- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Sau 5 tháng chống dịch, "Chúng ta đã vượt qua giai đoạn đen tối nhất"

© Ảnh : Xuân Khu-TTXVNÔng Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi lễ tiếp nhận số thiết bị, vật tư y tế do Chính phủ Ba Lan tặng Việt Nam
Ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi lễ tiếp nhận số thiết bị, vật tư y tế do Chính phủ Ba Lan tặng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 14/10, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng các chuyên gia y tế đã có buổi trả lời phỏng vấn, giải đáp trực tuyến những thắc mắc của người dân khi nhìn lại 5 tháng chống đại dịch Covid-19.

'Đây là thời gian căng thẳng nhất từ trước đến nay'

Đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ 29/4, lan nhanh trên địa bàn cả nước và trong suốt 5 tháng vừa qua là thời gian rất vất vả chống dịch.
Tính đến sáng 14/10, đợt dịch thứ 4 ghi nhận hơn 840.000 ca nhiễm, gần 785.000 người đã được công bố khỏi bệnh. Đặc biệt, ngày 12/10, lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận số ca mắc mới dưới 3000 sau 90 ngày. Đánh giá tình hình dịch bệnh lúc này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết:
"Về mặt y tế, theo chúng tôi thấy cơ bản đã vượt qua thời gian đen tối".
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Nguyễn Trường Sơn
Thứ trưởng Bộ Y tế
Bắt đầu xuất hiện ở Hải Dương, sau đó lan ra Bắc Giang, Bắc Ninh, thời gian đó virus không chỉ ở cộng đồng mà còn ở nhà máy, nhà trọ rất đông công nhân, việc lây lan rất nhanh, chóng mặt.
Điều đáng chú ý, làn sóng dịch này là do chủng virus Delta nguy hiểm hơn so với chủng trước đây. Nồng độ chủng virus trên dịch hô hấp của người mắc lớn hơn 1000 lần so với trước đây, chu kỳ lây lan nhanh, chỉ 2-3 ngày nên số lượng lây lớn hơn, có thể lên 9-10 người. Tỷ lệ người bệnh không triệu chứng lớn nên chỉ cần có một F0 tại cộng đồng mà không phát hiện được thì rất nguy hiểm.
Đường phố Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2021
Đại dịch COVID-19
Tình hình dịch ở Việt Nam, Hà Nội cho phép nhà hàng ăn uống bán tại chỗ
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn là Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Giang và TP.HCM trong suốt hơn 5 tháng dịch bệnh căng thẳng và khốc liệt vừa qua. Đánh giá ngắn gọn về làn sóng dịch vừa qua, ông cho biết:
"Tôi được cử vào hỗ trợ Ban chỉ đạo TP.HCM chống dịch, đây là thời gian căng thẳng nhất từ trước đến nay. Chúng ta chưa bao giờ chứng kiến người mắc lên tới hàng nghìn mỗi ngày, số lượng tử vong ba bốn chục ca một ngày".
Thời điểm cuối tháng 4, đầu tháng 5, Bộ Y tế bắt đầu khuyến cáo, đề xuất chính sách, xây dựng bệnh viện hồi sức ở Bắc Giang trong thời gian rất ngắn và sau đó là vào đầu tháng 6 tiếp tục ở TP.HCM.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Bắc Giang - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến thăm, trao Huân chương Lao động cho Bắc Giang
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết vào lúc đó, việc đi tắt đón đầu là hết sức cần thiết. Bởi, diễn biến dịch hết sức bất ngờ vì số lượng người nhiễm đông, trong khi số lượng phủ vaccine chưa cao.
Sau nghị quyết 86 của chính phủ về việc ban hành các Chỉ thị về giãn cách xã hội triệt để là sự huy động số lượng khổng lồ nhân viên y tế, quân đội, công an.
"Hơn 25.000 lượt nhân viên y tế chuyên ngành hồi sức, sinh viên, cùng với quân y, công an thực hiện 2 chiến lược quan trọng: phường xã là pháo đài, người dân là chiến sĩ và người dân được hỗ trợ gói thuốc về y tế, an sinh xã hội kịp thời", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn thông tin.
Về đợt dịch thứ 4 ở TP.HCM, Thứ trưởng Sơn đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề về ý thức của người dân. Ông Sơn cho biết rất mừng khi đến cuối tháng 9, hơn 50% người dân TP.HCM có thể tự lấy được mẫu xét nghiệm. Rất nhanh gọn, đó là một trong những điều góp phần đem lại bình thường mới cho thành phố từ đầu tháng 10.

Những quyết sách 'sống còn' trong thời gian chống dịch

Về vấn đềg kiểm soát đợt dịch thứ tư vừa qua, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn đã nêu cụ thể về 4 quyết định quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn.
Thứ nhất là việc ban hành Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ cho các khu vực phía nam, giúp hạn chế việc lây lan dịch bệnh. Tại thời điểm đó, cả hệ thống Chính trị cùng vào cuộc chống dịch và thực hiện 2 chiến lược quan trọng: phường xã là pháo đài, người dân là chiến sĩ và người dân được hỗ trợ gói thuốc về y tế, an sinh xã hội kịp thời. Điều này giúp người dân đảm bảo tính mạng an toàn khi theo dõi tại nhà.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân phường Yên Hoà (Cầu Giấy)  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2021
Bộ Y tế sẽ có Thông tư mới điều chỉnh phí xét nghiệm COVID-19, Quỹ vaccine vừa được cập nhật
Thứ hai là việc xét nghiệm diện rộng có trọng tâm và trọng điểm. Thứ trưởng thông tin, chiến lược xét nghiệm diện rộng, nhanh với 48h/lần, chỉ trong vòng 1 tuần lượng ca nhiễm giảm nhiều, từ 3,7% vào đầu tháng giảm xuống vào cuối tháng. Số trở nặng tử vong ở bệnh viện giảm xuống hai con số
Thứ ba là việc tổ chức hệ thống y tế để chăm sóc F0 tại nhà và quyết định từ Thủ tướng khi đưa lực lượng quân đội cùng vào chống dịch ở TP.HCM. Việc hỗ trợ lực lượng giúp người dân TP.HCM trải qua giai đoạn dịch bớt khó khăn hơn và góp phần kiểm soát trong thời gian ngắn, tạo tiền đề đem lại trạng thái bình thường mới.
Thứ tư là việc sớm quyết định triển khai hệ thống y tế, trung tâm hồi sức, đưa lực lượng y tế bao gồm nhiều bác sĩ, chuyên gia có chuyên môn cao từ các bệnh viện tuyến TW vào chi viện cho TP.HCM.
"Đây là việc tôi rất tự hào, chặn được làn sóng dịch, nhờ có công lao của ban chỉ đạo quốc gia".
Bên cạnh việc chuẩn bị cho đội ngũ điều trị về máy móc, thuốc men, rất cần thiết, Bộ Y tế cũng đã thay đổi 7 lần hướng dẫn điều trị.
Chia sẻ về kế hoạch của TP.HCM trong tình hình mới, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, bên cạnh việc nâng cao năng lực của tuyến y tế cơ sở đã đề ra, không chỉ TP.HCM mà tất cả các tỉnh, làm sao để tuyến y tế cơ sở tiếp cận được nhu cầu của người dân.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала