản địa của các quốc gia khác nhau cực kỳ không thích.
Nhưng, ngay cả điều này cũng là một giải pháp tạm thời, bởi vì, tôi xin nhắc lại, tỷ lệ sinh đang giảm mạnh trên toàn thế giới. Khi mức sinh thấp kéo dài không đủ sản sinh ra những đoàn hệ thay thế cha mẹ sẽ tác động trực tiếp đến châu Phi (sau khoảng 40 năm nữa), thì sẽ không có đủ người châu Phi cho các công việc này.

Có một khía cạnh rất đáng chú ý

Nhân tiện, cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, hiện được coi là mối đe dọa chính đối với nhân loại, sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề già hóa dân số - do đó cả vấn đề nghèo đói - trong tương lai.
Logic ở đây rất đơn giản. Cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu hiện đang tập trung vào a) giảm lượng khí thải CO2 và chuyển sang cái gọi là năng lượng xanh và b) giảm tiêu thụ năng lượng. Hiện tại, không có lý do gì để nói rằng, năng lượng xanh sẽ rẻ hơn năng lượng hydrocacbon, hoặc ngang bằng với nó. Nhưng có đủ lý do để nói rằng, năng lượng xanh đắt hơn nhiều. Đến lượt mình, năng lượng đắt đỏ sẽ dẫn đến việc người dân của các quốc gia khác nhau vốn phàn nàn "không có đủ tiền sinh con nuôi con", sẽ sinh và nuôi ít con hơn.

Top 10 quốc gia với giá điện đắt nhất thế giới

Vì lý do nào đó, trong Top 10 quốc gia có giá điện đắt nhất thế giới (Đức, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Bỉ, Ireland, Nhật Bản, Anh, Ý, Rwanda, Áo) - chỉ có một quốc gia châu Phi Rwanda không lâm vào tình trạng suy giảm dân số. Tuy nhiên, ở đó chỉ có 40% cư dân được cấp điện sinh hoạt.
© Depositphotos.com / Ljsphotography Người đàn ông cao tuổi đội mũ trong công viên
Người đàn ông cao tuổi đội mũ trong công viên - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Người đàn ông cao tuổi đội mũ trong công viên
Nhân tiện, Đức, Anh, Ý và Nhật Bản cũng đang dẫn đầu về tỷ lệ năng lượng xanh trong nền kinh tế của họ.
... Những kết luận có thể được rút ra từ tất cả những điều này là đáng lo ngại.
Dù muốn hay không chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng, thế giới đang phải đối mặt với những thập kỷ khá khó khăn. Trong mấy thập kỷ tới, số lượng những người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa phải được chăm sóc liên tục sẽ ngày càng tăng; trong mấy thập kỷ tới giá điện sẽ tiếp tục tăng (đặc biệt là nếu "năng lượng xanh" đóng vai trò như dự định), và tỷ lệ sinh sẽ giảm xuống mức thấp mới; trong những thập kỷ tới yếu tố di cư từ các nước kém phát triển sẽ góp phần làm thay đổi dân số của các nước tiên tiến.
Chỉ có các quốc gia có thể đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng rẻ cho các cơ sở công nghiệp và người dân, hoặc các quốc gia bằng phép màu nào đó đạt thành công trong việc thuyết phục các gia đình sinh nhiều con mới có khả năng duy trì phúc lợi xã hội ở mức có thể chấp nhận được, thể hiện qua sức mua của người dân.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала