Thế giới di động biến chủ nợ thành ‘con nợ’, chủ nhà mong dọn đi càng sớm càng tốt

© Ảnh : Thế giới di độngThế giới di động
Thế giới di động - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2021
Đăng ký
Thế giới di động đang được nhắc đến với các lùm xùm xung quanh việc tự ý giảm 70-100% tiền thuê nhà, dù không qua thương lượng. Đáng chú ý, việc Thế giới di động tự cấn trừ khoản đã thanh toán vào các tháng tiếp theo đã mặc nhiên biến nhiều chủ nhà trở thành “con nợ”.
Trước những động thái khó chấp nhận của Thế giới di động, nhiều chủ cho thuê mặt bằng tỏ ra hết sức bức xúc, thậm chí chấp nhận mất tiền để Thế giới di động dọn đi “càng sớm càng tốt”.

Chủ nợ thành ‘con nợ’

Ngày 15/10, ông T.K.M. (chủ cho thuê mặt bằng ở tỉnh Bình Định) đã nhận được “Hợp đồng thanh lý hợp đồng thuê quyền sử dụng đất” do Thế giới di động soạn thảo.
Động thái này của Thế giới di động diễn ra sau khi ông M. có thư phúc đáp bày tỏ không đồng ý với mức giảm mà Thế giới di động (bên thuê) tự áp đặt trước đó.
Trong văn bản do Thế giới di động gửi, thời gian chấm dứt hợp đồng trước hạn là ngày 15/11. Trước đó vài ngày, doanh nghiệp cũng đã có văn bản thông báo cho ông M. về việc "thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê trước hạn".
Theo nội dung hợp đồng thanh lý, phía doanh nghiệp cho biết "đã thanh toán" cho chủ nhà tiền thuê đến hết ngày 30/11/2021.
Tuy nhiên, như Sputnik đã đưa tin, vài tháng gần đây Thế giới di động liên tục có công văn thông báo và tự ý giảm 70-100% tiền thuê nhà, dù không qua thương lượng.
Thế giới di động. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2021
Thế giới di động lên tiếng sau những 'rùm beng' về việc tự giảm phí thuê mặt bằng
Đáng nói, việc Thế giới di động tự cấn trừ khoản đã thanh toán vào các tháng tiếp theo đã mặc nhiên biến nhiều chủ nhà trở thành "con nợ".
Với ông M., doanh nghiệp này trước đó đã tự chuyển khoảng 24 triệu đồng tiền thuê nhà vào tài khoản, tự ý cấn trừ vào khoản đã thanh toán trước, tức là tự ý giảm gần 51 triệu đồng 3 tháng tiền thuê nhà dù chưa được bên cho thuê (ông M) đồng ý.
Theo nội dung hợp đồng thanh lý mà Thế giới di động soạn thảo, nếu muốn nhận lại mặt bằng, chủ nhà phải đáp ứng 2 điều kiện của bên thuê.
Thứ nhất, bên cho thuê phải kê khai và đóng các khoản thuế liên quan hợp đồng thuê cho đến hết ngày chấm dứt hợp đồng. Bên cạnh đó, bên cho thuê còn phải cung cấp cho Thế giới di động bản gốc hóa đơn chứng từ đóng thuế của chủ nhà với cơ quan thuế.
Thứ hai, trong vòng 5 ngày kể từ ngày ký hợp đồng thanh lý, bên cho thuê phải "trả lại" cho Thế giới di động tiền thuê "đã thanh toán còn lại chưa sử dụng hết thời gian thuê" (ở trường hợp ông M. là nửa cuối tháng 11/2021 với số tiền 12,5 triệu đồng).
Như vậy, theo nội dung thanh lý hợp đồng này, Thế giới di động không những không phải trả 38,4 triệu đồng còn thiếu theo hợp đồng đã ký, mà ông M. còn bị "nợ ngược" và "trả lại" cho Thế giới di động số tiền 12,5 triệu đồng.
Trao đổi với báo chí, chủ cho thuê mặt bằng vô cùng bức xúc khi Thế giới di động bỗng nhiên biến mình thành “con nợ”.
“Họ chưa trả đủ tiền cho tôi mà giờ tôi lại bị nợ họ là sao? Giờ nghĩ lại, tôi là người dân, không ai muốn đi đến bước đường kiện tụng lên xuống. Thật sự tôi không phục và cảm thấy rất bức xúc”, ông M. nói.

Mong Thế giới di động “dọn đi càng sớm càng tốt”

Chủ nhà cho hay, theo quy định tại Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất tại đại chỉ 160A Trần Phú, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định để mở cửa hàng kinh doanh, giá thuê được nêu rõ tại Điều 4 của Hợp đồng và Điều 9 Cam đoan của các bên không có điều khoản nào nêu rõ việc Thế giới di động được tự ý giảm giá thuê mặt bằng khi chưa có sự đồng ý của người thuê mặt bằng.
Trộm đột nhập kho Công ty thế giới di động trộm tài sản lớn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.01.2018
Trộm đột nhập kho Công ty Thế Giới Di Động ‘cuỗm’ 400 triệu đồng
Ông M. bổ sung thêm, thứ nhất, ông không đồng ý với những công văn được gửi bởi Thế giới di động về việc điều chỉnh giảm trừ thanh toán chi phí mặt bằng liên quan đến dịch Covid-19, cụ thể không đồng ý giảm giá thuê mặt bằng theo Hợp đồng đã ký ngày 16/1/2020.
Vấn đề thứ hai, ông M. cho hay, cá nhân ông hiểu việc đại dịch Covid-19 diễn ra làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp tuy nhiên không phải vì vậy mà công ty muốn tự giảm giá kiểu gì thì giảm mà không quan tâm đến ý kiến của người cho thuê nhà.
“Tôi thấy rằng đây là điều quá phi lý và không tôn trọng”, chủ nhà thẳng thắn và khẳng định nếu Thế giới di Động vẫn tiếp tục không tôn trọng và tuân thủ các điều khoản đã ký ngày 16/1/2020 thì sẽ chuyển hồ sơ khởi kiện đến toà án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết.
Ở góc độ khác, tranh cãi qua lại, ông M. cho biết, bản thân giờ đã quá mệt mỏi.
“Tôi sẵn sàng mất tiền, chấp nhận thua thiệt để họ trả mặt bằng, dọn đi càng sớm càng tốt, để mình còn làm việc khác”, ông M. bức xúc bày tỏ.
Ông cho biết, suốt buổi chiều đã nhiều lần gọi vào số điện thoại mà Thế giới di động cung cấp để bàn về việc thanh lý hợp đồng nhưng không có ai bắt máy.
Trước đó, từng có trường hợp ở TP.HCM, dù bên cho thuê không đồng ý với mức giảm từ 70-100% mà Thế giới di động đưa ra, doanh nghiệp này vẫn trễ hạn thanh toán đến 3 tháng liền với số tiền hàng trăm triệu đồng theo hợp đồng đã ký.
Nhiều chủ nhà bức xúc cho biết, nếu ban đầu Thế giới di động chịu thương lượng thì có thể giảm 50% tiền thuê mặt bằng trong thời gian đóng cửa do chỉ thị 16. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp này tự ý áp đặt mức giá giảm khiến chủ nhà cảm thấy bị xem thường.

Luật sư: Thế giới di động phải trả đủ tiền mới được đơn phương chấm dứt hợp đồng

Theo luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn luật sư TP.HCM cho biết, căn cứ theo hợp đồng đã ký, Thế giới di động (bên thuê) được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn nếu đảm bảo thanh toán đủ tiền cho chủ nhà theo thỏa thuận từ trước.
Còn trong trường hợp bên thuê chưa thanh toán đủ tiền, chủ nhà có quyền không đồng ý cho bên thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng vì bên thuê đã vi phạm hợp đồng là không thanh toán tiền thuê nhà, theo quan điểm của luật sư Hùng bày tỏ với Tuổi trẻ. Ngoài ra, bên cho thuê mặt bằng còn có thể làm đơn khởi kiện, yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cấm thay đổi hiện trạng, buộc bên thuê trả tiền thuê nhà còn thiếu để bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên cho thuê mặt bằng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2021
Ngân hàng Nhà nước nói gì về triển khai thí điểm Mobile money ở Việt Nam?
Luật sư Đồ Hồi Khanh, Đoàn Luật sư TP.HCM cũng cho CAND biết, các trường hợp không phải thanh toán tiền thuê nhà khi hợp đồng thuê nhà các bên có thỏa thuận “Bên thuê nhà được miễn tiền thuê nhà khi rơi vào các trường hợp bất khả kháng” thì việc không thanh toán tiền thuê nhà được áp dụng cho bên thuê nhà nhưng bên thuê phải thực hiện thông báo để bên cho thuê được biết.
Còn những trường hợp không thỏa thuận trong hợp đồng, thì bên thuê nhà muốn được miễn, giảm tiền thuê nhà thì cần vận dụng quy định về quyền đàm phán lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Khoản 1, Điều 420, Bộ luật Dân sự 2015.
“Nếu như bên cho thuê không đồng ý, bên thuê vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thanh toán”, luật sư Khanh nhấn mạnh.
Như vậy, trong trường hợp này, bên thuê mặt bằng (Thế giới di động) không có quyền tự ý không thanh toán hoặc giảm tiền thuê khi chưa đàm phán và được sự đồng ý của bên cho thuê.
Cùng với đó, quy định pháp luật hiện hành chưa có điều khoản nào khẳng định người đi thuê mặt bằng được quyền miễn tiền thuê mặt bằng, và người cho thuê mặt bằng có nghĩa vụ miễn tiền thuê mặt bằng do sự kiện bất khả kháng xảy ra.
Do đó, có thể hiểu rằng trách nhiệm trả tiền thuê mặt bằng của người đi thuê sẽ không mất đi.
Như vậy, theo luật sư, trong trường hợp hợp đồng “không có thỏa thuận về việc khi xảy ra dịch bệnh, cửa hàng bị tạm ngừng hoạt động” thì Thế giới di động vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
“Về bản chất, tranh chấp nảy sinh ở đây là tranh chấp về lợi ích kinh tế giữa người thuê mặt bằng và người cho thuê. Vì thế, việc giải quyết chỉ có thể thực hiện ổn thỏa trên cơ sở thiện chí của cả hai bên, nhất là người cho thuê”, ông Khanh nói.
Tuy nhiên, trong trường hợp bên cho thuê không đồng ý với thỏa thuận và đề nghị của Thế giới di động và công ty này không thanh toán tiền thuê nhà thì đối tác thuê mặt bằng có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật hiện hành.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала