Hàng ngàn lon sữa cứu trợ về TP.HCM gần 1 tháng chưa được lấy ra, trách nhiệm thuộc về ai?

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Xuân KhuBà Tô Thị Bích Châu (ở giữa) Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.HCM
Bà Tô Thị Bích Châu (ở giữa) Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Đại biểu Tô Thị Bích Châu đề nghị làm rõ trách nhiệm trong chuyện 22.000 lon sữa từ Australia viện trợ cho trẻ em TP.HCM trong đại dịch nhưng gần 1 tháng chưa lấy ra được. Tổng cục Hải quan và các bên liên quan phản ứng như thế nào?

Để “không cần nhờ vả, quen biết mà việc vẫn chạy”

Nghị trường kỳ họp Quốc hội sáng 9/11 xôn xao khi Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.HCM, đại biểu Quốc hội Tô Thị Bích Châu dẫn chứng câu chuyện lô hàng với hơn 22.000 lon sữa do đồng bào ta ở Australia ủng hộ cho trẻ em khó khăn trong đại dịch Covid-19 tại TP.HCM.
Bà Châu cho biết, khi đợt dịch thứ tư bùng phát tại địa phương, làm hơn 400.000 người nhiễm và gần 17.000 người tử vong. Về công tác phòng, chống dịch và các mục tiêu thực hiện nhiệm vụ cho cuối năm 2021, đầu năm 2022, nữ đại biểu băn khoăn khi chưa thấy giải pháp thúc đẩy sự mạnh dạn, ý thức của bộ, ngành, địa phương, nhất là đơn vị tham mưu.
Theo bà, phải làm sao để thấy được trách nhiệm của các cơ quan này trong việc tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn, không phải cứ khó thì về địa phương, dễ và đúng quy định thì Trung ương làm.
Với những việc mà địa phương cần xin ý kiến trong tình cảnh “nước sôi lửa bỏng”, nữ đại biểu cho rằng cần cơ chế cho sự đột phá.
COVID-19: Sư đoàn 330 ra quân giúp nông dân An Giang thu hoạch và vận chuyển nông sản - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2021
Chuyến hàng cứu trợ đầu tiên bằng Tàu Hải quân từ miền Tây về cho người dân TP.HCM
Bà dẫn chứng câu chuyện lô hàng với hơn 22.000 lon sữa do đồng bào ta ở Australia ủng hộ cho trẻ em khó khăn trong đại dịch Covid-19 tại TP.HCM. MTTQ TP đã xin ý kiến Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và Cục Thú y (Bộ NN&PTNT).
Trong khi Cục Thú y chỉ trong 2 ngày trả lời đồng ý, thì Cục An toàn thực phẩm lại đề nghị TP.HCM hỏi Chính phủ.

“Chúng tôi gửi công văn đến Chính phủ thì cũng giao về cho Cục An toàn thực phẩm trả lời, vậy tại sao không tham mưu luôn nêu chính kiến của mình?”, bà Châu nói.

Tô Thị Bích Châu
Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.HCM
Cho rằng cách làm của Cục An toàn thực phẩm là đúng quy trình nhưng không đúng tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bà tiếp tục đặt câu hỏi:
“Lô hàng cứu trợ TP.HCM về gần 1 tháng chưa lấy ra được là lỗi do ai?”
Từ đó, nữ đại biểu mong Chính phủ tạo ra cơ chế hành chính thực sự thông thoáng, quy được trách nhiệm của từng bộ, ngành và từng cán bộ trong việc tham mưu, để “không cần nhờ vả, quen biết mà việc vẫn chạy”.

“Chúng tôi cần một sự phân cấp mạnh, một hướng dẫn rõ ràng trong những tình huống như thế này”, nữ đại biểu TP.HCM nhấn mạnh.

Tổng cục Hải quan gửi công văn khẩn cho Hải quan TP.HCM

Ngay sau đó vào tối cùng ngày, Tổng cục Hải quan có công văn khẩn trả lời thắc mắc của Cục Hải quan TP.HCM về vướng mắc thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng viện trợ là lô hàng hơn 22.000 lon sữa do đồng bào ở Australia ủng hộ cho trẻ em trong dịch COVID-19.
Theo Tổng cục Hải quan, quy định của Luật an toàn thực phẩm thì hàng hóa viện trợ không thuộc trường hợp miễn kiểm tra an toàn thực phẩm.
Còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2021
Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam bị bắt, Tổng cục Hải quan nói gì?
Do vậy, tổng cục đề nghị Cục Hải quan TP trao đổi với UBND TP.HCM và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM thực hiện theo hướng dẫn trước đó của Cục An toàn thực phẩm là xin thẩm quyền giải quyết của Chính phủ.
Khi đó, lô hàng sẽ được miễn kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu do đang là hàng hóa nhập với mục đích phục vụ yêu cầu khẩn cấp. Để được xem xét giải quyết, trước khi tiếp nhận viện trợ, đơn vị tiếp nhận gửi công văn đề nghị Chính phủ cho ý kiến để làm các thủ tục nhập khẩu.
Tổng cục Hải quan cũng hướng dẫn Cục Hải quan cho phép đưa hàng hóa về bảo quản theo đề nghị của người khai hải quan.

Vấn đề thuộc chuyên ngành nhưng vẫn 'đùn đẩy', 'hành là chính'

Thông tin cụ thể về sự việc cho thấy, để làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em đến 36 tháng tuổi do kiều bào Úc ủng hộ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố đã làm công văn xin hướng dẫn đến Cục An toàn thực phẩm và Cục Thú y.
Đầu tháng 11, Cục An toàn thực phẩm có công văn trả lời hướng dẫn về thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm với nhóm hàng nhập khẩu dành cho mục đích biếu tặng thuộc thẩm quyền Thủ tướng/Chính phủ, chứ không khẳng định cụ thể hàng được miễn kiểm tra hay không.
Để hỗ trợ giải quyết thủ tục thông quan cho lô hàng, ngày 3/11, Cục Hải quan TP.HCM đã có văn bản gửi tổng cục báo cáo về lô hàng, đồng thời đề xuất chấp nhận miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với lô hàng này.
Chiều tối 25/7, chiếc máy bay chở hơn 1,5 triệu liều vaccine Moderna phòng COVID-19 đáp xuống Sân bay Quốc tế Nội Bài - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2021
Mỹ viện trợ vaccine cho Việt Nam: Không mục đích nào ngoài cứu dân
Lý do đề xuất này là theo Cục Hải quan TP, quy định ngày 20/10/2021 của UBND TP.HCM cho rằng lô hàng là khoản tiếp nhận viện trợ phi dự án và được Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn những lô hàng nhập khẩu theo mục đích biếu sẽ được miễn kiểm tra chuyên ngành và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng cục Hải quan.
Về cách xử lý của Cục An toàn thực phẩm, đại biểu Tô Thị Bích Châu (TP.HCM) cho rằng dù thẩm quyền thuộc bên chuyên ngành, nhưng tại sao cục không tham mưu luôn một văn bản nêu chính kiến của cục và tham mưu cho Chính phủ văn bản trả lời?!
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала