Vì sao Việt Nam là một đối tác hấp dẫn với Anh và Pháp?

© Ảnh : TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính gặp Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về biến đổi khí hậu John Kerry
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về biến đổi khí hậu John Kerry - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo nhà báo người Đức Gerhard Feldbauer, Việt Nam đang trở thành một đối tác hấp dẫn trên bình diện quốc tế, nhất là đối với Anh, Pháp. Truyền thông Pháp cũng nhận định, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác song phương, trong các lĩnh vực y tế, hàng không vũ trụ và năng lượng tái tạo.

Đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp đi vào thực chất

Chiều 3/11 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp Việt Nam đã diễn ra đầy trang trọng, đặc biệt tại Điện Invalides ở thủ đô Paris, do bà Amelie de Montchallin, Bộ trưởng Chuyển đổi và Hành chính Công Pháp, chủ trì.
Trong không khí trang nghiêm, khi Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tiến vào sân chính của Điện Invalides, quốc thiều Việt Nam và quốc thiều Pháp được cử lên trang trọng.
Sau đó, Bộ trưởng Amelie de Montchallin mời Thủ tướng Phạm Minh Chính duyệt đội danh dự và tiếp đến Đội trưởng Đội quân nhạc tiến đến chào Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Ngay sau đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Amelie de Montchallin cùng bước tới thân mật chào hỏi các thành viên đoàn cấp cao hai nước dự lễ đón.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2021
Tại sao Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Pháp lúc này?
Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp đang trên đà phát triển tích cực. Hai nước có mối quan hệ hợp tác, gắn bó truyền thống qua các thăng trầm của lịch sử. Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Pháp thời gian qua đã tăng cường quan tâm, nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy quan hệ song phương.
Đặc biệt, 2 nước sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2023. Hiện, Pháp là bạn hàng lớn thứ 4, nhà đầu tư lớn thứ 2 và nhà tài trợ ODA hàng đầu của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).
Nhiều tập đoàn lớn của Pháp mong muốn đầu tư vào các dự án tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực hàng không, cơ sở hạ tầng và đô thị thông minh, năng lượng tái tạo, ứng phó biến đổi khí hậu, công nghệ cao.
Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ góp phần đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp đi vào thực chất, hiệu quả hơn.

Vì sao Việt Nam là một đối tác hấp dẫn với Anh và Pháp?

Trong cuộc viếng thăm 2 nước Anh, Pháp của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã có nhiều hoạt động gặp gỡ nhiều lãnh đạo cấp cao trên trường quốc tế nhất từ trước đến giờ.
Nhà báo, nhà sử học người Đức Gerhard Feldbauer cho rằng, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy vai trò và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam không chỉ trong khu vực mà còn trên bình diện quốc tế. Chuyên gia đánh giá:
"Những hoạt động quốc tế quan trọng này cho thấy Việt Nam là một điển hình trong việc đóng góp tích cực cho hòa bình, hợp tác quốc tế đa dạng, đa phương trên nhiều lĩnh vực trên cơ sở độc lập, tự chủ, bình đẳng".
Gerhard Feldbauer
Nhà báo, nhà sử học người Đức
Điểm lại những dấu mốc lớn trong quan hệ Việt - Pháp, nhà báo, nhà sử học Gerhard Feldbauer cho biết, Pháp và Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao từ trước năm 1975. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, quan hệ giữa hai nước không ngừng phát triển.
Điều này được minh chứng bằng nhiều chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước như chuyến thăm Việt Nam của các Tổng thống Pháp Jacque Chirac (năm 2004), Francois Hollande (năm 2016), hay chuyến tham dự Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) tại Paris của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (năm 2015).
Hai nước đã ký tuyên bố chung nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược năm 2013. Cho đến nay, Pháp trở thành một trong những đối tác châu Âu hàng đầu của Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2021
“Vũ khí ngoại giao” của ông Phạm Minh Chính
Về kinh tế, tổng kim ngạch thương mại giữa hai bên đạt gần 6,35 tỷ Euro (7,3 tỷ USD) trong năm 2020, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Pháp lượng hàng hóa trị giá 5,38 tỷ Euro và nhập khẩu lượng hàng hóa trị giá 965 triệu Euro.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp đạt hơn 2,21 tỷ Euro, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi Pháp xuất sang Việt Nam lượng hàng hóa trị giá 507,2 triệu Euro, tăng 33,3%. Các mặt hàng chính Pháp nhập khẩu từ Việt Nam là giày dép, hàng dệt may, thủy hải sản và các mặt hàng tiêu dùng khác.
Về đầu tư, Pháp là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ hai tại Việt Nam với hơn 375 dự án trị giá 3,7 tỷ USD. Hơn 2.500 bác sĩ Việt Nam đã hoàn thành chương trình tu nghiệp tại Pháp và hiện có hơn 7.000 học sinh, sinh viên Việt Nam học tập tại Pháp.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu máy móc công nghiệp, thiết bị hàng không, dược phẩm và hóa chất.
Theo vị chuyên gia Đức, trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, hai nước sẽ thảo luận về việc tăng cường hợp tác, củng cố hơn nữa quan hệ chiến lược song phương.
Qua đó, Việt Nam mong muốn tiếp tục mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Pháp, trong khi Pháp muốn đảm bảo vị thế của mình và mong Việt Nam mở cửa hơn nữa cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp Pháp.
"Với sự năng động, tích cực, những đóng góp và ảnh hưởng của mình, Việt Nam được coi là một cường quốc tầm trung trong khu vực, trở thành một đối tác hấp dẫn không chỉ trong khu vực mà còn trên bình diện quốc tế, nhất là đối với Anh và Pháp", ông Gerhard Feldbauer nhận định.

Sự tiếp nối chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Ngoài cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo cấp cao Pháp như Tổng thống Emmanuel Macron, Thủ tướng Jean Castex, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp Pháp.
Nhà báo, nhà sử học Gerhard Feldbauer chỉ ra rằng chuyến thăm Anh và Pháp của Thủ tướng Phạm Minh Chính là sự tiếp nối chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Nghị viện châu Âu và một số nước châu Âu như Sputnik đã đưa tin trước đó.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Áo - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2021
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và sứ mệnh quan trọng ở châu Âu
Theo ông Gerhard Feldbauer, các sự kiện này có ý nghĩa rất tích cực đối với quan hệ song phương giữa hai bên nói riêng, quan hệ ASEAN- Liên minh châu Âu (EU) nói chung.
Bởi, vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và trên trường quốc tế ngày càng tăng trong những năm gần đây. Năm 2017, Hà Nội đăng cai tổ chức Hội nghị Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Năm 2020, Việt Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN; đảm nhận cương vị ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, được bầu với sự tín nhiệm cao kỳ lục (192/193 số phiếu ủng hộ).
Vị chuyên gia này cũng lưu ý rằng Pháp sẽ đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng châu Âu trong 6 tháng đầu năm 2022. Do đó chuyến thăm này của Thủ tướng Phạm Minh Chính không chỉ củng cố quan hệ hợp tác song phương Việt-Pháp mà còn thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa EU và ASEAN.

Truyền thông Pháp: Chuyến thăm sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực

Ngày 2/11, nhật báo kinh tế La Tribune đưa tin trong khuôn khổ chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngoài tăng cường hợp tác y tế, Việt Nam và Pháp sẽ ký kết nhiều thỏa thuận trong các lĩnh vực hàng không vũ trụ, cơ sở hạ tầng, năng lượng tái tạo và công nghệ cao.
Theo nhận định của nhật báo Pháp, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, khi đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở Việt Nam.
Do đó, 'ngoại giao vaccine' là một trong những trọng tâm của chuyến thăm này. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kiến sẽ thăm Viện Pasteur và cơ sở nghiên cứu và phát triển của Sanofi tại Vitry-sur-Seine.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam tại Anh - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2021
Thành công lớn trong việc kí kết hợp tác giữa Việt Nam và tập đoàn AstraZeneca
Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng sẽ gặp gỡ đại diện Liên đoàn Y tế Pháp-Việt được thành lập năm 2015, quy tụ khoảng 20 hiệp hội và chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nhân lực y tế, chuyển giao kinh nghiệm cũng như cấp thiết bị y tế cho Việt Nam.
Trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng COVID-19, Việt Nam đã trao tặng hàng trăm nghìn chiếc khẩu trang cho Pháp khi Pháp còn chưa sẵn sàng đối mặt với đại dịch.
Đáp lại, tháng Chín vừa qua, Paris đã hỗ trợ 672.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca cho Việt Nam. Do đó, sự hỗ trợ y tế đúng thời điểm này góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ song phương.
Là thành viên của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, Việt Nam đã sử dụng "sức mạnh mềm" để nâng cao vai trò nòng cốt trong quan hệ giữa châu Á và châu Âu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch toàn cầu Tập đoàn Pacific Land Pattrick McKillen - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính đang làm gì ở Anh?
Cùng nhận định giống với nhà báo người Đức được nêu ở trên, nhật báo La Tribune cho biết hợp tác thương mại là một trong những động lực chính của quan hệ hai nước, theo đó Pháp là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ ba ở Việt Nam và cũng là nước viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn thứ ba cho Việt Nam.
Chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ là cơ hội để thúc đẩy quan hệ thương mại song phương. Do khủng hoảng y tế, trao đổi thương mại giữa hai nước giảm xuống còn 6,3 tỷ euro trong năm ngoái.
Báo trên cũng dự đoán có thể sẽ có một số hợp đồng lớn được ký kết tại Paris trong các lĩnh vực hàng không vũ trụ, cơ sở hạ tầng, năng lượng tái tạo, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và công nghệ cao.
Các thỏa thuận này sẽ mang lại lợi ích cho một số tập đoàn lớn của Pháp như Airbus, Thales, EDF, Total hay Air Liquide vốn đã cam kết tham gia các dự án đầu tư tại Việt Nam.
Việt Nam cũng đang nỗ lực tiếp cận thị trường Pháp và châu Âu với các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản như gạo, càphê và tôm.
Để làm được điều này, hai nước đã ký tắt phần lớn các văn bản pháp lý cần thiết cho việc đẩy mạnh hợp tác theo chiều sâu như hiệp định khung về hợp tác kinh tế, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định chống đánh thuế 2 lần….
Hai bên cũng đã phối hợp và hợp tác tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала