Ukraina cáo buộc Mỹ phản bội họ vì Nga

© AFP 2023 / Sergei SupinskyKiev
Kiev - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden lựa chọn đường lối bình thường hóa quan hệ với Nga, việc này bị Ukraina coi là hành động phản bội, trang tin Strana.ua viết.
Trang tin dẫn link đến một bài báo đăng trên New York Times đánh giá các cuộc đàm phán giữa Washington và Moscow về an ninh mạng, mà theo tờ báo Mỹ là nhằm giảm căng thẳng giữa Moskva và Washington. Báo Ukraina lưu ý rằng sự thay đổi chính sách như vậy diễn ra sau cuộc gặp của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden.

"Ngay sau đó đã xảy ra hành động phản bội lớn đầu tiên <...> Biden từ bỏ lệnh trừng phạt đối với “Dòng chảy phương Bắc - 2”, và một tháng sau thì diễn ra các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí tại Geneva. <...> Hoa Kỳ có vẻ như đã quyết định thỏa thuận với Nga một cách êm đẹp chứ không phải bằng các biện pháp trừng phạt và tối hậu thư. Điều đó ở Ukraina, như được thể hiện qua thỏa thuận giữa Mỹ và Đức về “Dòng chảy phương Bắc - 2”, có thể bị đánh giá là một sự phản bội mới", - cổng thông tin viết.

Như nhà nghiên cứu chính trị Ruslan Bortnik nhận xét trong một cuộc trò chuyện với trang tin này, các cuộc tham vấn không công khai giữa Moskva và Washington có thể trở nên nguy hiểm đối với Ukraina.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt tay trong cuộc gặp ở Geneva tại Villa La Grange - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2021
Được biết Mỹ và Nga có cuộc đàm phán kín về an ninh mạng

"Thực tế các cuộc đàm phán bí mật ẩn chứa những thách thức và nguy cơ nhất định đối với chính quyền Ukraina. Mà cụ thể là họ có thể thỏa thuận chuyện gì đó về Ukraina. <...> Bản thân sự kiện đàm phán cho thấy rằng vấn đề Ukraina đang bị gạt sang một bên - để dành chỗ cho những lợi ích liên quan đến cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, vấn đề thương mại thế giới, chống COVID-19, và những lợi ích quốc gia của Mỹ và Nga nhằm củng cố đất nước", - ông nói.

Theo ông Bortnik, diễn biến sự kiện như vậy cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong thực tế chính trị, trong đó có cả quan hệ đối với Ukraina.
"(Việc đàm phán giữa Nga và Mỹ) cho thấy rằng phương Tây đang cố gắng tránh đối đầu với Nga, thất vọng khi không đạt được mục tiêu thay đổi "chế độ" trong lòng nước Nga và đang cố gắng tìm kiếm điều kiện để thiết lập một nền hòa bình lạnh, trong đó Ukraina thường bị đem ra làm cái giá để trao đổi", - chuyên gia giải thích.
Đặc biệt, điều này được thể hiện qua tình huống với “Dòng chảy phương Bắc - 2”, ông Bortnik kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала