Điện mặt trời bùng nổ ở Việt Nam, VinaCapital bắt tay ‘ông trùm’ năng lượng Pháp

© Ảnh : Thanh Sang – TTXVNNhà máy điện mặt trời Sao Mai - An Giang với tổng công suất 210 MWp sẽ đóng góp gần 400 triệu kWh mỗi năm cho lưới điện quốc gia
Nhà máy điện mặt trời Sao Mai - An Giang với tổng công suất 210 MWp sẽ đóng góp gần 400 triệu kWh mỗi năm cho lưới điện quốc gia
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2021
Đăng ký
Tập đoàn EDF Renewables, ‘ông trùm’ năng lượng Pháp bắt tay với VinaCapital đầu tư 100 triệu USD vào SkyX Energy phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam.
Việt Nam được đánh giá là một trong những cường quốc năng lượng mặt trời hàng đầu thế giới. Từ năm 2020, số lượng pin năng lượng mặt trời được lắp đặt ở Việt Nam đứng thứ 3 toàn cầu, chỉ thua Mỹ và Trung Quốc.

Việt Nam đầu tư điện mặt trời trong áp lực phải cắt giảm điện than

Theo Nikkei, Chính phủ của thị trường năng lượng mặt trời lớn thứ ba thế giới đang muốn chuyển dịch từ điện than sang năng lượng tái tạo mạnh mẽ hơn nữa.
Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ VinaCapital sẽ rót 100 triệu USD đầu tư điện mặt trời tại Việt Nam - thị trường năng lượng mặt trời đứng thứ 3 thế giới song đồng thời cũng là quốc gia còn sử dụng nhiều điện than.
Đáng chú ý, Tập đoàn EDF Renewables vốn được mệnh danh là “ông trùm” năng lượng Pháp cũng bắt tay với VinaCapital.
Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ VinaCapital cho biết Tập đoàn EDF Renewables của Pháp đã quyết định đầu tư vào công ty SkyX Solar (đơn vị thành viên của VinaCapital), đồng thời là đơn vị chủ quản của nhà máy điện mặt trời áp mái SkyX Solar.
Những dự án điện gió với kỳ vọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội - du lịch cho Gia Lai - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2021
Giảm điện than, dừng nhà máy hạt nhân, Việt Nam chọn LNG và năng lượng tái tạo
Tuy nhiên, cả VinaCapital lẫn EDF Renewables hiện đều từ chối yêu cầu tiết lộ số tiền rót vốn đầu tư cụ thể với Nikkei Asia.
Theo VinaCapital, tất cả 100 triệu USD sẽ được dành cho việc phát triển 200 megawatt năng lượng mặt trời trên mái nhà trong vòng 2-3 năm tới.
Trước đó, VinaCapital thông tin với Nikkei rằng họ cũng đang phát triển dự án hợp tác nhà máy khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trị giá 3 tỷ USD với GS Energy của Hàn Quốc.
“Thị trường nội địa của Việt Nam đã phát triển từ con số không vươn lên trở thành thị trường năng lượng mặt trời hàng đầu Đông Nam Á trong vòng vài năm trở lại đây”, VinaCapital cho biết hôm thứ Tư.
Công ty Wood Mackenzie trước đó khẳng định với Nikkei rằng Việt Nam là thị trường lớn nhất trong khu vực về điện gió và năng lượng mặt trời, với công suất năng lượng mặt trời đứng thứ 3 thế giới vào năm 2020.
Cùng với đó, Công ty tư vấn năng lượng cũng đưa ra nhận định, Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố trước Liên Hợp Quốc hồi tháng 9 rằng Bắc Kinh sẽ hủy bỏ các khoản đầu tư xây dựng thêm nhà máy nhiệt điện than ở nước ngoài.
Như Sputnik đã thông tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, Bắc Kinh sẽ tăng cường hỗ trợ những nước đang phát triển khác trong việc phát triển năng lượng xanh và phát thải carbon thấp, đồng thời sẽ không xây dựng dự án nhiệt điện than mới ở nước ngoài.
Trung Quốc chịu sức ép chính trị, ngoại giao và kinh tế rất lớn khi bị thúc giục nhanh chóng chấm dứt hỗ trợ tài chính cho các nhà máy điện than ở nước ngoài với kỳ vọng đóng góp tích cực cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo Hiệp định Paris.
“Việt Nam đã buộc phải tăng cường sản xuất điện trên diện rộng để cung cấp nhiên liệu cho một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới”, Nikkei đánh giá.
Điều này góp phần khiến Cơ quan Theo dõi biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu (C3S) kết luận rằng thực trạng sử dụng điện than của Việt Nam không đáp ứng yêu cầu mục tiêu giảm thiểu phát thải khí carbon theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, ngay cả khi tính đến tỷ trọng nhỏ hơn của Việt Nam đối với các nghĩa vụ toàn cầu liên quan.
Tổ chức nghiên cứu Carbon Tracker có trụ sở ở London cho biết vào tháng 6 rằng Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Nhật Bản phải “chịu trách nhiệm” liên quan đến gần 80% các nhà máy than mới theo kế hoạch trên thế giới hiện nay.
Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã dừng một số nhà máy và dự định "cắt giảm các nguồn điện than" trong dự thảo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2021-2030, tầm nhìn 2045 (quy hoạch điện VIII), theo Bộ Công Thương.
Việt Nam cũng có khả năng sẽ tham gia vào dự án của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhằm đóng cửa các nhà máy điện than sớm hơn một thập kỷ.

‘Ông trùm’ năng lượng Pháp bắt tay với VinaCapital làm điện mặt trời

Lãnh đạo Tập đoàn EDF Renewables, Pháp đã lên tiếng về quyết định đầu tư vào SkyX Energy, công ty thành viên của Tập đoàn VinaCapital, đơn vị chủ quản phát triển điện mặt trời áp mái SkyX Solar.
Cụ thể, theo ông Yalim Ozilhan, Giám đốc khu vực ASEAN của Tập đoàn EDF Renewables, năng lượng tái tạo là một trong những lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn với Việt Nam.
Cánh đồng điện gió ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2021
Thành tích phi thường của Việt Nam trong phát triển điện gió và năng lượng Mặt Trời
Đại diện EDF Renewables cũng cho biết thêm rằng, với thế mạnh về giải pháp điện mặt trời áp mái trên toàn cầu, EDF rất quan tâm và mong muốn đầu tư mở rộng phạm vi hoạt động của mình tại thị trường Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á nói chung.
"Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với VinaCapital và đầu tư vào SkyX Solar, công ty đã nhanh chóng mở rộng quy mô cung cấp các giải pháp năng lượng mặt trời mái nhà “đẳng cấp thế giới” để đáp ứng nhu cầu cao về nguồn năng lượng carbon thấp từ các khách hàng thương mại và công nghiệp”, đại diện EDF Renewables Đông Nam Á nhấn mạnh.
Khách hàng của SkyX bao gồm các nhà máy và nhà kho trong và xung quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của Việt Nam, đang tìm cách lắp đặt các tấm pin mặt trời.
Ông Samresh Kumar, Giám đốc điều hành kiêm sáng lập viên của SkyX Solar, cho biết SkyX Solar có khoảng 100MWp điện mặt trời áp mái đang phát triển và vận hành.
Cùng với sự đồng hành của đối tác chiến lược Pháp EDF Renewables, trong vòng 2-3 năm tới, SkyX Solar dự kiến đầu tư ít nhất 100 triệu USD để phát triển thêm 200 MWp điện mặt trời áp mái phục vụ khách hàng thương mại và công nghiệp tại Việt Nam.

Việt Nam đã chứng minh tốc độ tăng trưởng điện mặt trời thần kỳ

Theo kết quả nghiên cứu của BloombergNEF, tổ chức nghiên cứu, tư vấn toàn cầu về lĩnh vực năng lượng sạch, Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu về phát triển năng lượng mặt trời với tốc độ không ngờ.
Việt Nam hiện đứng thứ 7 thế giới về công suất điện mặt trời theo công bố của BloombergNEF.
Nhà máy điện gió AC Energy tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Ai đứng sau tổ hợp kinh tế muối và năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam?
Chỉ tính riêng trong năm 2020, số lượng tấm pin mặt trời được lắp đặt tại Việt Nam đứng thứ 3 toàn cầu, chỉ theo sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Ông Logan Knox, Giám đốc điều hành UPC Renewables tại Việt Nam, công ty chuyên xây dựng và vận hành các trang trại năng lượng mặt trời trên khắp châu Á phải thừa nhận, Việt Nam phát triển năng lượng mặt trời quá nhanh.
“Tôi chưa bao giờ chứng kiến sự bùng nổ về năng lượng mặt trời như thế này tại bất kỳ một quốc gia nào”, ông Logan Knox nói.
Cũng theo BloombergNEF, hiện tượng bùng nổ năng lượng mặt trời của Việt Nam chứng minh rằng các quốc gia đang phát triển có thể nâng công suất năng lượng mặt trời ở mức đáng kể chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
Liên doanh giữa EDF Renewables và VinaCapital được thành lập một tuần sau khi HSBC công bố khoản vay đầu tiên cho một dự án gió tại Việt Nam, sau các khoản vay liên quan đến năng lượng mặt trời mà cơ quan này đánh giá là khoản vay đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
"Để thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn và cung cấp cho các doanh nghiệp bên ngoài lãnh thổ nguồn năng lượng bền vững hơn, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với xu hướng phát triển năng lượng tái tạo”, HSBC, một bên của dự án cùng với ADB, thông tin.
Đồng thời, các chi tiết sẽ được công bố tại cuộc đàm phán về khí hậu COP26 của LHQ ở Glasgow trong tháng này.
Kế hoạch phát triển năng lượng của chính phủ Việt Nam cũng dự kiến tăng cường sử dụng LNG, dựa trên cơ sở ít gây ô nhiễm hơn điện than.
Theo nghiên cứu của Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính, chính quyền Trump đạt thỏa thuận với Việt Nam về việc mua LNG của các doanh nghiệp Hoa Kỳ, tuy nhiên hiện nay, với những lo ngại về chi phí, trình độ kinh nghiệm của các nhà thầu nước ngoài và sự giám sát kỹ lưỡng về nhiên liệu hóa thạch, những giao dịch này còn gặp một số trở ngại.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала