Nhật Bản sẽ sản xuất tàu biển an toàn cho hành tinh

© AP Photo / Emily Wangtàu tuần tra Nhật Bản
tàu tuần tra Nhật Bản  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Công ty Nippon Yusen Kabushiki Kaisha của Nhật Bản (còn được gọi là NYK Line) chủ trương giảm tác động của giao thông đường thủy tới khí hậu và làm nó an toàn hơn đối với hành tinh, Reuters đưa tin.
NYK Line, cùng với các công ty Japan Engine, IHI Power Systems, Nihon Shipyard và Nippon Kaiji Kyokai, dự kiến năm 2024 sẽ chế tạo ra một loại tàu kéo mới và năm 2016 là tàu chở khí đốt mới - chạy bằng khí amoniac. Nhiên liệu chạy hai loại tàu nói trên sẽ được bổ sung thêm dầu mazut (FO) để động cơ không bị chết máy đột ngột vì amoniac là chất khó bắt lửa. Việc hiện đại hóa đội tàu sẽ tiêu tốn khoảng 108 triệu USD, phần lớn kinh phí được trích từ quỹ nhà nước dành cho những công trình đổi mới sáng tạo "xanh".
Amoniac được sử dụng để sản xuất phân bón và nguyên liệu công nghiệp, nhưng chất khí này cũng có thể trở thành một nguồn năng lượng “sạch” - nó không thải CO2 khi được đốt cháy. Việc áp dụng động cơ có thể hoạt động bằng khí amoniac sẽ giúp ngành đóng tàu đạt được các mục tiêu về cải thiện khí hậu - Tổ chức Hàng hải Quốc tế LHQ (IMO) yêu cầu đến năm 2050 phải giảm lượng phát khí thải từ vận tải đường thủy xuống 50% so với mức năm 2008.
Súp ramen - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2021
Ở Nhật xe tải chạy bằng nhiên liệu từ súp còn thừa
Tuy nhiên, theo ông Tsutomu Yokoyama Tổng giám đốc NYK Line, cho đến năm 2030 không thể đưa vào sử dụng đại trà tàu thủy chạy bằng khí amoniac - trước tiên cần phải thiết lập chuỗi cung ứng nhiên liệu toàn cầu. Theo kế hoạch phát triển năng lượng an toàn cho hành tinh, Nhật Bản dự kiến tăng mức tiêu thụ amoniac hàng năm từ 0 lên 3 triệu tấn vào năm 2030. Quốc gia châu Á này cũng sẽ cung cấp nhiên liệu thay thế từ Nga. Thỏa thuận hợp tác đã được quan chức hai nước ký kết tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông hồi đầu tháng 9 vừa qua.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала