Có ba cô gái xinh đẹp thông minh kể chuyện cổ tích Việt Nam cho độc giả Nga hiện đại…

© Sputnik / Elena NikulinaCuốn sách «Truyện cổ tích và thần thoại Việt Nam»
Cuốn sách «Truyện cổ tích và thần thoại Việt Nam» - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2021
Đăng ký
Đề tài của bài viết này hơi khác thường đối với trang web của chúng ta. Chúng ta sẽ không nói về chính trị, an ninh và kinh tế, không nói về cuộc chiến chống COVID-19 và khí đốt, không nói về tham nhũng và những video xì-căng-đan tai tiếng. Hôm nay chúng ta sẽ nói về những câu chuyện cổ tích.
Bạn thấy chăng, không chỉ các em nhỏ yêu thích chuyện cổ tích. Nếu dành một phút giây tĩnh lặng nghe nhịp đập trái tim và đưa mình trở về miền ký ức, hẳn nhiều người lớn sẽ thú thật cũng yêu thích và tin vào những câu chuyện cổ tích đẹp như mơ.

Dự án của ba phụ nữ Nga trẻ đẹp thông minh

«Ba cô gái quay xa bên cửa sổ khi bóng chiều buông». Đó là mở đầu một trong những câu chuyện cổ tích tuyệt vời do đại thi hào Nga Alexandr Pushkin sáng tác – «Câu chuyện về Sa hoàng Saltan». Các thiếu nữ ngồi quay sợi và thổ lộ mơ ước về những gì họ sẽ làm nếu như được kết hôn với bậc vương giả. Cô gái thứ nhất hứa tổ chức bữa tiệc linh đình thết đãi toàn nhân loại, cô thứ hai muốn cung cấp vải lanh cho cả thế gian, còn cô thứ ba ước sinh hạ con trai cho nhà vua. Trong câu chuyện cổ tích của đại thi hào, chỉ có cô thứ ba có thể thực hiện được ước mơ.
© Sputnik / Elena NikulinaDương Lễ và hai bà vợ
Dương Lễ và hai bà vợ - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2021
Dương Lễ và hai bà vợ
Còn trong cốt truyện mà chúng tôi muốn kể cho các bạn nghe hôm nay cũng có ba người phụ nữ, nhưng họ có chung một ước mơ: xuất bản cuốn truyện cổ tích Việt Nam bằng tiếng Nga, khổ lớn và minh hoạ đẹp. Hơn thế nữa, phải làm sao để cuốn sách là hấp dẫn không chỉ đối với trẻ em, mà còn là ấn phẩm dành cho cả những người lớn quan tâm đến phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Và ước mơ của ba cô gái này đã thành hiện thực. Sắp tới, từ nhà xuất bản thuộc trường Kinh tế Cấp cao Matxcơva, cuốn sách «Truyện cổ tích và thần thoại Việt Nam» sẽ ra mắt bạn đọc gần xa. Những cô gái Nga đã ấp ủ ý tưởng làm ra cuốn sách này và dịch chuyện cổ tích từ tiếng Việt sang tiếng Nga là các nữ chuyên gia Việt Nam học trẻ tuổi: giảng viên Viện nghiên cứu Phương Đông và Cổ vật thuộc trường Kinh tế Cấp cao Yulia Minina, giảng viên Khoa Đông phương học thuộc ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg Anna Kharitonovna và cộng tác viên khoa học của Viện Nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học Sư phạm Quảng Tây (CHND Trung Hoa) Ekaterina Lyutik.
Hình ảnh con rồng Việt Nam trên cột - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.07.2021
Người Nga sẽ được biết nhiều hơn về các hậu duệ của Tiên Rồng

Không chỉ là tác phẩm giải trí mà còn là công trình khoa học

«Ý tưởng mở lại cho độc giả Nga những trang sách truyện cổ tích Việt Nam nhưng đồng thời kèm theo dẫn giải về cách sử dụng cốt truyện trong đó, mối liên hệ giữa câu chuyện cổ tích với lịch sử và văn hóa Việt Nam, ảnh hưởng giao lưu từ văn hóa dân gian các nước láng giềng của Việt Nam như thế nào… đã nảy ra với chúng tôi hai năm trước… Từ tổng tập lớn nhất của Nguyễn Đổng Chi «Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam», chúng tôi đã chọn ra 25 truyện cổ tích được yêu thích nhất, trong đó có nhiều truyện đã từng được chuyển ngữ trước đây, và chúng tôi làm bản dịch mới sang tiếng Nga…Chúng tôi có sự phối hợp hỗ trợ rất thực tế, bởi Ekaterina Lyutik là chuyên viên về lịch sử-văn hóa Việt Nam và Trung Quốc, nghiên cứu quan hệ Việt-Trung, còn Anna Kharitonova thì ngoài tiếng Việt còn biết tiếng Khmer và đang nghiên cứu lịch sử các nước Đông Nam Á, do đó trong công trình của chúng tôi có tổng quan khoa học rộng rãi dựa trên cơ sở cách tiếp cận liên ngành, thể hiện chuyện cổ tích như là một bộ phận trong giao lưu quan hệ văn hóa của Việt Nam với Trung Quốc và các nước láng giềng khác trong khu vực», - chị Yulia Minina chủ biên cuốn sách cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Ngoài bản dịch, trong cuốn sách còn có Lời tựa công phu, trong đó Yulia Minina trình bày những cốt truyện chính của chuyện cổ tích Việt Nam, mối liên hệ của cổ tích-thần thoại với lịch sử và văn hóa của đất nước, cũng như chuyện cổ tích từ Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, giới thiệu tổng hợp về lịch sử dịch thuật và nghiên cứu truyện cổ tích Việt Nam ở Nga. Phần cuối cuốn sách phân tích chi tiết về cốt truyện và mô-tip chuyện cổ tích Việt Nam, chỉ số văn hóa thực tế, mục lục các nhân vật cổ tích và thư mục tài liệu tham khảo chung. Để minh họa, đã chọn những bức hoạ phổ biến của các nghệ nhân dân gian làng tranh Đông Hồ, do chuyên gia nghiên cứu văn hóa Việt Nam nổi tiếng, PGS-TS Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Natalya Kraevskaya cung cấp cho các soạn giả.
© Sputnik / Elena NikulinaThạch Sanh bắn đại bàng
Thạch Sanh bắn đại bàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2021
Thạch Sanh bắn đại bàng
«Dự án của chúng tôi được ban lãnh đạo Nhà xuất bản thuộc trường Kinh tế Cấp cao quan tâm chú ý và đã quyết định xuất bản cuốn sách này trong loạt Bibliotheca selecta, tức là ấn phẩm chất lượng cao, in trên giấy tốt, với hình ảnh minh họa đẹp. Chúng tôi hy vọng là độc giả gần xa sẽ ưa thích tác phẩm này», - chị Yulia Minina chia sẻ.
Từ cuốn sách, các bạn đọc Nga sẽ được biết những câu chuyện tuyệt vời về trống và chiêng, về rồng và rùa, về hổ và rùa, về các học giả và môn sinh, về nàng Lọ Lem Việt Nam và nhiều câu chuyện cổ tích khác, đưa ta vào thế giới thơ mộng và huyền bí của phương Đông.
Chúng tôi tin rằng cuốn sách «Truyện cổ tích và thần thoại Việt Nam» sẽ thu hút không chỉ các em nhỏ hiếu kỳ, mà cả những người lớn nghiêm túc. Và cuốn sách đẹp này sẽ là phần đóng góp xứng đáng vào phát triển quan hệ giao lưu hợp tác văn hóa Nga-Việt.
Thư viện - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2021
“Thời kỳ tăm tối” không nên có trong lịch sử Việt Nam
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала