Ngành Đường sắt Việt Nam muốn nhập 37 toa xe “40 tuổi” của Nhật Bản

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNĐoàn tàu SE5 chính thức rời Ga Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh lúc 15h 30 phút ngày 13/10
Đoàn tàu SE5 chính thức rời Ga Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh lúc 15h 30 phút ngày 13/10 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2021
Đăng ký
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho phép nhập khẩu 37 toa xe tự hành DMU đã qua sử dụng của Nhật Bản. Đây là các toa tàu được sản xuất trong giai đoạn 1979-1982.

Vì sao Tổng công ty Đường sắt muốn nhập 37 toa tàu cũ của Nhật Bản?

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, vừa qua, đối tác của VNR là Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản (JR East) thông báo sẽ ngừng khai thác một số toa xe tự hành diesel DMU loại Kiha 40 và Kiha 48 để chuyển sang dòng xe mới hơn.

“Các toa xe Kiha 40 và Kiha 48 là loại toa xe tự vận hành, chuyên chở khách, được sản xuất từ năm 1979-1982, có trang bị ghế mềm, điều hòa không khí với công suất 68-82 chỗ ngồi, 28-34 chỗ đứng, tốc độ vận hành tối đa 95 km/giờ trên các tuyến đường sắt khổ 1.067 mm của Nhật Bản. Các toa xe này có thể vận hành độc lập hoặc dễ dàng ghép nối thành đoàn tàu với quy mô tùy theo nhu cầu sử dụng”, VNR thông tin.

Sau khoảng 40 năm vận hành, cả hai loại toa xe Kiha 40 và Kiha 48 được nói là không gặp bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào về an toàn và chất lượng. JR East sẵn sàng chuyển giao miễn phí các toa xe nói trên cho VNR nếu có nhu cầu. Đồng thời, phía Việt Nam sẽ chịu các chi phí liên quan như nhập khẩu, cải tạo toa xe phù hợp với quy định Việt Nam.
Mới đây, VNR đã có văn bản gửi Thủ tướng đề nghị cho phép nhập khẩu các toa tàu tự hành DMU trên. Nếu được chấp thuận chủ trương, VNR sẽ triển khai các thủ tục nhập khẩu, sửa chữa cải tạo toa xe phù hợp với quy chuẩn Việt Nam.
Tuyến đường sắt Thống Nhất của Việt Nam kết nối thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.08.2021
Đường sắt Việt Nam tạm dừng chạy tàu khách tuyến Bắc – Nam
Đại diện VNR cho rằng, chi phí nhập các toa xe này và sửa chữa để phù hợp với khổ ray thấp hơn nhiều chi phí đóng mới hoặc mua toa xe cũ của nước khác. Đồng thời, việc tiếp nhận các toa xe DMU trên sẽ tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, phát triển công nghệ mới phục vụ việc đóng mới, vận dụng rộng rãi loại toa xe tự hành để chở khách trên đường sắt Việt Nam trong tương lai.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu toa xe cũ đang gặp vướng mắc pháp lý. Nghị định 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt nêu rõ, chỉ được nhập khẩu phương tiện đã qua sử dụng không quá 10 năm đối với toa xe chở khách, đầu máy, toa xe đường sắt đô thị. Ngoài ra, đối với niên hạn toa xe, Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định toa xe chở khách chạy trên chính tuyến của đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị không quá 40 năm.
Đối chiếu các quy định, các toa xe DMU mà VNR muốn nhập từ Nhật Bản đều được sản xuất cách đây gần 40 năm, do đó sẽ không được phép nhập khẩu vào Việt Nam và vận dụng, khai thác trên các tuyến đường sắt quốc gia.

Đường sắt kiến nghị vay 800 tỷ đồng để tránh nguy cơ dừng hoạt động

Tháng 9 vừa qua, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có kiến nghị cấp thẩm quyền xin vay 800 tỷ đồng bổ sung cho nguồn vốn lưu động đang bị thiếu hụt để duy trì dòng tiền hoạt động, tránh nguy cơ dừng hoạt động.
Nguyên nhân được VNR đưa ra là do 2 năm ảnh hưởng dịch Covid-19, Tổng công ty dự kiến lỗ hơn 2.200 tỷ đồng, như vậy chỉ còn khoảng gần 1.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu nhưng lại ở tài sản, không phải tiền mặt. Riêng năm 2021, VNR dự kiến lỗ 942 tỷ đồng.
Trẻ em chạy trước tranh tường graffiti về coronavirus trong khu ổ chuột Kibera ở Nairobi, Kenya - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2021
Đại dịch COVID-19
Chuyên gia nêu tên hậu quả tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19
Bên cạnh đó, VNR cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải làm việc với các địa phương để tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông bằng đường bộ đến các ga lập tàu và từ ga dỡ hàng đi tiêu thụ; chú trọng đẩy mạnh vận tải hàng hóa; tìm kiếm nguồn hàng để nâng cao sản lượng và tăng doanh thu vận tải hàng hóa.
Theo báo cáo của VNR, trong tháng 8/2021, sản lượng vận tải hành khách của Tổng công ty chỉ hơn 8.640 lượt, đạt 24,8% kế hoạch và chỉ bằng 6,5% so với cùng kỳ. Vận tải hàng hóa cũng đang có dấu hiệu chậm lại, thậm chí sản lượng giảm do thiếu nguồn hàng và vận chuyển khó khăn hơn. Tổng doanh thu vận tải đường sắt trong tháng 8 chỉ đạt 114,7 tỷ đồng, đạt 89,5% kế hoạch, bằng 66,4% cùng kỳ và là mức thấp kỷ lục từ trước đến nay.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала