Bảo vệ Gạo Việt Nam, không để thua kém Thái Lan, Ấn Độ

© Ảnh : Minh Trí - TTXVNCông nhân lao động làm việc tại Công ty TNHH Một thành viên xuất nhập khẩu – kinh doanh tổng hợp Mỹ Linh
Công nhân lao động làm việc tại Công ty TNHH Một thành viên xuất nhập khẩu – kinh doanh tổng hợp Mỹ Linh
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2021
Đăng ký
Việt Nam là tấm gương điển hình về chiến thắng đói nghèo, vươn lên mạnh mẽ sau chiến tranh. Sau hơn 35 năm Đổi mới, nông nghiệp Việt Nam có những bước tiến vượt bậc, từ nước thiếu lương thực, thành quốc gia luôn nằm trong top 3 thế giới về xuất khẩu gạo.
Tuy nhiên, trong khi Thái Lan và Ấn Độ đều đã có thương hiệu gạo quốc gia, gạo Việt Nam hiện mới chỉ được bảo hộ tại 22 nước trên thế giới. Nguy cơ mất thương hiệu gạo quốc gia còn hiện hữu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiến nghị Chính phủ cần khẩn trương cấp nhãn hiệu chứng nhận gạo Việt Nam/Vietnam Rice cho các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gạo để sớm xây dựng và bảo hộ thương hiệu gạo quốc gia của mình.

Nhãn hiệu gạo Việt Nam/Vietnam Rice được bảo hộ tại 22 quốc gia

Ngày 19/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc báo cáo và kiến nghị đối với quản lý sử dụng nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice.
Trong Tờ trình này, Bộ kiến nghị Thủ tướng cấp nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam/Vietnam Rice cho các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gạo.
Như Sputnik đã đưa tin, Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Chất lượng gạo của quốc gia Đông Nam Á này cũng được công nhận ngon nhất nhì trên toàn cầu.
 Dây chuyền chế biến, đóng gói gạo thành phẩm tại nhà máy chế biến lương thực Long An (thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam - Vinafood 2). - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
Gạo Việt Nam bị gian lận xuất xứ
Tuy nhiên, vấn đề hình thành thương hiệu gạo quốc gia, bảo vệ nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice tại châu Âu, Mỹ, những thị trường đối tác nhập khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam hay ngay tại sân nhà chưa được giải quyết triệt để.
Do đó, Tờ trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Thủ tướng được xem như bước đi quan trọng tiến tới việc nhanh chóng, thần tốc cấp nhãn hiệu chứng nhận gạo Việt Nam.
Trong Tờ trình, Bộ NN&PTNT nhắc lại việc Việt Nam thường xuyên nằm trong top 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, cùng với Thái Lan và Ấn Độ.
Tuy nhiên, sự thật là, gạo Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu quốc gia. Trong khi cả Ấn Độ và Thái Lan đều đã có những thương hiệu gạo quốc gia rất nổi tiếng như Thai Hom Mali hay Basmati với giá bán cao hơn nhiều so với gạo Việt Nam. Việc hình thành được thương hiệu gạo quốc gia của những nước này cũng giúp xây dựng hình ảnh sản phẩm, tăng giá trị xuất khẩu và khẳng định quyền “sở hữu” đối với nhãn hiệu gạo nước mình.
Bộ Nông nghiệp xác định, với định hướng thay đổi chiến lược, tập trung chuyển hướng vào nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam, góp phần thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị tăng, phát triển bền vững, từ 21/5/2015, Thủ tướng Chính phủ (thời nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) đã ban hành Quyết định số 706 phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Trên cơ sở các Quyết định của Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 3340/QĐ-BNN-CB ngày 20/8/2015 triển khai Kế hoạch hành động.
“Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Đề án là xây dựng Nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice và đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận trong nước và quốc tế”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu rõ.
Với những nền tảng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành xây dựng và đăng ký sở hữu nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam ở Việt Nam theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Một nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng lúa ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.05.2021
Việt Nam có thể mất quyền tham gia cuộc thi ‘Gạo ngon nhất thế giới’?
Từ ngày 9/8/2018, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Giấy chứng bảo hộ nhận nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice và có hiệu lực trong 10 năm cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sau đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam/Vietnam Rice tại Bộ Khoa học và Công nghệ theo yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống của Nghị định thư Madrid chỉ định đăng ký tại 20 quốc gia/khu vực, tổng số gồm 62 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tính đến nay, nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice đã có 19 quốc gia chấp nhận bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu thông thường gồm Nga, Indonesia, và OAPI và 17 nước châu Phi là Benin, Burkina Faso, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Comoros, Cộng hòa Congo, Bờ Biển Ngà, Guinea Xích đạo, Gabon, Guinea, Guinea Bissau, Mali, Mauritania, Niger, Senegal và Togo.
Ba nước Trung Quốc, Brunei và Na Uy đã thông báo bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận.
Như vậy, hiện tại, nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice được bảo hộ tại Việt Nam và 22 quốc gia, bao gồm cả nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu chứng nhận. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang là chủ sở hữu nhãn hiệu này.

Vì sao phải cấp nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam/Vietnam Rice cho doanh nghiệp?

Cũng theo Tờ trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến 17/9/2018, nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice đã được công bố trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
Tuy nhiên, do một số sơ suất của WIPO khi ghi nhận đăng ký, khi được công bố trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới và được thông báo tới các quốc gia thành viên, nhãn hiệu Vietnam Rice được ghi nhận là “nhãn hiệu thông thường” chứ không phải là “nhãn hiệu chứng nhận”.
Do đó, Việt Nam cũng đã yêu cầu WIPO đính chính lại thành “nhãn hiệu chứng nhận”. Đến ngày 13/3/2019, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới đã xác nhận thực hiện đính chính lại sai sót trên.
Gạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2021
Việt Nam có mất thương hiệu gạo ST25 ngon nhất thế giới?
Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp Việt Nam cho biết, theo quy định quốc tế, trong vòng 18 tháng kể từ ngày được công bố (28/3/2019), các nước trong Hệ thống Madrid phải ra thông báo quyết định từ chối bảo hộ đăng ký hoặc yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung tại quốc gia thành viên đó.
Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, việc cấp Nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam/Vietnam Rice cho các đơn vị kinh doanh và xuất khẩu gạo là cấp thiết nhằm nâng cao sự nhận biết của các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm gạo của Việt Nam.
“Đồng thời, tạo cơ sở để củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, góp phần phòng chống hàng giả, hàng nhái Nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh.
Mặt khác, Bộ Nông nghiệp nêu rõ, theo quy định của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và luật quốc gia của một số nước thành viên Hệ thống Madrid, sau từ 3-5 năm kể từ ngày công nhận nhãn hiệu và cấp mã số bảo hộ mà không sử dụng nhãn hiệu chứng nhận thì sẽ bị tước quyền bảo hộ.
“Cần khẩn trương cấp Nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam/Vietnam Rice cho các đơn vị kinh doanh và xuất khẩu gạo”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị.
Bộ Nông nghiệp Việt Nam cũng đề xuất cần tăng cường các hoạt động tuyên truyển phổ biến cho các doanh nghiệp và các bên liên quan về việc sử dụng Nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice trên thị trường thế giới.

Xây dựng Nghị định quản lý sử dụng nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice

Cùng với đó, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định quản lý sử dụng nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice theo trình tự thủ tục rút gọn nhanh chóng, thuận tiện (căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 19 và khoản 1 Điều 146 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nhấn mạnh đây sẽ là cơ sở pháp lý cao nhất cho việc phát triển thương hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice.
Ruộng lúa - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2021
Việt Nam không thể để mất thương hiệu gạo ngon nhất thế giới vào tay nước ngoài
Dự kiến những nội dung của dự thảo Nghị định quy định về trình tự, thủ tục quản lý sử dụng Nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice, cấp quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận, tiêu chí, tiêu chuẩn về quyền sử dụng nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice.
Song song với hoạt động xây dựng biểu trưng, hệ thống nhận diện cho nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tiến hành xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về gạo làm cơ sở cho việc sử dụng nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice trong thực tế.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng 3 tiêu chuẩn quốc gia về gạo là TCVN 11888-2017 gạo trắng, TCVN 11889:2017 gạo thơm trắng và TCVN 8368:2010 gạo nếp trắng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала