Thịt heo ‘rớt giá’, rau xanh ‘phi mã’: Bất ngờ tiếp theo nào cho người dân?

© Sputnik / Vitaliy Timkiv / Chuyển đến kho ảnhThịt heo
Thịt heo - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - “Bình thường mới” quay trở lại nhưng giá cả các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như thịt heo (thịt lợn), rau xanh v.v. tiếp tục có những biến động khó lường khiến người dân “đỡ không kịp”.
Vừa qua, giá thịt heo (thịt lợn) người nông dân bán ra rất thấp, nhưng giá thành phẩm bán cho người tiêu dùng lại rất cao. Cùng với việc thời tiết thay đổi khiến mặt hàng rau xanh cũng khan hiếm, tăng giá chóng mặt.

Thịt heo “rớt giá” vì đâu?

Liên quan đến vấn đề giá thịt heo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho biết, Bộ sẽ sẽ phối hợp với các bộ, cơ quan để giải quyết vấn đề lưu thông, không bị tắc ở khâu vận chuyển. Vì thời gian qua do dịch bệnh làm phát sinh chi phí, thương lái sẽ trừ vào giá thành, đẩy giá xuống để bù lại.
“Tôi vừa trực tiếp đi một số trang trại chăn nuôi và tôi cũng mới báo cáo với Thủ tướng về việc này. Ở đây, phía truyền thông cũng nên cân nhắc, vì đánh vào cảm xúc người nông dân dễ lắm, nhưng ngược lại có thể tạo ra những hiệu ứng về giá cả. Đơn cử thông tin hiện đang tồn đọng 8 triệu con heo trong chuồng, thông tin không chính xác như vậy khiến người nông dân lo ngại và họ phải bán nhanh, bán tháo bằng mọi giá. Cùng lúc nhiều người bán, thị trường lại bị đứt gãy do Covid-19. Trong khi đó, giá cả được quyết định đơn thuần dựa vào cung và cầu, bây giờ thêm yếu tố cảm xúc nữa sẽ dẫn đến hiệu ứng dây chuyền” - Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.
Quầy hàng thịt lợn mở bán ở chợ Phường 5 phục vụ người dân thành phố Đông Hà.
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2021
Vượt Trung Quốc, giá thịt lợn tại Việt Nam đang cao nhất thế giới?
Người đứng đầu Bộ NN&PTNT giải thích thêm rằng, do hệ thống siêu thị có những đơn hàng đã đặt trước từ 5 đến 7 tháng, khi biến động giá nguyên liệu và bán ra, các siêu thị cũng không được thay đổi giá. Đây cũng là kiến nghị từ phía siêu thị. Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ:
“Bà con nông dân cũng nói với tôi, cùng lúc bán khoảng 40 con, thương lái thu mua, đem về lò mổ và vẫn nuôi tiếp 5 - 15 ngày, bán theo nhu cầu thị trường. Họ phải chịu thức ăn cho heo, tiền lưu kho, lưu bãi… Do đó, báo chí khi đưa tin cần gặp người nuôi, thương lái, nhà phân phối, bình tĩnh phân tích trong cả chuỗi cung ứng, xem nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng đó, nguyên nhân nào lớn, nguyên nhân nào nhỏ để tháo gỡ”.

Giá rau xanh “phi mã”

Không chỉ xảy ra ở mặt hàng thịt heo, giá rau xanh trong tuần qua cũng tăng chóng mặt khiến người tiêu dùng Hà Nội giật mình.
Theo ghi nhận, tại các chợ truyền thống, giá rau xanh tăng gấp đôi. Ví dụ, rau muống từ 10.000 đồng/mớ tăng lên 24.000 đồng/mớ, mồng tơi, cải xanh tăng gấp ba với giá 15.000 đồng/mớ khi trước chỉ 5.000- 7.000 đồng/mớ.
Trao quà hỗ trợ cho người dân tại Chợ 0 đồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2021
Giá thực phẩm toàn cầu gia tăng, phá kỷ lục 60 trong vòng năm qua
Tại các hệ thống siêu thị, lớn cho thấy giá rau xanh cũng đang "treo" ở mức cao, ví dụ như rau muống 21.000 đồng/mớ, bắp cải 23.000 đồng/bắp, cà chua gần 30.000 đồng/kg…
Nguyên nhân giá rau tăng được tiểu thương chia sẻ là do 2 tuần gần đây Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận mưa liên tục dẫn đến rau bị hư hỏng nhiều.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, việc thời tiết ảnh hưởng đến giá cả nông sản, gây khan hàng cục bộ thường xuyên xảy ra, đặc biệt với mặt hàng rau củ. Tuy nhiên, nhiều năm Hà Nội vẫn chưa có phương án bổ sung nông sản từ các tỉnh thành nên người tiêu dùng thi thoảng lại bị "ngã ngửa" với giá cả.
Từ tháng 4 tới nay, Xưởng chế biến chè Truyền Thống, huyện Thanh Chương, đã đóng sẵn hàng nhưng không có vỏ container để xuất chở hàng đi. Vì vậy, trong kho bãi vẫn còn tồn dư 200 tấn hàng chè búp khô chưa thể xuất được
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2021
Vượt Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam là thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất của Campuchia
Về vấn đề này, quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, tình hình sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản còn rất nhiều khó khăn trong quý IV/2021, do đó, ảnh hưởng nhất định đến việc chuẩn bị phục vụ cho Tết dương lịch và Tết Nguyên đán. Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan đề nghị:

“Các địa phương cần tiếp tục rà soát sản phẩm đặc sản có thế mạnh của vùng miền để gắn kết những tiêu chí, tiêu chuẩn về chất lượng, số lượng với thị trường, phù hợp với nhu cầu thị hiếu, cân đối cung cầu trên thị trường”.

Thừa nhận chưa làm tròn trách nhiệm

Do tác động dai dẳng của dịch Covid-19, Bộ trưởng Lê Minh Hoa cũng thẳng thắn nhận trách nhiệm khi ngành nông nghiệp chưa làm tròn trách nhiệm. Tuy nhiên, ông Hoa cũng nêu lên thực tế rằng, ngay cả trong điều kiện bình thường, vấn đề cung cầu thị trường không thể nào cân bằng tuyệt đối, đặc biệt càng biến động trong đại dịch.
“Đúng là ngành nông nghiệp có trách nhiệm ngay trong điều kiện bình thường, chưa dự báo và điều tiết được, vấn đề này cần được chấn chỉnh lại. Vì thế, tôi mới nói về câu chuyện mù mờ, nền sản xuất của mình mù mờ, tiêu dùng mù mờ, trung tâm phân phối cũng mù mờ… nhiều điểm mù mờ gặp nhau nên vậy” - Bộ trưởng Lê Minh Hoan thừa nhận.
Các chuyên gia CIRAD (Pháp) cùng các nhà báo tham dự Tọa đàm khoa học - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
Hướng phát triển nào cho nông nghiệp Việt Nam?
Ông Hoan cũng chỉ ra một số thiếu sót của ngành nông nghiệp Việt Nam cần phải được khắc phục để thích ứng linh hoạt với “bình thường mới”. Ông cho biết:
“Xưa nay ngành nông nghiệp xem sứ mệnh của mình là khuyến khích sản xuất, nên cứ sản xuất và đi theo dõi sản xuất, xem địa phương có bao nhiêu lúa, cá, tôm… nhưng đó không phải là kinh tế. Khi nào sản phẩm ra thị trường mới là kinh tế, còn như vậy chỉ là nông sản thô đang nằm trên đồng thôi. Mình nhầm lẫn cái đó nên bây giờ phải làm sao không mù mờ, muốn vậy phải có số liệu đầy đủ, khoa học”.

Bộ không “vô tâm”, không đứng ngoài cuộc

Nhằm giải quyết khó khăn của ngành nông nghiệp do Covid-19, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, vaccine là yếu tố quyết định tính ổn định trở lại của thị trường, đồng thời đưa ra các kịch bản đa dạng ứng phó với các khả năng có thể xảy ra.
“Tôi hy vọng, với chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với độ phủ vắc xin cao, chiều hướng thị trường sẽ tốt hơn. Nên chúng ta phải đưa ra nhiều kịch bản để làm sao tết này đảm bảo cung- cầu. Bộ sẽ bám sát thị trường, chúng tôi đang thống kê lại, vì từ trước đến nay thống kê đơn giản quá, như vậy không được” - Bộ trưởng Hoan nêu rõ.
Hơn nữa, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng mong muốn báo chí cùng với Bộ trưởng, với ngành tìm ra giải pháp hiệu quả. Ông Hoan cho rằng, Bộ trưởng không phải người quyết định tất cả mọi câu chuyện thị trường.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp BCĐ Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2021
Đại dịch COVID-19
Covid-19: Thủ tướng yêu cầu thống nhất chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương
Xuất phát từ thực tế, số liệu vừa rồi ngành nông nghiệp làm chưa sát vì chăn nuôi còn nhỏ lẻ, người đứng đầu ngành nông nghiệp Việt Nam cũng lưu ý phải phân tích lại theo từng thời điểm, rà soát lại nhu cầu tiêu dùng dịp Tết trong nhiều năm để đưa ra kịch bản thích hợp. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết thêm:
“Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ NN&PTNT tổng hợp nhu cầu vắc xin của toàn bộ chuỗi ngành hàng nông nghiệp, để Bộ Y tế phân bổ vắc xin, tập trung chuỗi ngành hàng nông sản phục vụ dịp tết để giảm chi phí, tăng giá cho người nông dân. Tôi cũng mong người dân cố gắng bình tĩnh. Bộ sẽ làm hết trách nhiệm chứ không vô cảm. Cái khó nhất là yếu tố đầu vào, việc này cũng thuộc về trách nhiệm nhà nước, làm sao để giảm tối đa chi phí cho bà con nông dân”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала