Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Hội thảo Biển Đông lần thứ 13 bàn về điều gì?

© Ảnh : TTXVN - Bùi Lâm KhánhThứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu phát biểu tại hội thảo.
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu phát biểu tại hội thảo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Hội thảo Khoa học Quốc tế Biển Đông lần thứ 13 với chủ đề: “Nhìn lại quá khứ để có một tương lai tươi sáng hơn” được tổ chức vào 2 ngày 18 và 19/11 tại Hà Nội. Tham dự hội thảo có các diễn giả là Đại sứ EU Georgio Aliberti và đại sứ một số quốc gia khác tại Việt Nam.

Có 8 chủ đề xuyên suốt 2 ngày hội thảo

Ngày hôm nay 18/11, Hội thảo Khoa học Quốc tế Biển Đông lần thứ 13 với chủ đề: "Nhìn lại quá khứ để có một tương lai tươi sáng hơn" được khai mạc tại Hà Nội, bằng hình thức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến.
Sự kiện do Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) tổ chức trong 2 ngày 18-19/11, dự kiến thu hút sự tham dự của gần 700 đại biểu, học giả, chuyên gia, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế.
© Ảnh : TTXVN - Bùi Lâm KhánhKhai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13
Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2021
Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13
Hội thảo sẽ diễn ra tròng 2 ngày 18 và 19/11, quy tụ khoảng 40 diễn giả là các chuyên gia hàng đầu ở trong và ngoài nước. Cùng hàng trăm đại biểu là học giả hàng đầu thế giới, quan chức, ngoại giao đoàn và doanh nghiệp từ nhiều nước trên thế giới.
Trong đó có các diễn giả chủ chốt bao gồm: Cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd – Chủ tịch và CEO của Hội Châu Á (Asia Society); Cựu Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa; Bà Amanda Milling – Bộ trưởng Văn phòng Châu Á, Ngoại giao, Thịnh vượng chung và Phát triển của Vương quốc Anh;
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc gặp thượng đỉnh ảo với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.11.2021
Biển Đông
Vấn đề Đài Loan làm lu mờ xung đột Biển Đông trong cuộc hội đàm Tập Cận Bình - Biden
Phía Việt Nam có Đại sứ EU Georgio Aliberti, đại sứ một số quốc gia khác tại Việt Nam. Trong suốt 2 ngày diễn ra hội thảo sẽ có 8 phiên với các chủ đề:
Biển Đông trong bối cảnh toàn cầu thay đổi;
30 năm sau Chiến tranh Lạnh: Liệu có đang ấp ủ một cuộc chiến khác và làm thế nào ngăn ngừa chiến tranh lạnh bùng nổ thành xung đột;
Củng cố trật tự pháp lý trên Biển Đông: Đánh giá 5 năm qua;
Trung thực với sự thật: Lịch sử và Biển Đông; Xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hợp tác và kết nối;
ASEAN và QUAD trong cấu trúc khu vực;
Chuỗi cung ứng bị gián đoạn: Làm thế nào đảm bảo đường biển bền vững giữa Covid-19;
Thúc đẩy ngoại giao khoa học vì lợi ích chung trên biển; Sự minh bạch thông qua các công nghệ theo dõi.

Nhiều hoạt động quân sự 'khó đoán' đang diễn ra tại Biển Đông

Một ngày trước khi hội thảo diễn ra, Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, đã có những chia sẻ xung quanh sự kiện được tổ chức tại Học viện Ngoại giao, Hà Nội.
Theo Tiến sĩ Sơn, Biển Đông là chủ đề xuất hiện ngày càng nhiều trên các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế, từ Liên Hợp Quốc, hội nghị G20, G7 hay các sự kiện của ASEAN.
Tàu Trung Quốc ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2021
Biển Đông
Luật mới của Trung Quốc khiến nhiều người bối rối ở Biển Đông
Tiến sĩ Sơn thông tin thêm, Hội thảo Khoa học Biển Đông thường niên lần thứ 13 sẽ diễn ra trong hai ngày 18-19/11 tại Học viện Ngoại giao, Hà Nội.
"Qua những chia sẻ của các học giả, chuyên gia hàng đầu thế giới tại hội thảo này, chúng ta sẽ có những cái nhìn rõ hơn về tình hình, xu hướng ở Biển Đông và khu vực trong thời gian tới", ông Sơn nói.
Nhận định thêm về tình hình gần đây tại 'khu vực nhạy cảm' này, Tiến sĩ Sơn cho biết, các hoạt động theo hướng quân sự hóa ở Biển Đông khiến tình hình khu vực khó đoán, tăng nguy cơ đụng độ và gây nhiều lo ngại.
"Tình hình Biển Đông gần đây có những diễn biến phức tạp, với nhiều hoạt động trên mặt biển, dưới đáy biển, trên không và thậm chí trong không gian vũ trụ theo hướng quân sự hóa", ông Sơn quan điểm.
Lấy dẫn chứng ở việc Trung Quốc hồi tháng 8 thông qua luật hải cảnh mới, cho phép nổ súng vào tàu thuyền nước ngoài. Nước này cũng áp dụng luật an toàn hàng hải sửa đổi, yêu cầu tàu thuyền nước ngoài phải khai báo khi đi vào khu vực mà Trung Quốc tuyên bố là "lãnh hải".
Giới quan sát quốc tế cho rằng những hành động này của Trung Quốc đều tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng căng thẳng ở khu vực, thậm chí có thể gây ra xung đột do tính toán sai lầm.
Hay như vụ việc từng được Sputnik đưa tin trước đó về ảnh vệ tinh chụp ngày 17/10 do Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) công bố.
Tàu Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2021
Biển Đông
Việt Nam lên tiếng về việc Đội tàu gần 150 chiếc của Trung Quốc quay lại bãi Ba Đầu
Hình ảnh cho thấy gần 150 tàu nghi thuộc dân quân biển Trung Quốc đã bắt đầu tập trung tại bãi Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn của Việt Nam, sau nhiều tháng tản ra xung quanh.

"Trong bối cảnh Trung Quốc và các nước ASEAN đang nối lại đàm phán bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC), nhiều nhà quan sát, học giả khu vực bày tỏ quan ngại về các bộ luật mà Bắc Kinh mới ban hành, hay việc nhiều tàu Trung Quốc neo đậu dài ngày với số lượng lớn ở một số khu vực trên Biển Đông mà không rõ mục đích", ông Sơn chia sẻ.

Tiến sĩ Sơn nhận định sự gia tăng hiện diện của các nước ở Biển Đông cho thấy vai trò quan trọng của vùng biển này.
Không chỉ là tuyến hàng hải huyết mạch với thế giới, Biển Đông còn có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chịu nhiều tác động của đại dịch với sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng. Ông giải thích:
"Sự liền mạch của tuyến giao thông hàng hải Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Đó là lý do nhiều nước quan tâm tới Biển Đông".
Tuy nhiên cũng có rất nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực đều có mong muốn được đóng góp, thúc đẩy hợp tác để bảo đảm duy trì hòa bình, ổn định của vùng biển này. Bởi, Biển Đông không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á hay châu Á - Thái Bình Dương, mà còn có ý nghĩa với tình hình chung trên thế giới.
Thủy thủ Đài Loan trên tàu ngầm Hà Lan trong lễ khởi công nhà máy xây dựng tàu ngầm Cao Hùng - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2021
Biển Đông
Đài Loan 'thừa nhận' từng đưa tàu ngầm đến Trường Sa, lấy lý do 'bảo vệ các tuyến hàng hải'
Ngoài ra, củng cố và thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN như một nhân tố đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác đa phương ở khu vực cũng là một vấn đề quan trọng khi đề cập tới sự tham gia của các nước ở Biển Đông.
Biển Đông là chủ đề xuất hiện ngày càng nhiều trên các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế, từ Liên Hợp Quốc, hội nghị G20, G7 hay các sự kiện của ASEAN, Tiến sĩ Sơn khẳng định lại.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала