Trung Quốc và Mỹ đang nỗ lực khai thông bế tắc trong quan hệ song phương

© Depositphotos.com / MaxxyustasCờ của Hoa Kỳ và Trung Quốc
Cờ của Hoa Kỳ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2021
Đăng ký
Đây chưa phải là cuộc gặp “phá băng” trong quan hệ Trung-Mỹ. Lập trường của hai bên vẫn không thay đổi, nhưng, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã thay đổi giọng điệu trong cuộc đối thoại, - nhà Hán học nổi tiếng của Nga, Quyền Giám đốc Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học LB Nga Aleksey Maslov ghi nhận trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, tại buổi gặp mặt ở Zurich, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nêu rõ quan điểm của Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến Đài Loan, Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng, vấn đề nhân quyền, đồng thời yêu cầu Mỹ tôn trọng chủ quyền, lợi ích an ninh phát triển và không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

Trung Quốc và Biển Đông

Nhà Trắng cho biết, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan đã bày tỏ quan ngại về các vấn đề được cho là gây tranh cãi. Ở đây nói về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, vấn đề nhân quyền và một số vấn đề khác.
Máy bay trực thăng trên tàu tấn công đổ bộ Tonnere - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2021
Tình hình Biển Đông. Pháp đang thể hiện sức mạnh của mình?
Tuy nhiên, cả Bắc Kinh và Washington đều đồng ý rằng, các cuộc đàm phán kéo dài sáu giờ mang tính xây dựng và thật tâm. Cuộc gặp kín tại một khách sạn sân bay ở thành phố Zurich của Thụy Sĩ là cuộc tiếp xúc mặt đối mặt cấp cao đầu tiên kể từ cuộc hội đàm ở Alaska vào tháng 3 năm nay. Khi đó, phía Trung Quốc đã công khai chỉ trích các chính sách của Hoa Kỳ, tỏ ra mạnh mẽ hơn so với bất kỳ cuộc họp công khai nào.
Tại cuộc gặp ở Zurich, giọng điệu trong cuộc đối thoại là khác hẳn so với cuộc gặp ở Anchorage. Trả lời phỏng vấn hãng Sputnik, chuyên gia Alexey Maslov thu hút sự chú ý đến điều này:

“Các cuộc đàm phán thực sự mang tính xây dựng. Rõ ràng là cả hai bên đều muốn áp dụng một hình thức đối thoại mới, trong khi Mỹ vẫn đưa ra những tuyên bố cáo buộc Trung Quốc. Đây là tình hình ở Hồng Kông, Tân Cương và, theo Hoa Kỳ, việc thổi phồng tình hình căng thẳng trong khu vực Biển Đông. Về phần mình, Trung Quốc, theo phát biểu của ông Dương Khiết Trì, sẵn sàng tiến hành đối thoại về mọi vấn đề, nhưng, kiên quyết bác bỏ các cáo buộc liên quan đến nhân quyền. Tức là nhìn chung, lập trường của hai bên vẫn không thay đổi, nhưng, giọng điệu đối thoại đã thay đổi. Hóa ra, phía Trung Quốc đã làm đúng khi vào năm ngoái chuyển từ đàm phán mang tính xây dựng sang sức ép cứng rắn với Hoa Kỳ, và sau đó lại mềm mỏng hơn với Mỹ".

Kết quả cuộc gập tại Zurich

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki gọi thỏa thuận tiếp tục đối thoại ở cấp cao nhất là một trong những kết quả quan trọng nhất của cuộc gặp tại Zurich. Bà cho biết, hai bên đang tiếp tục lên kế hoạch và hiện chưa thể có chi tiết cuối cùng về cuộc họp.
Về phần mình, chuyên gia Alexey Maslov cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thỏa thuận về việc tổ chức cuộc gặp trực tuyến của lãnh đạo hai nước:

“Chúng tôi đã nghe lời tuyên bố của ông Biden ngay trước thềm cuộc gặp này. Ông đã nói rằng, Hoa Kỳ không tìm kiếm một cuộc Chiến tranh Lạnh mới hoặc tìm kiếm một thế giới bị chia rẽ thành từng khối. Bằng cách này ông Biden đã gửi tín hiệu rõ ràng đến Trung Quốc, và ở một mức độ nào đó lời tuyên bố này đã mang lại kết quả cho cuộc đàm phán. Điều quan trọng, trước cuộc gặp này, cả hai bên đã bác bỏ khả năng tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Mỹ. Bây giờ hai bên đạt thỏa thuận về nguyên tắc để tổ chức một cuộc họp trực tuyến giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình. Trung Quốc luôn tuân thủ các thỏa thuận của mình, nhưng, Hoa Kỳ có thể thay đổi quan điểm của mình. Tuy nhiên, cả hai bên đã rút lui khỏi ranh giới đỏ và có thể tiến hành cuộc đối thoại mang tính xây dựng. Đây là một dấu hiệu tích cực, nhưng, cần phải hiểu rằng, các cuộc đàm phán tại Zurich đã diễn ra trong bối cảnh căng thẳng xung quanh Đài Loan đang gia tăng”.

Căng thẳng xung quanh Đài Loan tiếp tục leo thang

Rõ ràng, Hoa Kỳ đứng sau sự leo thang căng thẳng xung quanh Đài Loan. Trong những ngày gần đây, những lời chỉ trích lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông ngày càng gia tăng. Tôi không loại trừ rằng, Hoa Kỳ hiện đang chơi trò chơi tiêu chuẩn của mình - họ “mềm mỏng” trước cuộc đàm phán, đồng thời đang tạo ra một chuỗi căng thẳng xung quanh Trung Quốc, tức là đang cố gắng chơi trên tất cả các bàn cờ. Nhìn chung, rõ ràng Hoa Kỳ bị thất bại trong cuộc tấn công trực diện vào Trung Quốc, vì thế họ đang cố gắng gây áp lực bằng các phương pháp tinh vi hơn. Vì vậy, vẫn còn quá sớm để nói về “phá băng” quan hệ song phương, tuy nhiên, đã mở ra những cơ hội rất tốt để tiếp tục đối thoại.
Tàu Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2021
Mỹ và Philippines lo ngại về sự hiện diện của Trung Quốc ở khu vực bãi đá ngầm đang tranh chấp
Tại cuộc gặp ở thành phố Zurich, phía Trung Quốc trên thực tế đề xuất một lộ trình để “phá băng” quan hệ song phương. Lộ trình này bao gồm việc Mỹ theo đuổi một chính sách hợp lý và thực dụng đối với Trung Quốc, hai bên tôn trọng lợi ích của nhau. Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung vào cuối năm nay có thể trở thành một phép thử quan trọng đối với khả năng của Bắc Kinh và Washington hạ nhiệt căng thẳng và xây dựng niềm tin lẫn nhau.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала