Hành động văn minh: Biti's Việt Nam xin lỗi vì dùng gấm Trung Quốc vào sản phẩm

© REUTERS / Nguyen Huy KhamMột phụ nữ Việt ở một nhà máy giày
Một phụ nữ Việt ở một nhà máy giày  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Đại diện Biti's đã lên tiếng xin lỗi, tuyên bố thu hồi và làm lại toàn bộ sản phẩm vì đã sử dụng loại gấm rẻ tiền mua trên website Trung Quốc. " Đây là hành động tắc trách, thiếu cẩn trọng, chưa thấu đáo và chưa rà soát chặt chẽ trong khâu thiết kế, sản xuất", Phó tổng giám đốc marketing của Biti's thẳng thắn nhận lỗi.

'Không có nét nào liên quan đến mỹ thuật cung đình Việt Nam'

Sau những bàn tán trên mạng xã hội về hoa văn trang trí trên sản phẩm, tối 12/10, Biti's - hãng giày dép lâu đời của Việt Nam đã chính thức đưa phản hồi về sử dụng gấm rẻ tiền của Trung Quốc để làm bộ sưu tập giày được mô tả là "tôn vinh văn hóa miền Trung".
Cột cờ Việt Nam, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2021
Phẫn nộ trailer phim Trung Quốc xuyên tạc lịch sử Việt Nam
Thương hiệu thừa nhận mua gấm từ Trung Quốc, với lý do "đã cố gắng kiếm nguồn nguyên liệu vải trong nước, nhưng chưa tìm được nhà cung cấp có vải dệt phù hợp". Ông Phú Cường - giám đốc marketing của Biti's cho biết:
"Ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam yếu, đây là điều hiệp hội da giày và ngành thời trang ở Việt Nam đều biết. Thứ hai, thời điểm phát triển sản phẩm có liên quan đến đợt bùng dịch thứ 4, các cơ sở sản xuất đều nằm ở TP.HCM và Đồng Nai, nên những nhà cung cấp đều đóng cửa, việc này đã ảnh hưởng đến quá trình làm sản phẩm".
Trước đó, một tài khoản Facebook cá nhân là La Quốc Bảo, một 9X được coi là 'hiện tượng' về thời trang, đã lên tiếng về bộ sưu tập giày mới nhất của Biti's với tên gọi 'Central Bloomin' - Cảm hứng tự hào từ miền Trung' nhưng lại sử dụng loại gấm rẻ tiền có sẵn của Trung Quốc.
Theo La Quốc Bảo, chất liệu được Biti's sử dụng trên sản phẩm giày thực ra là gấm sợi nylon “hải thuỷ giang nhai 海水江崖” Hàng Châu rất rất phổ biến trong việc làm đồ lưu niệm giá thấp, và bán nhiều nhất trên Taobao.
"Thậm chí, họa tiết trang trí hoa văn có hình dáng mây, thủy ba cột thủy (hoa văn sóng nước) lẫn cách phối màu hoàn toàn không có nét nào liên quan đến mỹ thuật cung đình Việt Nam, mà nếu xét về miền Trung, chính là nhà Nguyễn", tài khoản La Quốc Bảo viết.

Cách xử lý khủng hoảng truyền thông đầy văn minh

Trước đó vào ngày 10/10, Biti's đã ra mắt bộ sưu tập mang tên "Blooming Central" (bộ sưu tập kết hợp cùng Việt Max), với lời giới thiệu là lấy cảm hứng và tôn vinh văn hóa miền Trung.
Sau khi bài viết của La Quốc Bảo được đăng tải trên tài khoản cá nhân, đã được cư dân mạng chia sẻ cùng với những nghi ngờ trong thiết kế của Biti's.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.12.2020
Phó Thủ tướng nói vụ Lê Tấn Thành đánh nữ sinh dã man: Phi văn hóa giao thông
Bởi trên thực tế, Biti's cho biết, dòng giày trên vốn được thiết kế với tinh thần tôn vinh, lan rộng văn hóa tại các tỉnh miền Trung, cùng tuyên bố "được đầu tư sáng tạo, tìm tòi đa dạng vật liệu và tốn nhiều công sức sản xuất".
Người dùng nhận định thiết kế từ Biti's đã phạm phải lỗi "đánh cắp văn hóa", khi sử dụng các họa tiết mây, sóng nước và cách phối màu được lấy cảm hứng từ trang phục triều Thanh tại Trung Quốc.
Bên cạnh đó, dòng giày này còn bị khán giả yêu thích văn hóa dân tộc Việt chỉ ra lỗi sai nghiêm trọng khi sử dụng một loại vải thổ cẩm có hoa văn chân chó "takai asau" của dân tộc Chăm, nhưng lại giới thiệu là sản phẩm thổ cẩm Tây Nguyên.
Chỉ ngay sau đó một ngày, Phó tổng giám đốc phụ trách mảng marketing của Biti's là Hùng Võ đã đưa ra lời xin lỗi khách hàng và đưa ra lời giải thích cụ thể trên trang Fanpage:
Ông Hùng Võ thẳng thắn nhận lỗi về sự việc:

" Đây là hành động tắc trách, thiếu cẩn trọng, chưa thấu đáo và chưa rà soát chặt chẽ trong khâu thiết kế, sản xuất".

Phó tổng giám đốc Marketing nhận định, sự việc là bài học lớn cho quá trình khai thác, ứng dụng chất liệu và ý tưởng liên quan đến văn hóa Việt.
Súng trường tấn công - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2021
5 loại vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử quân sự hiện đại, cả trong chiến tranh Việt Nam
Ngoài ra, ông cho biết thương hiệu sẽ thu hồi toàn bộ đơn hàng đã sản xuất theo mẫu thiết kế cũ (tức thiết kế sử dụng gấm Trung Quốc), cho ra mắt thiết kế mới, điều chỉnh thông tin trên các kênh truyền thông.
Về hướng giải quyết, Biti's Hunter cho hay sẽ khắc phục theo hướng thay thế chất liệu vải gấm lấy cảm hứng từ văn hóa nghệ thuật Huế (chi tiết ở hình ảnh bên cạnh) để hoàn thiện sản phẩm hơn, đáp ứng được yêu cầu, mong mỏi của người tiêu dùng Việt. Đồng thời, hiệu chỉnh lại toàn bộ hình ảnh và thông tin truyền thông để phù hợp với những chỉnh sửa phía trên, trong vòng 24 giờ tới.
"Phiên bản đến tay người tiêu dùng sẽ là phiên bản được cập nhật với chất liệu và họa tiết gấm mới nhất. Chúng tôi sẽ hoàn toàn hỗ trợ quý khách hàng đã đặt hàng sản phẩm này nhưng muốn hoàn trả vì thiết kế mới không còn phù hợp với sở thích của khách" - Biti’s Hunter khẳng định.
Câu chuyện về trùng lặp hay 'vay mượn' ý tưởng không phải là quá mới trong việc kinh doanh trên toàn thế giới hay Việt Nam. Tuy nhiên, hành động xin lỗi, sửa lỗi kịp thời của Biti's Việt Nam được cộng đồng mạng và người dùng nhận xét là 'vô cùng văn minh'.
Một cộng đồng mạng bình luận:

"Mình thiện cảm với lời xin lỗi này của Biti's. Lỗi lầm đã quá nhiều người bàn tán rồi và trong một góc nhìn tích cực thì mình thấy sự nỗ lực cải tiến của Biti's về mẫu (bỏ qua vấn đề nguyên vật liệu). Hy vọng trước sức ép của những thương hiệu ngoại, thương hiệu Việt Nam gắn liền với mấy thế hệ 8 - 9x một thời sẽ tiếp tục vươn lên. Đây là quan điểm cá nhân của mình. Cố lên nhé Biti's".

Thậm chí, nhiều người dùng và các chuyên gia về xử lý khủng hoảng truyền thông nhận định nên đưa trường hợp của Biti's vào để dạy học thông qua nghiên cứu trường hợp điển hình (case study).
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала