Thủ tướng: Nguy cơ tụt hậu nếu không có quyết sách kịp thời, phù hợp

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnKỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV: Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn
Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV: Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.11.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong 90 phút trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 11/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm rõ được mọi vấn đề mà ĐBQH thắc mắc. Ông nhấn mạnh, bối cảnh các quốc gia và đối tác lớn của Việt Nam đang trên đà phục hồi vừa là cơ hội để thúc đẩy KTXH, vừa là thách thức về nguy cơ tụt hậu của nước ta với xu hướng của kinh tế thế giới.
Sáng 11/11 đã diễn ra ngày cuối cùng của đợt 2 kỳ họp Quốc hội Khóa XV, ngay sau khi chất vấn 4 bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Đào Ngọc Dung, Nguyễn Kim Sơn và Nguyễn Chí Dũng, Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan mà đại biểu Quốc hội đề cập.
Trong suốt 90 trả lời chất vấn, người đứng đầu Chính phủ đã thắng thắn làm rõ tất cả các vấn đề mà Đại biểu Quốc hội đưa ra, không vòng vo, né tránh.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.11.2021
Thống đốc NHNN: "Rủi ro về lạm phát năm 2022 là rất lớn"
Kết thúc phiên trả lời chất vấn của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội kết luận sau 2,5 ngày làm việc, đã có 13 thành viên Chính phủ liên quan tham gia làm rõ thêm vấn đề đại biểu quan tâm, gồm Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và 12 bộ trưởng, trưởng ngành
Có 134 lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn (trong đó có 12 lượt đại biểu dành câu hỏi chất vấn Thủ tướng), 24 đại biểu tranh luận để làm rõ hơn vấn đề.
“Trong 2,5 ngày có tổng số 171 lượt ý kiến phát biểu tại hội trường”, ông Huệ khái quát và đánh giá việc chất vấn đã đổi mới, các đại biểu nắm chắc thực tiễn nên chất vấn ngắn gọn, rõ ràng.

Nhờ từng bước mở cửa, kinh tế có nhiều khởi sắc

Cũng giống như những phiên họp về phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch Covid-19 trước đây, Thủ tướng Chính phủ nhắc lại mục tiêu về tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) là khoảng 6-6,5%.
Đây là một trong 16 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội được đề ra cho năm 2022. Ngoài ra, mục tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; bội chi NSNN so với GDP khoảng 4%
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2021
Đại dịch COVID-19
Việt Nam nỗ lực 'bình thường mới', Thủ tướng đặt mục tiêu GDP cho năm 2022
Đến nay dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc và đang thực hiện lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh tại nhiều địa phương.
“Nhờ thực hiện lộ trình từng bước mở cửa nền kinh tế, tình hình KTXH tháng 10 chuyển biến tích cực và có nhiều điểm khởi sắc hơn so với tháng trước”, người đứng đầu Chính phủ nhận định.
Theo đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Thu hút vốn FDI 10 tháng đạt trên 20 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng trở lại. Thu ngân sách Nhà nước đạt khoảng 91% dự toán năm, tăng 5,5% so với cùng kỳ.
Đặc biệt, nhiều địa phương nỗ lực vươn lên mạnh mẽ trong phục hồi, phát triển KTXH gắn với kiểm soát dịch bệnh.
“Tuy nhiên, chúng ta còn rất nhiều khó khăn, thách thức cả trước mắt và lâu dài. Tình hình kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro; sức ép lạm phát tăng. Sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực còn rất khó khăn, nhất là du lịch, lưu trú, vận tải”, Thủ tướng nêu thực tế.
Ông đặc biệt nhắc đến tình trạng thiếu lao động cục bộ và đứt gãy một số chuỗi sản xuất, cung ứng cần sự nỗ lực rất lớn để khắc phục. Lao động, việc làm, đời sống tinh thần, vật chất của một bộ phận người dân tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Thực tế từ câu nói của ông Nguyễn Thiện Nhân: nước ta dành 2% GDP để chống dịch
Chính vì thế trong những tháng cuối năm 2021, Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ đang khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch và Chương trình phục hồi và phát triển KTXH.
Đặc biệt là đẩy nhanh tốc độ bao phủ tiêm vaccine trên toàn quốc, chủ động chuẩn bị thuốc điều trị và tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh để phát triển KTXH.

Thủ tướng: Việt Nam đi hai chân trong vấn đề vaccine

Về định hướng chiến lược tổng thể phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng khẳng định chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch nêu trong Nghị quyết 128 của Chính phủ là phù hợp, kịp thời.
Theo ông, nhờ đẩy mạnh công tác 'ngoại giao vaccine', tính đến ngày 11/11, Việt Nam nhập khẩu được 135 triệu liều vaccine.
Cùng với đó là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay, hiện tại đã tiêm được 96 triệu liều, tỷ lệ trung bình người trên 18 tuổi tiêm ít nhất một mũi đạt trên 86%, tiêm 2 mũi đạt khoảng 45%. Dự kiến trong tháng 11 và tháng 12 năm nay, chúng ta tiếp tục nhập khẩu khoảng 85,1 triệu liều vaccine, trong đó có vaccine cho trẻ em.
Nhân viên y tế tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax phòng COVID-19 giai đoạn 3. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2021
Tiềm năng nào cho vaccine Việt Nanocovax trong lần thẩm định thứ 2?
Khi được hỏi về việc tự chủ nguồn vaccine trong nước, Thủ tướng cho biết, riêng về vaccine 'Made in Vietnam', Bộ Y tế đã lập ra 2 cơ quan chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn là là Hội đồng Đạo đức và Hội đồng Cấp phép làm việc độc lập để đẩy nhanh tiến độ.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, về vấn đề vaccine trong nước thì an toàn vẫn là yếu tố quan trọng nhất:
"Vì tiêm sinh phẩm vào người nên vấn đề an toàn rất quan trọng", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng nêu một trong năm bài học từ công tác phòng, chống dịch:
"Chúng ta đang đi hai chân trong vấn đề vaccine, vừa đàm phán mua từ quốc tế vừa nghiên cứu sản xuất trong nước".
Người đứng đầu Chính phủ cũng nói về chủ trương 'công bằng vaccine' nhưng trên thực tế thì 'vẫn chưa được ông bằng lắm', đặc biệt là cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2021
Đại dịch COVID-19
Tình hình dịch ở Việt Nam, Thủ tướng ban hành công điện khẩn về tiêm vaccine
Ông giải thích nguyên nhân là do ban đầu, chúng ta còn ít vaccine nên phải ưu tiên cho tuyến đầu. Sau đó khi dịch được kiểm soát ở những thành phố lớn, vaccine về nhiều hơn nên bây giờ chúng ta đẩy mạnh vaccine để tiêm cho người dân khu vực này.

Quyết sách căn cơ giải quyết áp lực về dịch chuyển lao động “từ phố về quê”

Thủ tướng nêu về hiện tượng dịch chuyển của thị trường lao động thời gian vừa qua. Ông nhấn mạnh, cáii không bình thường là quản lý nhà nước còn có sơ hở nên việc dịch chuyển của người dân từ các thành phố về các vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã gây áp lực cho các tỉnh.
Để giải quyết vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu các giải pháp:
1.
Thứ nhất, Trung ương và địa phương phải phối hợp với nhau để xem xét về năng lực y tế, việc này chúng tôi đã chỉ đạo Bộ Y tế, bộ ngành liên quan như Tài chính, Kế hoạch đầu tư để có giải pháp hỗ trợ, trước hết là giải pháp nâng cao năng lực y tế cho các tỉnh này.
2.
Thứ 2 là tăng cường năng lực cung cấp vaccine, vừa qua do vaccine ít nên ưu tiên cho các đối tượng, vùng phức tạp nên vùng Đồng bằng sông Cửu Long chưa được ưu tiên nhiều nhưng sau đó khi các địa bàn như TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông cơ bản khống chế được dịch thì chuyển về cho Đồng bằng sông Cửu Long.
3.
Thứ 3 là an sinh xã hội, vừa qua ta có những chính sách an sinh xã hội.
4.
Thứ 4 là sự hỗ trợ kêu gọi hỗ trợ các thành phần kinh tế khác giảm áp lực cho Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Thủ tướng, quyết sách cho căn cơ nằm ở việc tạo sinh kế cho Đồng bằng sông Cửu Long – điều này có ý nghĩa quyết định.
Ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2021
Đại dịch COVID-19
Chủ tịch TP.HCM nói thành phố 'đang hồi sinh' và hiện tượng dòng người đổ về quê
Tạo được sinh kế, công ăn việc làm thì có thể trông vào nút thắt chính là hạ tầng, hạ tầng ở đây bao gồm: Hạ tầng về giao thông bao gồm về đường bộ đường cao tốc, hạ tầng giao thông thủy nội địa, hạ tầng chống biến đổi khí hậu. Thứ 3 là hạ tầng y tế giáo dục.
Theo thống kê mới nhất các ủy ban liên chính phủ đánh giá Đồng bằng sông Cửu Long không những ngập mà còn sụt lún. Ta phải khắc phục được cái này mới ổn định phát triển được.
Vừa qua, Chính phủ có Nghị quyết 120 tuy nhiên Nghị quyết muốn đi vào cuộc sống phải có cơ chế chính sách, có chủ trương.
"Chúng tôi đang suy nghĩ cơ chế chính sách xin các cấp có thẩm quyền, trong đó có Quốc hội có cơ chế chính sách để phát triển căn cơ cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giải quyết 3 hạ tầng này", Thủ tưởng thông tin.
Từ 3 hạ tầng này mới có các doanh nghiệp về đầu tư cả trong và ngoài nước, có các doanh nghiệp đầu tư mới tạo việc làm và sinh kế cho người dân, khi họ có việc làm thì yên tâm ở tại địa phương làm việc.

“Việc học trực tuyến không thể kéo dài”

Đề cập đến vấn đề dạy và học trong bối cảnh dịch bệnh, người đứng đầu Chính phủ nhận định đại dịch kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực giáo dục.
Theo ông, việc dạy và học trực tuyến toàn phần chỉ là giải pháp tình thế trong điều kiện chưa tiêm phủ vaccine cho học sinh và điều kiện phòng, chống dịch chưa đáp ứng yêu cầu.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn, giải trình trước Quốc hội - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.11.2021
Nỗ lực để chấm dứt một 'thời đại văn mẫu'
Đồng tình với ý kiến của nhiều vị đại biểu Quốc hội về việc học trực tuyến không thể kéo dài, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế khẩn trương xây dựng kế hoạch với lộ trình và phương án cụ thể để từng bước mở cửa lại trường học trong năm 2021
Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu để giải quyết các vấn đề liên quan sau:
Đẩy nhanh tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em;
Chuẩn bị tốt các điều kiện phòng, chống dịch tại trường học;
Tổ chức dạy học linh hoạt, bằng nhiều phương thức phù hợp với tình hình dịch bệnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong giáo dục.
Đặc biệt, Chính phủ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra, đánh giá phù hợp; rà soát tinh giản nội dung chương trình học.

Nguy cơ tụt hậu nếu không có quyết sách kịp thời, phù hợp

Về các chính sách, giải pháp hỗ trợ phục hồi và phát triển KTXH gắn với thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, Thủ tướng nêu bối cảnh nhiều quốc gia, đối tác lớn về thương mại, đầu tư của Việt Nam đang trên đà phục hồi mạnh mẽ.
Ông nhìn nhận đây vừa là cơ hội thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và phát triển KTXH, nhưng cũng vừa là thách thức lớn về nguy cơ tụt hậu, lỡ nhịp với xu hướng phục hồi của kinh tế thế giới nếu chúng ta không có những quyết sách, giải pháp linh hoạt, phù hợp, kịp thời, hiệu quả.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể giải trình làm rõ các vấn đề có liên quan. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.11.2021
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cam kết đưa dự án cao tốc Bắc - Nam về đích đúng năm 2023
Trong việc xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, Thủ tướng nhấn mạnh phương châm đặt ra là hỗ trợ đúng, kịp thời, khả thi, hiệu quả.
“Yêu cầu đặt ra là phải có những chủ trương, quyết sách đúng đắn, phù hợp và các cơ chế, chính sách hỗ trợ, kích thích với quy mô đủ lớn, phạm vi và thời gian phù hợp”, Thủ tướng quá triệt.
Ông yêu cầu đối tượng hỗ trợ tập trung vào người dân, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Đặc biệt là trong những ngành, lĩnh vực quan trọng bị ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19 với thứ tự ưu tiên, mức độ hỗ trợ, lộ trình phù hợp, khả thi.
Trong thời gian tới, Thủ tướng cho biết Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển KTXH sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала