Trung Quốc bước vào cuộc chạy đua với Hoa kỳ để trở thành thủ lĩnh trong thương mại kỹ thuật số

© Sputnik / Alexey Malgavko / Chuyển đến kho ảnhMàn hình máy tính xách tay.
Màn hình máy tính xách tay. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.11.2021
Đăng ký
Trung Quốc đã nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số DEPA. Các nước tham gia thỏa thuận hiện nay là Singapore, New Zealand và Chile. Canada cũng đang xem xét việc ký kết thỏa thuận trên.
Trước đó, Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ ý tưởng về việc ký kết một hiệp định thương mại kỹ thuật số toàn diện, sẽ bao gồm toàn bộ khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Như vậy, Trung Quốc đang bước vào cuộc chạy đua với Hoa Kỳ để giành vị trí thủ lĩnh trong lĩnh vực thương mại kỹ thuật số.

Chuyển sang môi trường kỹ thuật số

Thỏa thuận DEPA ba bên hiện quy định về sự hài hòa của các phương pháp tiếp cận và tăng cường hợp tác giữa các nước tham gia về các vấn đề thương mại kỹ thuật số. Trong số những điều khoản của thỏa thuận có việc phát triển một hệ thống số nhận dạng kỹ thuật số an toàn sẽ được tất cả các bên tham gia thỏa thuận công nhận. Tiêu chuẩn hóa hóa đơn trong thương mại điện tử, giảm thời gian và khối lượng chứng từ thông quan, tích hợp fintech vào thương mại điện tử, các quy tắc thống nhất cho việc sử dụng dữ liệu và trao đổi xuyên biên giới - tất cả những điều này sẽ tạo điều kiện cho việc đơn giản hóa thương mại kỹ thuật số đối với hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia tham gia, cũng như giảm chi phí giao dịch.
Cảng Nam Hải Đình Vũ, Hải Phòng - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2021
'Chớp' cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, các doanh nghiệp vận tải hàng hải Việt Nam lãi đậm
Trong kỷ nguyên số hóa, nhiều quốc gia đã có nhiều hiệp định song phương khác nhau để hài hòa hóa các chế độ thương mại điện tử. Tuy nhiên, thỏa thuận DEPA, đặc biệt nếu nó được mở rộng, sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng thương mại kỹ thuật số trên toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Đầu năm nay, Hoa Kỳ đã công bố khả năng ký kết một thỏa thuận về thương mại kỹ thuật số với các nước châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Úc, Canada, Nhật Bản, Malaysia và Singapore. Như Bloomberg dẫn các nguồn tin riêng của mình trong Nhà Trắng cho hay, chính quyền Biden đang tìm cách mở rộng hợp tác toàn diện với các nước châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả về thương mại kỹ thuật số. Thỏa thuận có thể sẽ được xây dựng dựa trên các hiệp định thương mại kỹ thuật số hiện có như DEPA.

Cuộc chiến giành ảnh hưởng trong khu vực

Khi các quá trình kinh tế và thương mại toàn cầu ngày càng chuyển sang môi trường kỹ thuật số, việc hài hòa các quy tắc thương mại điện tử đang trở thành một ưu tiên mới đối với các quốc gia đang đấu tranh để mở rộng ảnh hưởng kinh tế và thương mại của mình. Zhou Nianli, giáo sư tại Viện Nghiên cứu WTO tại Đại học Kinh tế Thương mại chia sẻ với Sputnik rằng, vì Mỹ vẫn chưa có những bước đi cụ thể theo hướng này, việc Trung Quốc gia nhập DEPA có thể mang lại cho Bắc Kinh rất nhiều điểm bổ sung trong cuộc chạy đua với Mỹ về ảnh hưởng trong khu vực.).
Trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, Hoa Kỳ đã đơn phương rút khỏi TPP, trong khi ban đầu Hoa Kỳ được thúc đẩy như một đối trọng trước ảnh hưởng kinh tế và thương mại ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Trump cho rằng thỏa thuận này không có lợi cho Hoa Kỳ vì nó tước đi việc làm của những bộ phận dân cư Mỹ ít được bảo vệ nhất. Nhật Bản đã nắm bắt sáng kiến này và hình thành nên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 11 nước còn lại. Hiệp định này nhìn chung bao gồm tất cả các điểm chính của thỏa thuận trước đó, với mục tiêu là tạo ra một thị trường duy nhất ở khu vực Thái Bình Dương tương tự như thị trường châu Âu.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2021
Zakharova chỉ trích các hoạt động của NATO ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Tuy nhiên, thiếu đi Hoa Kỳ, hiệp hội thương mại này không có một đầu tàu kinh tế rõ ràng. 11 nước tham gia CPTPP chỉ chiếm 11% GDP thế giới. Trung Quốc đang tìm cách lấp đầy khoảng trống, với việc Bắc Kinh xin gia nhập CPTPP trong năm nay. Nếu đơn được chấp nhận, Trung Quốc sẽ tham gia CPTPP và trở thành động lực không thể tranh cãi thúc đẩy sự phát triển thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Điều quan trọng với Hoa Kỳ là quốc gia này phải tìm ra những cách thay thế để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, bởi vì ngay cả chính quyền Biden cũng không thể đưa Hoa Kỳ trở lại CPTPP. Nhiều người Mỹ nhận thấy việc nước họ tham gia vào các sáng kiến ​​thương mại quốc tế như CPTPP là không có lợi. Do đó, việc Hoa Kỳ quay trở lại hiệp định sẽ là một quyết định cực kỳ mơ hồ từ quan điểm chính trị trong nước.
© AP Photo / Eugene HoshikoComprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP)
Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP) - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2021
Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP)
Theo tính toán của WTO, tăng trưởng thương mại có thể được đẩy nhanh trung bình 2% mỗi năm vào năm 2030 thông qua sự ra đời của các công nghệ kỹ thuật số. Nắm bắt sáng kiến ​​trong việc phát triển thương mại kỹ thuật số quốc tế có thể là một cách thay thế để mở rộng ảnh hưởng kinh tế. Cả Washington và Bắc Kinh đều hiểu điều này. Ngoài tinh thần cạnh tranh còn có những động cơ thực dụng. Thật vậy, khác với thương mại truyền thống, khi chỉ có hàng rào thuế quan đóng vai trò là một trở ngại, đối với thương mại kỹ thuật số có thể có nhiều hạn chế khác. Do đó, để kích thích thương mại điện tử quốc tế, điều quan trọng là các quốc gia phải làm việc cùng nhau để hài hòa các chế độ thương mại, quy định, khuôn khổ pháp lý và các cơ chế khác, chuyên gia giải thích.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала